Thiền phái Lâm Tế Phật giáo Nhật trong nghệ thuật nhiếp hóa nông dân nghèo

Đã đọc: 687           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc đã hồi sinh Thiền phái Lâm Tế dựa trên việc dùng Thiền Phật giáo xa và rộng. Thật vậy, sự hoằng pháp của Ngài không bao giờ tách biệt với nhân quân xã hội.

Bạch Ẩn Huệ Hạc (白隱慧鶴-hakuin ekaku, 1686-1769), vị thiền sư, cao tăng Phật  giáo Nhật Bản, một trong những vị thiền sư quan trọng nhất của Thiền phái Lâm Tế tại quốc gia này. Mặc dù pháp mạch của Thiền phái Lâm Tế đã có từ lâu tại Nhật, nhưng Ngài là người phục hưng, cải cách lại Thiền phái này, vốn đã bắt đầu tàn lụi từ thế kỷ  14.

Thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc là người phát huy pháp tham thiền Công án, Thoại đầu. Công án "Thế nào là tiếng vỗ của một bàn tay?" của Ngài là công án nổi tiếng nhất của một Thiền sư Nhật Bản. Con người thiên tài này không những chỉ là một vị Thiền sư mà là một họa sĩ, văn và nghệ sĩ tạc tượng xuất chúng. Các tranh mực tàu của Ngài là những kiệt tác của thiền họa Nhật Bản (mặc tích).

Thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc đã hồi sinh Thiền phái Lâm Tế dựa trên việc dùng Thiền Phật giáo xa và rộng. Thật vậy, sự hoằng pháp của Ngài không bao giờ tách biệt với nhân quân xã hội.

Ngoài ra, Ngài luôn thẳng thắn đối với các hệ phái Phật giáo khác, Ngài không bao giờ tìm cách thay đổi hình thức Phật giáo đối với nếp sống bình dị chân chất mộc mạc của người dân vùng nông thôn. Do đó, cuộc sống của Ngài có thể tiếp cận cả văn hóa và tôn giáo đối với những người bình thường trong cộng đồng nông thôn.

Nói cách khác, nhiều cư dân trên khắp vùng nông thôn hợp nhất các khía cạnh khác nhau của chủ nghĩa Thần đạo nông thôn, Nho giáo và các cách thức của Phật giáo. Thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc hoàn toàn hiểu được sự hợp nhất phong phú của những ý tưởng tác động đến xã hội nông thôn và các khía cạnh tôn giáo và triết học vẫn như một tảng đá trong những thời điểm khó khăn.

Đúng với thiên nhiên, Ngài từ chối phục vụ các ngôi tự viện Phật giáo uy tín nhất ở Tokyo đã ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa cao – giống như các trung tâm quyền lực khác bao gồm Nara. Thay vào đó, Ngài vận dụng giáo lý Thiền phái Lâm Tế cho người nghèo ở vùng nông thôn và tán dương những công đức của Thiền tông, đức hạnh của chư vị Thiền sư, dựa trên các bài giảng cho các tầng lớp khác trong xã hội.

Thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc nói: “Ở tận cùng của đại nghi là đại ngộ tuyệt vời. Nếu khối nghi tình bùng vỡ thì bạn chứng nhập bản thể tuyệt đối, kiến tính thành Phật”. Một câu nói khác, gần với trung tâm của Ngài là “Sự chiêm niệm hoạt động bên trong là một triệu lần tốt hơn so với suy tư trong tĩnh lặng”.

Trong thế giới nghệ thuật, thư pháp và văn học liên quan đến Thiền tông thì Thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc đã hợp nhất các yếu tố này để tiếp cận với quần chúng theo nhiều cách. Thật vậy, Ngài đã viết với niềm đam mê lớn, và vội vàng trong giai đoạn cuối của cuộc đời mình. Tương tự như vậy, mặc dù Ngài được coi là một trong những họa sĩ Thiền tông vĩ đại nhất của Phật giáo Nhật Bản, Ngài chỉ tập trung nghiêm túc vào lĩnh vực này của cuộc đời khi Ngài gần 60 tuổi.

Vân Tuyền_

(Nguồn: Modern Tokyo Times)

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập