Bí mật đời sống tinh thần của Steve Jobs

Đã đọc: 2832           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Ai cũng biết, bí quyết thành công của Apple trong thế giới công nghệ chính là tầm nhìn, sự lãnh đạo và khả năng sáng tạo của Steve Jobs. Nhưng bí mật nào đứng sau thành công và tài năng của Steve Jobs thì lại rất ít được đề cập

Tim Cook từng tuyên bố, Sáng tạo là một phẩm chất có từ trong DNA của Apple. Nhưng phẩm chất nào có sẵn trong DNA của phù thủy Steve Jobs?

Cũng giống như mọi người, những phẩm giá mà Jobs có được thành hình trong quá trình trưởng thành và dưỡng dục. Ông sinh năm 1955 tại San Francisco và lớn lên cùng với lúc văn hóa hippi lên ngôi. Bob Dylan và The Beatles là hai thần tượng âm nhạc của ông. Ông chia sẻ với họ quan điểm chính trị, góc nhìn chống lại sự áp đặt và đôi khi cả sự nổi loạn của tuổi trẻ.  Theo một số người, sở dĩ Jobs đặt tên hãng là Apple cũng là vì lấy cảm hứng từ Apple Corps của tứ quái Beatles. Thậm chí ông đã từng học theo thần tượng của mình bay đến Ấn Độ để được "thanh lọc tinh thần" và thường xuyên đi lại quanh nhà hay văn phòng bằng chân trần.

Chính chuyến du lịch đến Ấn Độ đã giúp Jobs tiếp xúc với Phật giáo. Ít ai biết rằng, không phải cha xứ, mà một tăng lữ Ấn Độ có tên Kobun Chino mới là người chủ trì đám cưới giữa Jobs với vợ ông, bà Laurene Powell.

"Cuộc sống thật thông minh"

Tái sinh là một ý niệm quan trọng trong Phật giáo, và chính Apple đã được tái sinh khi Jobs quay lại lãnh đạo hãng, vực Apple từ bờ vực phá sản để trèo lên ngôi vương như hiện nay.

"Tôi tin rằng cuộc sống là một thực thể thông minh và mọi chuyện xảy ra đều không phải ngẫu nhiên", Jobs từng chia sẻ như vậy trong một cuộc phỏng vấn năm 1997 với tạp chí Time. Rõ ràng, thế giới đức tin của Jobs rất phức tạp và nó đã vượt ra khỏi ý thức hệ của Phật giáo. Nghiệp chướng là một ý niệm cũng rất quan trọng của Phật giáo, nhưng lại không tồn tại trong đức tin của Jobs. Bởi nếu e ngại nghiệp chướng, "Phù thủy" đã không công khai xỉa xói các đối thủ và cựu đồng nghiệp của mình, mỉa mai họ là những người "không có thị hiếu". Còn các cựu nhân viên Apple thì mô tả ông như một bạo chúa, người mà họ sợ nhất khi gặp phải trong thang máy.

"Bạn sẽ ngạc nhiên nếu biết ở đây (Apple) người ta làm việc vất vả tới mức nào", Jobs tuyên bố trên BusinessWeek hồi năm 2004. "Họ làm việc xuyên đêm và cả dịp cuối tuần. Đôi lúc họ còn không gặp được gia đình trong một thời gian dài. Và cũng có lúc chúng tôi làm việc xuyên Giáng sinh chỉ để đảm bảo dây chuyền sản xuất rất ổn và các sản phẩm có thể ra lò với chất lượng tốt nhất".

Một số kỹ sư thiết kế nên chiếc máy tính Mac đầu tiên cho biết họ như bị cách ly với vợ con. Có vẻ như phong cách làm việc bất cần gia đình này của Jobs xuất phát từ tuổi thơ của chính ông.

'Tập trung và đơn giản"

Jobs đã "câu kéo" John Sculley, Chủ tịch Pepsico về với Apple bằng một câu nói nổi tiếng: "Ông muốn dành phần đời còn lại của mình để bán nước ngọt, hay muốn có một cơ hội thay đổi thế giới?".

"Điều khiến phương pháp luận của Steve khác với tất cả mọi người là ông ấy luôn tin rằng, quyết định quan trọng nhất không phải là những việc bạn sẽ làm, mà là về những việc bạn sẽ không làm", Sculley nhớ lại. "Ông ấy là người theo chủ nghĩa tối giản. Nhà của Steve gần như không có bất cứ đồ đạc nào. Ông ấy chỉ treo một bức ảnh của Eistein, người mà hiển nhiên là ông rất ngưỡng mộ, cùng với một cây đèn Tiffany, một cái ghế và 1 chiếc giường. Jobs là thế, không cần nhiều thứ quanh mình, nhưng những gì ông đã lựa chọn thì đặc biệt kỹ càng".

Sự giản dị, ít nhất là trong việc thiết kế sản phẩm công nghệ và trang trí nội thất, là một nguyên tắc sống quan trọng của Jobs. Không lâu sau khi quay lại lãnh đạo Apple, ông đã đóng cửa nhiều bộ phận "thừa" và đặc biệt chú ý đến một số sáng kiến quan trọng. Ngay cả bây giờ, các dòng sản phẩm và doanh thu của Apple cũng chỉ tập trung vào một số ít những lĩnh vực mà hãng có thể thống trị.

"Tập trung và đơn giản: đó là phương châm của tôi", Jobs tuyên bố trên BusinessWeek. "Đơn giản còn khó hơn là phức tạp. Bạn phải tư duy vất vả hơn nhiều lần để làm cho một nội dung trở nên đơn giản. Nhưng sự vất vả đó sẽ được đền bù xứng đáng vào phút cuối".

"Tôi có thể nói không với 1000 thứ chỉ để đảm bảo mình sẽ không đi chệch hướng hoặc tham lam nhồi nhét quá nhiều. Apple luôn nghĩ về những thị trường mới mà mình có thể tham gia, nhưng chỉ khi biết nói Không, bạn mới có thể tập trung vào những thứ thực sự quan trọng".

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

1.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập