Thiền phát triển mạnh tại Hoa Kỳ

Đã đọc: 712           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Số người Mỹ thực tập thiền Phật giáo tăng 3 lần. Đây là phương pháp thực hành có từ ngàn xưa, hiện trở thành giải pháp trị liệu tâm lý và sức khỏe phổ biến tại Hoa Kỳ, với khoảng 35 triệu người hành trì.

Cuối tuần qua, Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ đưa ra báo cáo, cho thấy những thay đổi của số người thực hành thiền trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017.
 
Vào năm 2017, theo khảo sát của Trung tâm Thống kê quốc gia về lĩnh vực sức khỏe, có 14.2% người Mỹ tuổi trưởng thành theo thực tập thiền so với con số 9% người hành thiền vào năm 2012.
 
Không chỉ người trưởng thành, trẻ em Hoa Kỳ cũng thể hiện sự bén duyên với thiền. Năm 2012, chỉ có một số lượng nhỏ trẻ em hành thiền và hiện giờ con số này là 5%.
 
Sự phát triển nhanh chóng của thiền dẫn tới sự phát triển của nhiều khóa tu, lớp học, các ứng dụng trên mạng và một số chương trình miễn phí, trực tuyến.
 
Điều này cho thấy, khi có nhiều người Hoa Kỳ phải chống chọi với các vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo âu, mất tập trung và các vấn đề về thể chất như các cơn đau mãn tính, họ dần chuyển sang tìm kiếm các liệu pháp không cần dùng thuốc. “
 
Có nhiều vấn đề trong văn hóa, lối sống của chúng ta làm gia tăng sự lo âu và căng thẳng, một phần xuất phát từ các thông tin về nỗi sợ hãi mà ngành truyền thông cung cấp”, Richard Davidson, nhà khoa học nghiên cứu về thần kinh học tại Đại học Wisconsin Madison, sáng lập viên và giám đốc của Trung tâm Sức khỏe Tâm trí chia sẻ.
 
“Tôi nghĩ, sẽ có sự gia tăng về sức hút của các chương trình thiền tập nhờ mang lại nhiều khả năng giúp cho con người điều chỉnh hoàn cảnh sống trong đời sống hiện đại”.
 
Các nhà khoa học như Davidson cùng lúc cũng phát hiện ra rằng, thiền định ít nhất mang lại hiệu quả tích cực đối với sức khỏe, lại không có tác dụng phụ.
 
Theo các nhà nghiên cứu, thiền tập theo phương pháp chánh niệm đã được thực tập ở Đông và Nam châu Á kể từ khi Đức Phật truyền dạy vào khoảng 2.600 năm trước.
 
Theo một học giả, thiền sư người Myanmar, ngài S.N. Goenka, Đức Phật không dạy con người về tôn giáo theo kiểu bè phái. Ngược lại, Ngài dạy mọi người về phương pháp sống nhằm đạt được sự sáng suốt, bình yên trong tâm thức và giải thoát khỏi mọi khổ đau. Vài thập niên trước, pháp môn này đã đến phương Tây với sự giảng dạy của các thiền sư như Thích Nhất Hạnh, Jon Kabat-Zinn, Chogyam Trungpa Rinpoche, Tara Brach và Jack Kornfield.
 
Mục tiêu của thiền định thỉnh thoảng bị hiểu nhầm như là cách để tâm thức rỗng không. Nhưng theo Davidson “đó thật sự là cách để khám phá bản chất thực bên trong tâm là gì. Đó là sự khám phá, truy tìm, mở lòng một cách chân thực để tìm hiểu chúng ta là ai”.
 
Năng lượng để ổn định thân tâm cũng trở thành đề tài hấp dẫn với các nhà khoa học chuyên ngành thần kinh, tâm lý và bác sĩ. Nhà tâm lý Robert Wright, tác giả quyển sách “Tại sao Đức Phật là Sự thật” chia sẻ rằng: “Thiền tập là một kỹ thuật đặc biệt để chuyển hóa từ lo âu, hối hận cũng như nỗi đau của thân thể sang trạng thái giải thoát”.
 
Gần đây, các kết quả trên nghiên cứu lâm sàng cho thấy thiền chánh niệm có thể giúp giảm đau và thoát khỏi trầm cảm.
 
Mặc dù có vài thử nghiệm về mối liên quan giữa thiền tập và sức khỏe tinh thần, và kết quả phân tích của nhà nghiên cứu Johns Hopkins dành cho Tổ chức Nghiên cứu Chăm sóc Sức khỏe và Chất lượng cho thấy thiền tập, đặc biệt là thiền chánh niệm, có một vai trò nhất định trong điều trị trầm cảm, lo âu ở người lớn nhưng không gây tác dụng phụ.
 
Đối với trẻ em, ngày càng có nhiều trường học ứng dụng chương trình thiền chánh niệm. Mặc dù nghiên cứu về thiền tập trên trẻ em vẫn đang ở mức sơ bộ, nhưng theo một nhà khoa học, các thử nghiệm công bố vào tháng 10 trên tập san chuyên ngành về tâm lý cho thấy, có những tác dụng tích cực đáng kể về khả năng điều hành, chú ý, giảm trầm cảm, lo âu, căng thẳng và các biểu hiện tiêu cực.
 
 
Học sinh tại một trường trung học Hoa Kỳ thực hành thiền trước buổi học
 
Hiện đã có nhiều chương trình khuyến khích thực tập thiền, nhưng các thống kê gần đây cũng cho biết việc tiếp cận các phương pháp hành trì này vẫn chưa đồng đều. Theo đó, người da trắng thực tập nhiều hơn người gốc Tây Ban Nha và da đen.
 
Ngoài ra, hiện có dấu hiệu cho thấy thiền tập đang trở thành cơ hội kinh doanh của một số người. Học giả Davidson khẳng định: “Đang có một thách thức lớn liên quan đến bảo tồn các giá trị nguyên thủy của thiền tập Phật giáo và đảm bảo rằng chúng được dạy một cách trung thực”.
 
“Điều này có nghĩa cần phải tôn trọng và chia sẻ lịch sử lâu đời mà thiền tập được hướng dẫn bởi Đức Phật để từ đó truyền dạy chúng một cách nghiêm túc”, ông Davidson nhấn mạnh.
 
Bảo An - S.Thoại (theo Vox)_

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập