Những Chia Sẻ của các Sinh Viên Lớp Thiền Thực Nghiệm Tại Đại Học Loyola-Louisiana-Hoa Kỳ

Đã đọc: 753           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Vậy là Khóa học “Mùa Thu” (The Fall Semester) tại Đại Học Loyola khép lại sau mười sáu tuần học. Các bạn sinh viên đã miệt mài để vượt qua các bài kiểm tra và những bài thi thật khó. Có lẽ giờ này các bạn rất hạnh phúc bên người thân, bên gia đình để đón nhận những ngày lễ Noel và năm mới-2019. Các bạn sẽ được nghĩ gần ba tuần và sẽ trở lại khóa học của Mùa Xuân (Spring Semester) trong đầu năm sau. Những ngày cuối khóa thật tất bật và kết quả khả quan mà các bạn đem lại là những bài viết thật hay, thật ý nghĩa cho lớp “Thiền Tập Chánh Niệm” trong khóa học Mùa Thu-2018 vừa qua. Để đúng quy luật của học đường tại Hoa Kỳ, chúng tôi đã hỏi ý một vài bạn để cho phép chúng tôi được dịch bài viết cuối khóa ra tiếng Việt và chia sẻ với mọi người. Chúng tôi rất vui vì các bạn đã rất hoan hỹ chấp nhận. Đồng thời, chúng tôi cũng rất cảm ơn Đạo Hữu Andrew Vũ, người đã giúp chúng tôi chọn bài và chuyển ngữ sang tiếng Việt.

 

Sau đây là bài chia sẻ cuối khóa của Lynn Woods, một trong những sinh viên lớp Cao Học (a graduate student) tại Đại Học Loyola.  Lynn viết:

“Trong thương mại hay quảng cáo cái gì cũng hay,cũng tốt, cũng linh nghiệm.v.v…nhưng thực tế thì không phải vậy! Đó là ý nghĩ khi tôi đăng ký Môn Thiền Chánh Niệm này. Tôi nghĩ mình cứ thử đi dù biết rằng nó sẽ "chẳng tới đâu ",chẳng tác dụng thực tế gì.Tôi xem lại nội dung môn học có câu: "Chánh niệm là một ý thức rõ ràng, liên tục về giây phút hiện tại, cho phép người hành Thiền mở rộng hiểu biết sâu hơn về tâm hồn và cảm súc ". Tôi nghĩ, trước đây mình đã học Thiền yoga, chuyên nguyện cầu Kitô và cũng từng nghiên cứu Thiền trong môn Triết ở hệ Cử nhân. Tôi đã học và đã luyện Thiền rất nhiều. Thế nhưng, cái Tâm của tôi chưa bao giờ muốn yên. Cho nên tôi bỏ mặc cái ý nghĩ là một ngày nào đó mình sẽ Thiền định được. Tôi cũng không nghĩ rằng, thậm chí trong lễ cưới của tôi, tôi đã có một "ý thức rõ ràng, liên tục trong phút giây hiện tại đó!". Nhưng hiện thực bây giờ, tôi rất  hân hoan, thỏa chí vì tôi đã quyết định chọn môn Thiền Chánh niệm. Bởi vì lần này Thiền có  hiệu nghiệm thật !”.

 

Lynn tiếp tục chia sẻ:

 

 “Cũng phải thú nhận rằng đôi lúc khi Thiền, thậm chí cho đến cách đây một tháng, tôi đã sợ rằng mình đang thiền sai, và rằng mình chưa thật sự vào định. Rồi qua thời gian và qua luyện tập và đọc tài liệu học cũng như nghe Ms Lori, giảng viên thỉnh giảng, rằng chẳng có cách thiền nào là sai cả.Thiền chỉ là biết hiện hữu, biết đang là! TS Jon Kabat- Zinn nói, câu trả lời ngắn gọn nhất cho câu hỏi "tôi có đang Thiền đúng hay không?”. Là: "nếu bạn ý thức được cái gì đang xảy ra "là bạn Thiền đúng, bất kể cái xảy ra là gì...bạn chỉ cần chánh niệm vào lúc đó, ý thức bằng tất cả những giác quan đang có mặt... Thiền không phải là giữ tâm thông thoáng hoặc trống rỗng bởi vì như thế bạn không thực sự ở trong khoảnh khắc đó.Thiền là làm thế nào ta ở trong giây phút hiện tại, từ hiện tại tới hiện tại mà thôi…”. 

Thiền và Chánh niệm đã từng giúp tôi giữ vững được tầm nhìn (lập trường ) này! Tôi nhớ, có lần đang tập thiền trong nhà  nguyện  linh thiêng ở trường Trung học cũ của tôi và  của con gái tôi bây giờ, tôi mở to mắt và hoàn toàn hiện hữu vào lúc đó , nhận mọi thứ qua các giác quan. Phòng nguyện toát lên sự tươi mới khác lạ, đầy nét thẳm mỹ, thông thoáng,chất gỗ thơm của hộp đựng thánh thể. Tôi đã thực sự nếm được sự tươi mát và tinh khiết của nhà nguyện và tôi đã cảm nhận được cái tươi mát của không khí, không lạnh mà mát và chạm được  thật. Tôi đã nghe được sự tĩnh lặng của căn phòng, sự chập chờn của ánh nến. Ánh nến, thứ hút ánh mắt tôi rồi nó nhòe đi và tan chảy cùng với những màu như đất của những cửa sổ kính. Ngọn lửa thôi miên tôi khi  tôi ngắm nó nhảy múa theo từng nhịp điệu. Nó vẫn giữ tôi chìm ở đấy.Tâm tôi tĩnh lặng. Khoảnh khắc  sáng  hôm ấy đã dạy tôi đôi điều rằng, tôi đã được kết nối với  trái đất, với đức tin, với quá khứ, hiện tại và tương lai, tất cả cùng một lúc, tất cả nhập làm một. Bây giờ,  khi tôi kể  lại chuyện này, tôi không biết liệu mình đã tả hết cái sâu thẳm của sự việc lúc ấy hay không.Tôi cũng rất thích thú những lần đi tập yoga, Sự nhất thế giữa thân thể, tâm trí  và linh hồn nhập vào "một". Qua khóa Thiền, yoga đối với tôi trở nên ý nghĩa nhiều hơn là những động tác đầy chủ đích hay tập thể dục là khi ta duỗi tay, duỗi chân ra là lúc ta đang chia sẻ tình thương yêu cho các bạn đồng môn và các thầy, cùng toàn thể tinh cầu. Tôi định sẽ tiếp tục tập yoga tại lớp hoặc một mình tại nhà bởi vì tôi muốn khám phá yoga sâu hơn về bồi dưỡng sức khỏe cho thân và sức khỏe cho tâm nữa! 

Một trong những buổi học giá trị nhất đối với tôi là hôm Bác Sỹ Pam Wiseman nói với lớp về phương pháp trị liệu tâm thần ứng xử với Thiền chánh niệm và tác dụng thế nào trong cách trị liệu này để giúp bạn huấn luyện lại mô thức suy luận của mình. Chị đã dạy chúng tôi về khía cạnh sinh vật lý học của stress, tính tiêu cực và Thiền kích hoạt những đáp ứng sinh lý học trong cơ thể. Pam chia sẻ về quan điểm "Ứng xử thế nào là tuỳ lựa chọn của ta", hoặc: “Tâm trí của ta có năng lực nhìn thấy các sự vật theo một hướng tích cực hoặc một hướng tiêu cực và ta có thể phát triển các lộ trình trong não bộ về cách nghĩ thế nào cho những sự vật ấy…". Bài giảng của bác sĩ Wiseman cho tôi hy vọng vì Tâm là chủ của các giác quan và nó có thể được tái đào tạo bằng Thiền. Với tôi, mặc dù bác sĩ Wiseman nói "phải tập Thiền trước rồi ta mới biết cách sử dụng Thiền!” nhưng tôi cần ứng dụng những gì học được trong khóa thiền này càng sớm càng tốt trong đời sống thực tế của tôi. Tôi sẽ ứng dụng không những thiền, thở, kỹ năng yoga, thiền phật học, khấn nguyện Kitô giáo và chánh niệm mà lại còn sống trong trạng thái đang là, tỉnh thức bây giờ và ở đây nữa! Tuy tôi vẫn còn vô số suy nghĩ trong đầu hàng ngày nhưng giờ đây tôi cảm thấy tôi có thể dẹp nó qua một bên, buông xả mọi dính mắc và xa lánh khỏi cái ràng buộc của cuộc sống thường nhật với nhiều ý nghĩ tiêu cực.Tôi tin rằng điều này sẽ giúp tôi thực sự có ích hơn mình tưởng. Khi làm bài trắc nghiệm tự đánh giá theo các đề mục, tôi cảm thấy mình biết tập trung hơn. Tôi cũng tự tin rằng tôi trưởng thành hơn với chính mình của ngày hôm qua.

Tôi hứa sẽ kết hợp Thiền Chánh niệm với cầu nguyện Kitô giáo bằng hơi thở, một tặng phẩm của Thánh Linh. Khi thở vào, khi thở ra tôi sẽ được bình yên và buông xả mọi tội lỗi, mọi vướng mắc của dòng tâm thức… 

Mặc dù tôi chưa được vững chãi cho lắm, nhưng tôi hứa sẽ tiếp tục thực tập theo hướng này và sẽ ứng xử những tình huống tốt hơn, cũng như sự đối đãi với mọi  người trong cuộc sống của tôi bằng tình yêu thương và lòng từ bi rộng lớn hơn”.

 

Và sau đây là những câu trả lời cho bài thi cuối học kỳ từ Terri Smith, một sinh viên khác trong lớp Thiền Thực Nghiệm.

 

“What is the meaning of impermanence, and how does this affect daily living? Answer: Impermanence is the acceptance that nothing is permanent. Nothing ever remains the same. That each and every breath we take is here and then gone. That we are always dying and renewing, we are ever changing. Every second that exists also fades from existence. “The law of impermanence: the fact that everything, without exception, is always changing, that things will not, cannot stay the same forever.”

 (Câu hỏi thi cuối khóa: Ý nghĩa của vô thường là gì và chúng ta áp dụng vô thường trong đời sống hiện thực như thế nào? Trả lời: Vô thường là một sự chấp nhận rằng mọi thứ không có gì là vĩnh cữu. Không có gì tồn tại mãi. Giống như mỗi hơi thở vào ra, đến và đi. Chúng ta luôn luôn có sự đổi thay giữa cái chết đi và tái tạo sang một cái mới hơn nữa. Mỗi giây khắc của hiện hữu cũng thay đổi liên tục không ngừng. “Quy luật của vô thường : Mọi vật hiện hữu luôn luôn thay đổi và mọi thứ không có thể tồn tại mãi mãi”).

 

Với một câu hỏi khác của bài thi cuối học kỳ:

 

 “How can negative experiences with suffering become positive suffering?”

 (Làm cách nào để có thể biến tố chất tiêu cực từ khổ đau để đổi sang tính chất tích cực được?)

 

Terri viết:

“Mindfulness and meditation can create a happiness even amidst suffering. It is how we choose to be in a relationship with the pain or suffering that makes an enormous difference in the suffering. It is about choosing our attitudes toward the suffering.”

 ( Chánh niệm và thiền định có khả năng làm tái tạo giữa đau khổ và hạnh phúc. Đó là cách mà chúng ta chọn để đối mặc với nhiều tính chất khổ đau của chính chúng ta.)

 

Sau ngày thi cuối học kỳ, ngày 14 tháng 12 vừa qua, Giáo Sư Phụ lớp Tiến Sỹ William Thiele và tôi đã ngồi lại với Ông Trưởng khoa, Tom Ryan, để đưa ra ý kiến cho những lớp học tiếp theo. Ông Tom Ryan đã đề nghị lớp học của chúng tôi sẽ được mở rộng sang một vài trường Đại Học trong Thành Phố New Orleans. Điều này làm chúng tôi vô cùng ngạc nhiên vì tôi chưa từng nghĩ rằng sinh viên của các trường khác có thể lấy lớp học tại Loyola. Nếu vậy, chúng tôi sẽ được các trường Đại Học khác trong cùng địa vùng “chiếu cố” đến lớp Thiền Thực Nghiệm của chúng tôi.

Một câu nói của Ông Trưởng Khoa Thần Học, Tom Ryan, đã giúp cho tôi có thêm nghị lực và phấn chấn hơn sau khóa dạy mùa thu. Ông bảo: “Thầy là món quà rất lớn của trường Đại Học Loyola này!”. Tôi rất cảm ơn Ông và cảm ơn ban điều hành của trường đã tạo cho tôi một cơ hội mang hơi thở của “Thiền Tập Chánh Niệm Phật Giáo” vào học đường tại Thành Phố New Orleans. Và kế hoạch cho năm 2019, Giáo Sư Tiến Sỹ Thần Học, William Thiele và tôi sẽ tiếp tục đồng hành để mang hơi thở “Thiền Chánh Niệm” đến với các hội đoàn, nhà thờ và các học đường khác tại Hoa Kỳ trong năm mới ./.










Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập