Chính phủ Pakistan có kế hoạch quảng bá du lịch tàn tích Phật giáo Elum

Đã đọc: 690           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Theo quan chức tỉnh Khyber Pakthunkhwa cho biết, theo dự án vành đai của toàn bộ thung lũng núi Elum Ghar sẽ được thực hiện và một đường ray riêng biệt sẽ được xây dựng trong Công viên di sản Phật giáo đặc biệt này.

Các quan chức cho biết, tỉnh Khyber Pakthunkhwa có kế hoạch xây dựng một công viên di sản thung lũng núi Elum Ghar, nơi mang một ý nghĩa lịch sử đối với người Ấn giáo và Phật giáo, để thúc đẩy du lịch văn hóa tâm linh.

Chính phủ Pakistan có kế hoạch quảng bá du lịch tôn giáo ở thung lũng núi Elum Ghar,

tàn tích Phật giáo được cả người Ấn giáo và Phật giáo tôn kính. (AFP)

Nguồn quỹ giá trị năm triệu Rupee đã được Chính phủ nước Cộng hòa Hồi giáo Pakistan phân bổ cho các cơ quan hữu quan như một khoản trợ cấp ban đầu để báo cáo khả thi của dự án.

Elum Ghar, còn gọi là Núi llam, ngọn núi cao 2.800 mét (9.200ft) nằm giữa hai quận Swat và Buner, Pakistan. Elum Ghar là đỉnh cao nhất trong khu vực và bị tuyết phủ nhiều nhất trong năm. Nó nằm ở phía tây Pir Baba thuộc quận Buner, tỉnh Khyber Pakthunkhwa, Pakistan.

Khu phế tích đạo Phật Tổ hợp tu viện được gọi là Takht-i-Bahi, tỉnh Khyber Pakthunkhwa, Pakistan

Nơi đây là một kho tàng nghệ thuật và kiến trúc Phật giáo. Thời cổ đại, toàn bộ khu vực Nam Á này ảnh hưởng và chi phối bởi văn hóa Phật giáo. Một phần của đất nước cổ đại Gandharan, thung lũng núi Elum Ghar là một thành phố Phật giáo Gandharar cổ đại, nơi truyền bá thông điệp của Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni đến Trung và Đông Á. Phật giáo tại Pakistan phát triển và hưng thịnh vào khoảng thời gian trị vì của vị Anh minh Hoàng đế Phật tử Ashoka (khoảng năm 268-232 trước kỷ nguyên Tây lịch) và tiếp tục phát triển cho đến khi Hồi giáo là mlu mờ trong thế kỷ 11 sau kỷ nguyên Tây lịch.

Quan  chức địa phương cho biết, thung lũng núi Elum Ghar sẽ trở thành nơi an toàn cho những người theo Ấn Độ giáo và Phật giáo, cũng như du khách thập phương hành hương.

Đất nước Pakistan, quê hương của Tổ sư Thế Thân thuở nào. Cộng hòa Hồi giáo Pakistan của hai nghìn năm trước là một quốc gia Phật giáo, nền văn hóa Phật giáo Pakistan vang bóng một thời hoàng kim, cơ sở tự viện Phật giáo, xá lợi Phật, xá lợi các bậc Thánh tăng được cung nghinh, xây bảo tháp thờ tự khắp mọi nơi.  Nhưng nay Phật giáo đã trở thành sa mạc hoang vu. Phakistan bây giờ là Cộng hòa Hồi giáo Pakistan, với hơn 97% dân số theo Hồi giáo. Pakistan là quốc gia Hồi giáo đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Indonesia.

Trong khi đó, hơn 23 thế kỷ trước, cả khu vực Pakistan bấy giờ là trung tâm Phật giáo lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Phật quốc Ấn Độ. Nhất là vào thời điểm từ năm 300 đến năm 180 kỷ nguyên Tây lịch, dòng dõi Mauryan, đặc biệt thời Hoàng đế Phật tử Ashoka – thống nhất cả vùng đất rộng lơn từ Đông Á là Bhutan, Bangledesh, sang phía trái là Ấn Độ, rồi tiếp đến phía tây gồm các quốc gia Pakistan, Afghanistan và Iran bây giờ. Các nhà khảo cổ vẫn tìm thấy dấu tích trụ đá Hoàng đế Phật tử Ashoka nơi đây.

Nhắc đến các vị Thế Thân, ngài Vô Trước, ngài Tỷ Lân Trì ba vị Thánh tăng là 3 anh em ruột. Ngài Vô Trước là anh, ngài Thế Thân là anh giữa và ngài Tỷ Lân Trì là em út.

Sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, ngài Vô Trước và ngài Thế Thân là hai trong 6 ngôi sao sáng của Phật giáo Ấn Độ. Sáu bảo bối “Ấn Độ Phật giáo Lục Bảo trang” đó là: Long Thọ, Thánh Thiên, Vô Trước, Thế Thân, Trần Na và Pháp Xứng.

Đất nước Pakistan, quê hương của Tổ sư Thế Thân thuở nào

Thời Tam tạng Pháp sư Đường tăng Trần Huyền Trang từ Trung Hoa sang Ấn Độ thỉnh kinh, ngài tận mắt thấy ngôi bảo tháp trong khuôn viên ngôi Đại già lam cổ tự Peshawar, tính theo đơn vị đo lường bây giờ, tháp cao khoảng 120 mét.  Lịch sử ghi chép, đó là công trình cao nhất của nhân loại thời bấy giờ. Theo Đại Đường Tây Vức Ký, ngài Huyền Trang kể chư vị Thánh tăng xây dựng ngôi bảo tháp để tôn trí xá lợi Phật, Bảo tháp này được xây dựng ngay trung tâm Peshawar.

Bên dưới những ngôi Đại hùng Bảo điện là vô số vàng vòng, đá quý, bảo vật, kinh điển,…nói lên tinh thần người Phật tử Pakistan thời đó rất sùng mộ và hết lòng tôn kính Tam bảo.

(Nguồn: The Hindu Times)

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập