Đề Nghị Thích Nhất Hạnh Cho Giải Thưởng Nobel Hòa Bình

Đã đọc: 18610           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Martin Luther King, Jr. hợp báo với thiền sư Thích Nhất Hạnh [hình chụp năm 1966]

Vì hôm nay là sinh nhật của Mục sư Martin Luther King, Jr., những tài liệu lịch sử sau đây có thể rất hấp dẫn.  Đây là một lá thư mà ông viết năm  1967 để cử một tu sĩ Việt Nam, Thích Nhất Hạnh, cho giải Nobel Hòa bình.  Lúc ấy, Thiền sư Nhất Hạnh được biết nhiều ở phương Tây một cách chắc chắn với quyển sách mà Ngài viết, Việt Nam:  Hoa Sen Trong Biển Lửa.  Ngài cũng phát triển quan hệ chặc chẽ với những nhà hòa bình nổi tiếng như Mục sư Daniel Berigan, Fr. Thomas Merton và Hội Ái Hữu Hòa Giải.

Thiền sư Nhất Hạnh tiếp tục viết và hướng dẫn những khóa tu tập, có đông đảo những đệ tử Việt Nam và Tây phương.  Trung tâm tu học của Ngài ở miền Tây Nam Pháp quốc, trong khi Cộng đồng Sống Đời Tỉnh Thức (CML), một tăng thân tu tập theo phương pháp của Ngài, đặt ở Berkeley.  CML tổ chức những khóa tu tập và phát hành lá thư mỗi ba tháng, The Mindfulness Bell (tiếng chuông tỉnh thức).  Tôi đã làm việc với họ trên một năm để truyền bá lởi yêu cầu thả những tu sĩ và những tù nhân lương tâm khác ở Việt Nam.

- Steve Denney

sdenney@uclink.berkeley.edu

or sdenny@igc.apc.org

(Community of Mindful Living email address: parapress@aol.com)

--

Ngày 25 tháng Giêng năm 1967

The Nobel Institute

Drammesnsveien 19

Oslo, NORWAY

Thưa quý ông:

Như một khôi nguyên Nobel Hòa bình năm 1964, tôi rất vui mừng đề nghị đến quý vị phương danh Thích Nhất Hạnh cho giải này năm 1967.

Tôi không biết bất cứ ai xứng đáng cho giải Nobel Hòa bình hơn vị tu sĩ đạo hạnh đến từ Việt Nam này.

Đây sẽ là một năm thuận lợi cho quý vị trao tặng giải thưởng này đến Thượng tọa Nhất Hạnh.  Đây là một người đề xướng cuộc cải cách cho hòa bình và bất bạo động, bị cách ly một cách nhẫn tâm với dân tộc của Ngài trong khi họ bị đè nặng bởi một cuộc chiến tranh xấu xa đang lan rộng đe dọa đến sự ổn cố và an ninh của toàn thế giới.

Bởi vì không có danh dự nào được tôn trọng hơn giải Nobel Hòa bình, ban tặng giải thưởng đến Nhất Hạnh là một sự ban tặng to lớn nhất đến hòa bình.  Nó sẽ nhắc nhở tất cả các quốc gia rằng những con người của ý chí thánh thiện sẽ sẳn sàng đứng lên để đưa những nhân tố của chiến tranh ra khỏi địa ngục của thù hận và tàn phá.  Nó sẽ tái nhắc nhở con người đến những giáo huấn của ân huệ và tình thương tìm thấy trong hòa bình.  Nó sẽ hổ trợ để phục hổi những hy vọng cho một trật tự mới về công lý và hòa hiệp.

Tôi biết Thích Nhất Hạnh, và được đặc ân gọi Ngài là người bạn của tôi.  Hãy để tôi chia sẻ với quý vị một vài điều tôi biết về Ngài.  Quý vị sẽ tìm thấy trong con người đơn độc này một trình độ tuyệt vời của những năng lực và lợi ích quan trọng.

Ngài là một con người thánh thiện, vì sự khiêm tốn và nhiệt thành.  Ngài là một học giả với một năng lực thông tuệ bao la.  Tác giả của mưởi quyển sách, Ngài cũng là một nhà thơ của lòng từ bi nhân bản trong sáng tuyệt vời.  Chuyên môn của Ngài là Triết học Tôn giáo, mà Ngài là giáo sư tại Vạn Hạnh, một trường Đại học Phật giáo mà Ngài đã góp phần để hình thành nên.  Ngài chỉ đạo Ngành Nghiên Cứu Xã hội tại trường Đại học này.  Người đáng tôn kính này cũng là chủ bút tờ Thiện Mỹ, một tuần báo có ảnh hưởng của Phật giáo.  Và Ngài là Giám đốc của trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội, một học viện Việt Nam rèn luyện cho những thanh niên nam nữ để khôi phục hòa bình cho xứ sở của họ.

Thích Nhất Hạnh ngày hôm nay thực sự là không gia cư và không tổ quốc.  Nếu Ngài trở lại Việt Nam, điều mà Ngài mong ước thiết tha, cuộc sống của Ngài sẽ lâm vào cảnh vô cùng nguy hiểm.  Ngài là nạn nhân của một cuộc lưu vong bạo ngược một cách đặc biệt bởi vì Ngài đề xuất một ủng hộ tích cực vì hòa bình cho dân tộc Ngài. Quả là một bài bình luận thảm thương về điều này trên hiện tình ở Việt Nam và người ta sẽ nhớ mãi.

Lịch sử của Việt Nam đầy rẫy những chương hồi về sự khai thác của những năng lực ngoại bang và những người thối nát giàu có, thậm chí đến bây giờ người Việt Nam cũng đang bị cai trị một cách khắc nghiệt, suy dinh dưỡng, nhà cửa nghèo nàn và gánh nặng bởi tất cả những sự gian khổ cùng khủng khiếp của chiến tranh hiện đại.

Thích Nhất Hạnh cung hiến một phương sách thoát khỏi cơn ác mộng này, một giải pháp có thể chấp nhận đến những lĩnh tụ sáng suốt.  Ngài du hành khắp thế giới, khuyến cáo những chính khách, những lĩnh tụ tôn giáo, những học giả và nhà văn, tranh thủ sự ủng hộ của họ.  Ý tưởng của Ngài cho hòa bình, nếu áp dụng, sẽ xây dựng nên một công trình bất hủ cho hòa hiệp, cho tình huynh đệ khắp thế giới, cho nhân loại.

Tôi trân trọng đề nghị với quý vị hãy dành cho Ngài giải thưởng cao quý Nobel Hòa bình năm 1967.    Thích Nhất Hạnh sẽ hướng đến danh dự này với sự chiếu cố và khiêm cung.

Chân thành cảm ơn,

Martin Luther King, Jr.

 

--

http://www.hartford-hwp.com/archives/45a/025.html

Tuệ Uyển chuyển ngữ

06-02-2010

 

 

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (2 đã gửi)

avatar
Dieu Minh 26/02/2010 20:17:25
Mỗi một kỳ xét chọn để trao giải Nobel, có biết bao nhiêu ứng viên được đề cử. Con số ứng viên được đề cử luôn luôn cao hơn số ứng viên được tuyển chọn. Nhưng tôi chưa bao giờ đọc thấy hay nghe thấy ai cứ nhắc đi nhắc lại hoài rằng mình đã từng được đề cử trao giải Nobel. Tại sao cứ vướng mắc vào "danh vị" này như thế.
Ngay cả Ông Lê Đức Thọ đã từng được trao giải Nobel hòa bình, nhưng đã từ chối, không nhận, và cũng không nhắc đi nhắc lại chuyện này. Một nhà chính trị mà còn "giải thoát" khỏi danh lợi như thế; thật đáng khâm phục!
Rồi việc tổ chức mừng Giáng sinh của Chúa và việc cho hát Thánh ca trong chùa, việc tuần hành ở Paris về vụ Bát nhã, tất cả những điều đó có nhằm hướng đến giải Nobel Hòa bình các năm tới không? Ai sẽ trả lời cho thỏa đáng đây?
Reply Tán thành Không tán thành
-3
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Son Da ban phu 03/03/2010 07:21:59
Tôi đọc cuốn

ĐƯỜNG XƯA MÂY TRẮNG.

Sơn Dã Bần Phu


Gửi bài này cho bạn bè 18 tháng 5, 2008




Nhân mùa Phật Đản thứ 2552, để tưởng nhớ và tri ân công đức của một nhà Hiền Triết, nhà Đại Văn Hóa, đó là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, xin được có vài dòng giới thiệu về cuốn ĐƯỜNG XƯA MÂY TRẮNG của thiền sư Thích Nhất-Hạnh với quý vị gần xa.

“Tác phẩm đã bán được hơn một triệu bản tại Bắc Mỹ và được dịch ra 20 thứ chữ, trong đó có chữ Hindu. Chính vì thế mà nhà tỷ phú Ấn-Độ Bhupendra Kuman Modi sau khi đọc Đường Xưa Mây Trắng đã nói với phóng viên tờ Hollywood Reporter: “Tôi tìm được cuốn Đường Xưa Mây Trắng từ hai năm nay, cuốn sách đã thay đổi đời tôi và nay đến lượt tôi phải chia xẻ hạnh phúc ấy với thế giới”.

Ông đã tài trợ 120 triệu USD để các nhà sản xuất dựa theo Đường Xưa Mây Trắng dựng thành phim”. (Lời nhà xuất bản năm 2006)

Đối với các tín đồ của các tôn giáo thuộc loại Thần giáo, có thể đọc mà không sợ lung lay đức tin của mình.



Tôi đọc cuốn ĐƯỜNG XƯA MÂY TRẮNG.

Tôi viết lên đây xin mời quý các-hạ cùng với thiền sư Thích Nhất-Hạnh theo bước chân Bụt tìm về một thời quá khứ hơn hai ngàn năm trăm năm trước để hiểu rỏ tại sao một vị thái-tử lại bỏ cung vàng điện ngọc vào chốn rừng sâu, đi xin ăn, chịu gió rét mưa ngàn, chân trần, nằm đất hầu mong tìm một giải pháp cho nổi niềm ưu tư của mình.



ĐỨC PHẬT LÀ MỘT NHÂN VẬT TRONG HUYỀN THOẠI HAY CÓ THỰC?

Từ xưa, nhiều người thường hay tưởng nhầm rằng Phật là một đấng thần linh, có nhiều bùa phép kinh thiên động địa, hay là một nhân vật thần thoại như những tôn giáo thuộc loại thần giáo hiện thời.

Vậy thì “Phật” là gì? Phật là phiên âm theo tiếng Tàu từ chữ Buddh của tiếng Phạn (Sanskrit), là Bụt, hay Phật. Bụt nghĩa là “Tỉnh Thức”, tức là thấy rỏ mọi sự vật đều Vô Thường. Và người nào đã tỉnh thức thì gọi là Buddha, phiên âm ra chữ Tàu là Bụt Đà, hay là Phật Đà.

Vào những năm cuối thế kỷ XIX, Sir Alexander Cunningham, nhà thám hiểm người Anh đã đào lên 4 trong số 20 trụ đá được chạm khắc những lời Phật dạy, ở làng Buddh Gaya, thuộc bang Bihar, tả ngạn sông Phalgu, một chi nhánh của sông Hằng-hà. Lăng thờ (shrine) Phật được thiết lập bởi vua A-Dục (Ashoka) vào thế kỷ thứ III, BC. Sau đó lăng thờ này được vua Kushan, thế kỷ thứ II, BC thay thế bằng một ngôi chùa thờ Phật, (Mahaboddhi temple). Những trụ đá này được chạm khắc vào thế kỷ thứ I, BC. (Những trụ đá này hiện được dựng tại địa điểm Phật giảng giáo lý thời bấy giờ). Bây giờ UNESCO đã công nhận đây là Di Sản Văn Hóa và Thiên Nhiên của Thế giới, (Cultural and Natural World Heritage Site in 2002), và chọn ngày 15 tháng 5 hằng năm làm ngày Vesak, là kết hợp ngày Phật đản, ngày thành đạo và ngày nhập diệt. Từ đó càng ngày càng nhiều người tây phương tìm hiểu và quy y Đạo Phật với một sự kính nể tột bực. Từ trước, người tây phương cứ nghĩ một cách sai lầm rằng Phật Thích-Ca là một nhân vật trong huyền thoại. Có lẻ họ suy luận từ những tôn giáo của họ đều đượm màu siêu hình, hay còn gọi là Thần giáo.



VŨ TRỤ DƯỚI QUAN ĐIỂM CỦA ĐẠO PHẬT NHƯ THẾ NÀO?


Ngày xưa lúc khoa học chưa được loài người hiểu biết thấu đáo, trong mọi vật đều có thần thánh: Cây cỏ, sông núi, đất đai, côn trùng, heo gà, chó mèo…đâu đâu cũng đều có thần thánh ẩn núp. Những tôn giáo thuộc loại thần giáo tin tưởng rằng vũ trụ này do các đấng thần linh nào đó sáng tạo ra. Trước khi Đức Jésus Christ ra đời, bên Hy-Lạp, La-Mã, Ai-Cập, Ấn-Độ có cả hằng trăm vị thần: Thần mặt trời, thần mặt trăng, thần sông, thần núi, thần bò, thần dê .v.v. Nhưng sau đó chỉ thờ độc thần thôi, đó là Thiên-Chúa (Đức Chúa Cha của Đức Jésus, mà Đức Jésus cũng là Thiên-Chúa giáng sinh). “Thiên-Chúa sáng tạo muôn loài trong 6 ngày…” (Lời linh mục Nguyễn-hữu-Triết nói với tôi trong dịp gặp gở Mùa Thu năm 2007). Nhân loại càng chậm tiến, càng sợ sệt thì thần thánh vẫn còn ẩn núp đâu đó. “Sự sợ hải đã tạo nên các thần linh” (Lucrèce, thi sĩ La-tinh, thế kỷ I, BC; Will & Ariel Durant, Bài học của Lịch sử, N-h-Lê dịch, tr. 61).


Đối với Đạo Phật, sự hiện hữu và tồn tại của vũ trụ do đâu: “Vạn pháp từ nhân duyên mà sinh”. Đối với Đạo Phật thì không có một đấng thần linh nào tạo nên vũ trụ. Mà mọi sự vật đều do Duyên Sinh, Vạn Pháp do Duyên Sinh. Cái Này có thì Cái Kia có. Cái Này diệt thì Cái Kia diệt. Trong cái này có cái kia. Trong cái kia có cả cái này: Đó là TƯƠNG TỨC và TƯƠNG NHẬP.

Charles Éliot viết: “Phật nghĩ rằng thế giới không phải do một đấng thần linh nào tạo ra, mà luân lý cũng không phải do thần linh khải thị. Đạo Phật không dựa vào những quan niệm đó mà thành lập và tồn tại được, đó là một điều quan trọng bậc nhất”. (William James Durant, The Story of Civilization, Lịch Sử Văn minh Ấn-Độ, Nguyễn-hiến-Lê dịch, tr. 121).

Sự lý giải này càng ngày càng gần gủi với những thành tựu và khám phá của của khoa học.


SỰ NGỘ NHẬN ĐỐI VỚI ĐẠO PHẬT:

Thưở thơ ấu, tôi thường nghe kể những chuyện thần thông của Phật giáo, nhưng thực sự trong cuộc đời Đức Phật không đượm màu huyền bí. Vì sao chúng ta thường nghe những chuyện kể như vậy? Trong vấn đề truyền bá giáo lý Đạo Phật có hai trường hợp khi truyền bá giáo lý: Khế lý và khế cơ.

-Khế lý là những chân lý không bao giờ thay đổi trong mọi hoàn cảnh, đó là chân lý về Nghiệp báo, Nhân quả, Luân hồi, nguyên tắc của đạo đức, lẻ phải ...

-Khế cơ là tuỳ trình độ của chúng sanh mà phương cách giáo dục khác nhau.

Thí dụ đối với những người quan niệm tôn giáo là phải huyền bí, nhiệm mầu thì nên dùng những hình ảnh và thần thánh hóa những câu chuyện xảy ra trong cuộc đời Đức Phật để giảng dạy giáo lý. Còn đối với những nhà khoa học, những người có trình độ nhận thức cao thì phải dùng những nguyên tắc, lý luận thật hợp lý, hợp khoa học để giảng dạy. Nếu áp dụng phương pháp thứ hai này mà giảng dạy cho lớp người thứ nhất thì “không nhiệm mầu”, không linh thiêng, là chuyện thường tình, có gì huyền bí đâu?” Thế gian này người ta quan niệm tôn giáo là như vậy rất nhiều, vì đại đa số trình độ hiểu biết và nhận thức của nhân loại còn rất giới hạn. Hơn nữa giáo lý Đạo Phật rất cao siêu, vi diệu nên kẻ dân dã không dể gì hiểu được dể dàng. Có sách nói rằng Đạo Phật là đạo của kẻ trí.

“Đạo Phật không phải là một tôn giáo, Đạo Phật không Tôn thờ một Giáo điều nào”, như lời một vị tăng-thống đã nói với tôi. Một vị sư thuộc đạo Bà-La-Môn hỏi Ngài đi theo Lý Thuyết nào, thuộc Hệ Thống nào. Phật trả lời rằng Phật không theo lý thuyết hay hệ thống nào,… Vì rằng nếu lệ thuộc theo lý thuyết hay hệ thống thì con người dể bị ràng buộc, hay còn gọi là KIẾN THỦ. Mà kiến thủ thì không mở mang được kiến thức, tầm nhìn. Càng bị kiến thủ ràng buộc thì càng cố chấp, càng cuồng tín.

Đức Phật rất trân quý sự hiểu biết và tôn trọng sự tự do quyết định của người khác. Giáo lý Đạo Phật đứng trên tất cả mọi địa vị và sự giàu sang.

Mặc dù các bậc cha mẹ bà Pearl Buck và Hermann Hesse là những nhà truyền đạo Thiên-chúa-giáo, nhưng họ đã cảm nhận điều này như một chân lý.

Trước đây dưới thời Pháp thuộc, ít có sách giải thích Đạo Phật một cách khoa học. Khách thập phương đến chùa, thường nghe các thầy, sư cô tụng kinh bằng chữ Nho, và chữ Phạn; Hay nói về sự phò hộ, ban ơn. Trên thực tế có ai đạt được sự phò hộ mà họ cầu nguyện. Nếu ai cầu nguyện cũng đều như ý thì thế gian này tốt đẹp biết bao. Trước những khó khăn của cuộc đời, Đạo Phật không chủ trương cầu nguyện để mong một “phép mầu”, hay “mầu nhiệm” linh thiêng nào cứu rổi. Mà phải nhìn thẳng vào lý do sự việc, tìm ra nguyên nhân, gút mắc vấn đề hầu mong tìm hướng giải quyết. Thực vậy, cầu nguyện chỉ có tính cách tạm bợ trong lúc tuyệt vọng, bối rối để an ủi, một thứ hiệu quả của tâm lý mà thôi. Nếu sau đó không nhìn thẳng vào sự viêc thì chẳng bao giờ giải quyết được vấn đề. Bệnh thì phải tìm đến lương y và tiệm thuốc, cầu nguyện đâu thể nào lành bệnh được. Nếu người tây phương cầu nguyện mà lành bệnh thì đã chẳng có các trường y khoa, dược khoa.

Thêm vào đó, vì lý do này hoặc lý do khác Đạo Phật bị xuyên tạc, làm cho dân chúng nhìn Đạo Phật với con mắt bi quan yếm thế: Nào là thất tình, tuyệt vọng, chán đời mới vô chùa nương nhờ cửa Phật. Một số các tiểu thuyết của những năm đầu thập niên ba muơi như Lan và Điệp là tiêu biểu. Phần vì thế gian thích được che chở, phù hộ, ban ơn hơn là tự mình tu dưỡng để trở thành người tốt nên tìm đến những tôn giáo nào với hy vọng đáp ứng được ước vọng thì nương theo. Chính vì trình độ hiểu biết của dân chúng có giới hạn như vậy, nên Đạo Phật cũng theo đó mà bị nhìn với quan niệm như các loại thần giáo.

Người ta thường giải thích một cách gượng gạo rằng đức tin thì không cần phải lý luận hợp lý, đúng hay sai. Nhưng đức tin mà không có lý trí là mê tín, mê tín sẽ đưa đến cuồng tín. Phật khuyên rằng không nên tin những gì các sư sãi nói nếu xét thấy không hợp lý . Những kẻ gán ghép đức tin không cần lý luận vì họ là tín đồ các loại Thần giáo. Vì là thần giáo nên không giải thích đựơc các trường hợp bất hợp lý xảy ra. Càng ngày khoa học càng chứng minh những niềm tin thiếu lý trí là không đúng với thực tế.

Thí dụ điển hình là Đức Giáo-Hoàng John Paul II đã xin lỗi thế giới về vụ án nhà thiên văn học Galileo Galilei (1564-1642). Một số các nhà thiên văn học khác bị giết vì tuyên bố những thành tựu của ngành thiên văn mà trái với Kinh thánh. Nếu kể ra đây thì dài lắm, xin đọc Tôn Giáo Chiến Tranh Hòa Bình của ông Bửu-Biền.

Đọc ĐXMT sẽ thấy thầy Nhất-Hạnh sẽ lý giải sự ngộ nhận này như thế nào.


QUAN NIỆM VỀ LUÂN HỒI VÀ NGHIỆP QUẢ:

Một dấu hỏi (?) lớn trong triết lý Đạo Phật đó là vấn đề TỰ NGÃ (Atman) , và LINH HỒN. Phật không bao giờ nhắc đến linh hồn, một quan niệm có tính cách siêu hình. Phật bảo rằng hý luận về những đề tài này sẽ gây thêm phiền não, rồi đưa đến cải vả vô ích. Và Phật không công nhận cái Tự Ngã trong con người, nhưng mà cũng không phải là Hư Vô, Vô Ngã (Anatman). Nếu không có Tự Ngã hay không có Linh Hồn thì cái gì sẽ mang cái NGHIỆP (Karma) để luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác? Sóng biển dâng lên rồi tan biến, nhưng nước thì vẫn hằng còn. Sóng là biểu hiện, và nước là bản chất. “Yêu em từ thưở mẹ về với cha” vẫn còn là giới hạn của vạn thể. “Em”, “anh” hay “mẹ” hay là “cha” đã có trong vũ trụ từ thưở nào rồi. Tất cả chúng ta có mặt hôm nay chỉ là biểu hiện, nhưng thực tế chúng ta đã có từ ngàn xưa. Chúng ta đã tồn tại nhưng được biểu hiện dưới mọi hình thức khác nhau. Sương mù, mây, mưa, băng hay tuyết đều là Nước (H2O) dưới các hình thức thể hơi, thể lỏng, thể đặc mà thôi, tùy theo điều kiện vật lý mà thể hiện khác nhau. Đọc Đường Xưa Mây Trắng, Thầy Nhất-Hạnh sẽ nói về quan niệm luân hồi, cái gì sẽ luân hồi, và luân hồi như thế nào.

Thực ra các thuyết Luân-Hồi, Nhân-Quả và Nghiệp Báo không phải do Đức Phật khám phá ra đầu tiên. Trước thời Đức Phật, Đạo Ba-La-Môn (Brahaman) và Đạo Jaiin (tiếng Trung-Hoa gọi là Kỳ-Na-Giáo) đã nói tới các vấn đề này rồi. Nhưng phương cách để thoát ra ngoài vòng luân-hồi, nghiệp báo và nhân-quả của Đạo Phật khác xa với phương cách của các giáo phái kia. Theo Đức Phật, phương cách của các giáo phái kia không thể giải quyết được vấn đề.

Trong ĐXMT không đượm mùi Thần giáo. Không có “phép mầu”, “ban ơn” hay bắt buộc phải xa lìa tôn giáo của mình. Quý vị đang ở trong những tôn giáo thuộc loại Thần giáo có thể đọc ĐXMT thoải mái mà không cảm thấy bị xa cách với Ông Thần của quý vị, và Đức Tin không bị lung lay. Đức Phật không bắt buộc người khác phải tôn thờ Người. Tu là tu cho chính người đó được giải thoát, để trở thành con người tốt hơn. Mỗi người trở thành tốt hơn thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Và thế gian sẽ yên vui hoàn mỹ. Đạo Phật thực hiện tính bình đẳng với mọi người trong mọi xã hội. “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành.” (Lời Đức Phật). Chúng sinh đều có thể thành Phật, nếu tu theo Bát Chánh Đạo.

Đạo Phật không chủ trương cần tín đồ đông đúc, không có tính cách bè đảng. Và Phật cũng đã khuyên tín đồ các tôn giáo khác “không nên bỏ tôn giáo của mình” miễn rằng thực hành theo Bát Chánh Đạo đều có thể thành Phật được. Bát Chánh Đạo là gì, và thực hành như thế nào? Xin đọc ĐXMT.


TÍNH KHOA HỌC TRONG GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT, VÀ CỨU CÁNH CỦA ĐẠO PHẬT:

Cũng như Chúa Jésus, Phật chủ trương bất bạo động. Lấy lòng Từ Bi, Bác Ái làm gốc. Nhờ quán chiếu mới hiểu được nhau. Có hiểu được nhau mới thông cảm và độ lượng mà thương yêu nhau, đó là Từ Bi, là Bác Ái. Nói là thương nhau nhưng nếu không hiểu nhau chỉ là tình thương vị kỷ mà thôi. Tình thương vị kỷ thì không bao giờ bền vững. Và nếu không đạt được thì có thể trở thành hận thù.

Muốn có Từ Bi, phải “Quán chiếu”. Và quán chiếu như thế nào? Quán chiếu hơi thở (quán sổ tức) giúp ta đạt đến chánh niệm. Chánh niệm giúp ta đạt đến Từ, Bi, Hỷ, Xả. Muốn đạt đến Từ Bi Hỷ Xả phải giữ Tâm Thanh Tịnh, hay là Tâm Bình Thản. Khi tâm đã thanh tịnh tức đã đạt đến mức độ Thượng Thừa cho người tu Phật.

Cứu cánh của Đạo Phật là GIẢI THOÁT và GIÁC NGỘ. Có quán chiếu ngũ uẩn mới thấy đời là Vô Thường. Vô thường nhưng mà Hằng Thường. Vì cái Vô Thường của cuộc đời nên tìm cách Giải Thoát khỏi Vô Thường. Giải thoát cái gì? Giải thoát con người khỏi Vô Minh. Nguồn gốc của đau khổ là ham muốn. Bởi vì Vô Minh mới ham muốn, muốn diệt ham muốn phải biết đời là Vô Thường.

Và tại sao phải Giác ngộ? Có Giác Ngộ mới Giải Thoát. Muốn Giải Thoát hãy áp dụng tu dưỡng theo GIỚI. Muốn Giác Ngộ áp dụng ĐỊNH và Định sẽ đưa đến HUỆ (TUỆ). Có giữ Giới tâm trí mới đưa đến Định. Chậu nước có yên lặng (Định) ta mới soi thấy mặt mủi của ta (Bản lai diện mục). Áp dụng như thế nào? Xin đọc ĐXMT.

Trong mỗi con người chúng ta ai cũng đều có Phật Tính (Buddhata), tu dưỡng tức là làm cho Phật tính sáng tỏ. Tu dưỡng như thế nào? Hãy nương theo Tăng (Sangha) để có sự dìu dắt theo con đường Chánh Pháp (Dharma). Chánh Pháp là con đường dẫn tới thực tại chứ không phải là thực tại. “Hãy nương theo ngón tay ta mà nhìn thấy mặt trăng, chứ ngón tay ta không phải là mặt trăng” (lời Đức Phật).

Đạo Phật giải quyết vấn đề gút mắt của cuộc đời bằng khoa học, bằng những phương pháp hợp lý chứ không trông chờ vào một sự linh thiêng viễn vông nào.


ĐẠO PHẬT VỚI CUỘC ĐỜI:

Trước đây vì hoàn cảnh đất nước nên sinh hoạt của Đạo Phật không được thoải mái như tôn giáo khác. Hơn bốn năm mươi năm về trước, thiền sư Thích Nhất-Hạnh đã đưa Đạo Phật vào với đời. Đạo không thể tách rời Đời, Đạo là để giúp Đời.

Trong dịp đi cứu trợ nạn nhân chiến cuộc Tết Mậu Thân, 1968 ở Huế, tôi đã có dịp cùng hoạt động với các thanh niên trong “Phong Trào Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội” do Thầy thành lập (trụ sở ở đường Nguyễn-Trãi Chợ-Lớn), được biết rằng các thanh niên nam nữ hoạt động không dể dàng gì. Vì có kẻ sợ ảnh hưởng của Đạo Phật lan truyền nhanh trong dân chúng, nên có một số thành viên bị giết bởi súng đạn. Rồi sau đó phong trào không còn hoạt động nữa.

Nếu áp dụng Đạo Phật vào đời sống gia đình, xã hội thì gia đình và xã hội được yên vui tốt đẹp hơn. Đối với giai cấp lãnh đạo, giáo lý nhà Phật khuyên nên áp dụng Nhân trị hơn là Pháp trị. Ngay từ thời Phật còn tại thế, Ngài đã dạy các sa môn sáu nguyên tắc hòa hợp (lục hòa) để mọi người sống trong thanh tịnh. Trong một cộng đồng, xã hội muốn được an vui đều phải áp dụng cách sống này.

Thông thường những loại sách như cuốn ĐXMT không dể gì xem một lần mà cảm nhận ngay. Vì sao?


Có thể lúc còn hăng hái trên đường danh lợi, hoặc tuổi còn trẻ, làm gì cũng thành công, sao lại gọi là Vô Thường? Ai dại gì từ bỏ vợ đẹp, nhà cao cửa rộng, giàu sang phú quý? Rồi sẽ tự hỏi rằng tôn giáo gì kỳ quá, sao Phật lại đi ăn xin? Đọc ĐXMT sẽ hiểu rỏ tại sao các phái Phật Giáo Nguyên Thủy và Phật Giáo Tiểu Thừa các sa-môn lại đi khất thực.


Có thể có người thích “linh thiêng”, “mầu nhiệm”, cái gì bí ẩn hay nửa kín nửa hở thì có vẻ hấp dẩn hơn.

Tóm lại, cái hay của cuốn sách là giải thích rất KHOA HỌC về giáo lý Đạo Phật. Không có phép thần thông hay một hơi hướm gì đượm tính cách mê tín cả. Cuốn sách được viết dưới dạng của tiểu thuyết, hay chuyện kể. Cũng giống như Đức Khổng-Tử, trong lúc đi hoằng pháp, gặp chuyện gì, các Ngài lấy đó ra mà giảng dạy cho thế gian. Đức Phật luôn luôn đem những chuyện cụ thể xảy ra trong đời sống làm thí dụ cho lời giảng của Ngài. Những lời giảng dạy này sau đó được các đệ tử đúc kết lại thành Kinh, hay gọi là Kinh Điển. Mọi tầng lớp, mọi trình độ của chúng ta có thể hiểu biết Đạo Phật dể dàng. Đọc lần thứ nhất, thấy chưa thấm bao nhiêu, đọc nữa. Càng đọc sẽ càng có thêm nhiều bước đi vững chải cho triết lý nhân sinh, cho cách sống của mình. Đây là cuốn sách cô đọng của bao nhiêu Kinh Tạng về tinh hoa của Đạo Phật.

Đọc trong Đường Xưa Mây Trắng, quý vị có thể nhận biết được một vài phần của Kinh Kim Cang, Kinh Bát Nhả, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Pháp Ấn, Kinh A-Hàm, đã được dẩn chứng trong đó.

Nhận định một cuốn sách viết về những tư tưởng vĩ đại như thế không phải đơn giản với những dòng chữ này. Thiết tưởng còn rất nhiều thiếu sót, và kính mong quý các-hạ chỉ dạy thêm. Ước mong bài viết nhỏ nhoi này là một hạt bụi trong vũ trụ bao la của nền triết lý Đạo Phật vĩ đại và vi diệu.

Vì hầu hết những chuyện kể trong sách mà thiền sư Thích Nhất-Hạnh tham khảo phần lớn là những Tạng và Kinh trong Phật giáo Tiểu-Thừa nên quý vị có thể đọc thêm những sách sau đây để hiểu rộng hơn:


2007 Britannica Encyclopedia Set (32 Volume Set), Volume B, Volume H.


Bà Pearl Buck (1892-1973), giải Nobel Văn chương năm 1938. Cha mẹ là những nhà truyền giáo: Peony, Lưu đày, Mấy người con trai Vương Long…


Hermann Hesse (1877-1962), giải Nobel văn chương năm 1946. Dòng họ là những nhà truyền giáo đạo Tin-Lành nhưng ông say mê với kinh điển Đạo Phật: Câu Chuyện Dòng Sông, Bùi-Giáng dịch.


Kimura Taiken: Tiểu-Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận, Hòa thượng Thích Quãng-Độ dịch.


Thích Tâm-Thiện: Tìm Hiểu Nhân Sinh Quan Phật Giáo.


Peter Della Santina: The Tree of Enlightenment. E-mail: overseas@budaedu.org.tw


Walpola Rahula: What The Buddha Taught (Đức Phật Đã Dạy Những Gì (Con Đường Thoát Khổ), Thích Nữ Trí-Hải dịch.


Thích Hạnh-Bình: Tìm Hiểu Phật Giáo Nguyên Thủy.

Thực ra có rất nhiều Kinh Điển để quý vị đọc mà hiểu thêm về triết lý Nhà Phật, nhưng nếu giới thiệu nhiều quá e chỉ làm rối loạn chúng ta thôi. Kinh sách của Phật Giáo như biển cả, như rừng già, Đường tăng Tam-Tạng mang về từ Ấn-Độ 657 bộ kinh bằng chữ Phạn. Mỗi ngày chỉ mong “thâm nhập Kinh Tạng” một ít là quý lắm rồi.

A-Di-Đà-Phật!

Kính chúc quý vị “Thân Tâm An Lạc”.



Mùa Phật Đản thứ 2552.

Sơn Dã Bần Phu kính bái.
tổng số: 2 | đang hiển thị: 1 - 2

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

4.20

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập