Ấn Độ: Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ tại "Diễn đàn tuổi trẻ 50 năm"

Đã đọc: 903           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

“Diễn đàn Tuổi trẻ 50 năm” của Chính phủ Tây Tạng lưu vong (CTA) kết thúc vào ngày 20/08/2018 với những lời chúc phúc cát tường của đức Đạt Lai Lạt Ma - vị lãnh đạo tinh thần của nhân dân Tây Tạng. Hàng trăm thanh niên phật tử Tây Tạng đã tập trung tại trụ sở chính của Chính phủ Tây Tạng lưu vong, thảo luận về “Tầm nhìn 5 năm của CTA”.

Trong 15 phút gặp mặt, đức Đạt Lai Lạt Ma bày tỏ niềm tin của mình về tiềm năng của những giáo lý, của nền văn hóa phong phú và tôn giáo đặc sắc của Tây Tạng. Ngài nói: “Tôi có thể nói với đầy đủ niềm tin rằng truyền thống của chúng ta có nguồn gốc từ Ấn Độ, đặc biệt là truyền thống của Đại học Phật giáo Nalanda. Đó là một kho báu quý giá cho thế giới ngày nay. Lời khuyên hay thông điệp chính tôi muốn nhắn gửi tới tất cả các bạn trẻ: Bất kể bạn là nam hay nữ, tăng hay ni, ai cũng có quyền sở hữu truyền thống phong phú này”.
 
Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ với thanh niên phật tử tại “Diễn đàn Tuổi trẻ 50 năm” vào ngày 20/08/2018.
Sự kiện diễn ra tại Dharamshala, Tiểu Lhasa - nơi cư trú của đức Đạt Lai Lạt Ma,
nơi sẽ nhìn thấy sức sống tuôn trào của truyền thống văn hóa và tôn giáo Tây Tạng.
Ảnh: OHHDL
Ngài tiếp tục cầu nguyện, chúc phúc cát tường, hi vọng giới trẻ không chỉ thấm nhuần kiến thức Phật giáo Tây Tạng mà còn theo học các bậc thầy vĩ đại của Đại học Phật giáo Nalanda. Từ đó, mỗi người tự thẩm định giáo lý của đức Phật bằng ánh sáng trí tuệ.
 
Ngài cho rằng văn học Phật giáo Tây Tạng có cách tiếp cận hợp lý, tạo điều kiện để các phật tử tương tác rất tốt với các nhà khoa học: “Điều này dựa trên kinh nghiệm hơn 30 năm của tôi khi đối thoại với các nhà khoa học và học giả phương Tây. Ngày nay, truyền thống Đại học Phật giáo Nalanda tiếp cận giáo lý của đức Phật với sự logic và lý trí chỉ được tìm thấy giữa những người Tây Tạng. Người Tây Tạng không cần phải học tiếng Trung, tiếng Hindu hoặc tiếng Anh để khám phá điều này, bởi vì nó có sẵn trong Kangyur và Tengyur đã được dịch sang tiếng Tây Tạng.
 
Chúng ta nên tự hào về triết học Phật giáo Tây Tạng - nền tri thức quý giá cần được bảo tồn. Chúng ta thừa kế truyền thống phong phú này nhờ tâm phúc của Ngài Tịch Hộ (Shantarakshita, 750-802), vị Thánh tăng Ấn Độ thuộc Trung Quán tông, người truyền bá Phật pháp sang Tây Tạng thời kỳ đầu, là nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng và có sự ảnh hưởng tới các vị vua tôn giáo như Songtsen Gampo”.
Đức vua Songtsen Gampo (617-650) - người kiến lập nên vương quốc Tây Tạng là một trong ba vị Pháp Vương đầu tiên của Tây Tạng. Ngài là vị vua đời thứ 33 trị vì triều đại Yarlung. Ngài lên ngôi vua vào năm 13 tuổi, đã cử sứ giả Thonmi Sambhota sang Ấn Độ để nghiên cứu phát minh ra chữ viết cho Tây Tạng và mang về vô số di sản văn hóa cũng như phát kiến kỹ thuật cho đất nước này. Ngài đã thành hôn với công chúa Bhrikuti Devi của Nepal và công chúa Wencheng (Văn Thành) của Trung Hoa (623-680) - người đã mang theo hai bức tranh của đức Phật Thích Ca, góp phần du nhập đạo Phật vào Tây Tạng.
 
Vân Tuyền (Nguồn: VP Chính phủ Tây Tạng lưu vong)

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập