Bùng nổ số lượng cơ sở tôn giáo và dân nhập cư châu Á tại Hoa Kỳ

Đã đọc: 1133           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Sau khi thông qua Đạo luật Di trú và Quốc tịch (INA) năm 1965, một nhóm người châu Á đã nhập cư tới Hoa Kì. Với Đạo luật năm 1965, Hoa Kỳ lần đầu tiên tự cam kết chấp nhận vấn đề di trú với tất cả những người có quốc tịch khác.

Nhóm người nhập cư đến từ Đông Á với đông đảo những cư dân cũ của các quốc gia Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kông. Trong nhóm người Hàn Quốc, số lượng tín đồ Kitô giáo chiếm tỷ lệ phần trăm cao; nhưng dù vậy vẫn có một sự tăng trưởng đáng kể các cơ sở tự viện Phật giáo Hàn Quốc tại Hoa Kỳ. Những người Trung Quốc mới đến đã từng bước hồi sinh nhiều khu phố Tàu trên khắp đất nước Hoa Kỳ, và tạo ra các trung tâm mới ở ngoại ô như Monterey Park, Califonia vào thập niên những năm 1990 cuối thế kỷ 20. Một nửa dân số ở đây là người Trung Quốc. 
 
Các cơ sở tự viện Phật giáo Trung Quốc bắt đầu từ những cơ sở tự viện nhỏ. Ví dụ, ngôi già lam Pháp Ấn Tự (法印寺-Dharma Seal Temple), California, được thành lập từ năm 1977; trước đây là một nhà thờ cũ. Trong vòng hai thập kỷ, đã có những khu phức hợp chùa lớn được xây dựng như ngôi già lam Phật Quang Tây Lai Tự (佛光山西來寺), hoàn thành vào năm 1988, tọa lạc ở miền núi phía Bắc đồi Puente, Hacienda, quận Los Angeles, California. Ngôi chùa Trang Nghiêm Tự (莊嚴 寺), được xây dựng vào năm 1989, tọa lạc tại Kent, New York và ngôi chùa Phật Ngọc Tự ở phía Tây Nam thành phố Houston,… 
Ảnh minh họa (nguồn internet)
 
Từ Đông Nam Á, một nhóm người Thái nhập cư với số lượng ít hơn Trung Quốc, đã cho xây dựng ngôi già lam Phật điện hàng đầu - Wat Thai ở North Hollywood, bắt đầu vào năm 1979. Ngày nay, có gần một trăm ngôi chùa Phật giáo Thái Lan trên khắp đất nước Hoa Kỳ.
 
Sau thập niên 1975, với những biến động về thời cuộc, những người nhập cư châu Á đến từ ba nước Đông Dương Việt Nam, Lào và Campuchia.
 
Có hai đợt di dân lớn từ Việt Nam đến Hoa Kỳ và các nước Tây phương. Chỉ riêng tháng 04 năm 1975, có khoảng 86.000 người Việt Nam được đưa từ Sài Gòn đến Hoa Kỳ. Đến cuối xuân năm 1975, có đến 130.000 người Việt Nam tị nạn sang Hoa Kỳ. Đến năm 1985, tổng dân số Việt Nam nhập cư tại Hoa Kỳ là 643.000 người. Có khoảng 20.000 người đến từ châu Âu và các nước khác.
 
Trong khi cộng đồng người Việt Nam đến Hoa Kỳ đã hình thành những ngôi chùa Phật giáo Việt Nam đầu tiên ở Hoa Kỳ. Ngoài Đại hùng bảo điện thờ chư Phật, Bồ Tát, còn có phòng tiếp khách, phòng ở và phòng thờ thân nhân quá cố của các phật tử. 
 
Đến năm 1990, tại quận Cam, California, nơi có mật độ dân số Việt Nam đông nhất, có khoảng 20 ngôi chùa lớn và nhỏ. Những ngôi chùa nhỏ tương tự có thể tìm thấy ở Denver, Houston, New Orleans và Chicago; ở Olympia, Washington, Memphis, Tennessee và Fort Smith, Arkansas. Sau khi cộng đồng được thành lập, các ngôi chùa Phật giáo Việt Nam mới được xây dựng ở  thành phố Oklahoma, Minneapolis, và ở Garden Grove, California. Một tập sách xuất bản ở Westminster, CA năm 1992 đã liệt kê địa chỉ của 143 ngôi chùa Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Và hiện tại ở quốc gia này có hơn 200 ngôi chùa Việt.
 
Có khá đông người Campuchia nhập cư vào Hoa Kỳ năm 1979 và sau đó, dưới thời Khmer Đỏ, hầu hết chư tăng trong các ngôi chùa Phật giáo khắp đất nước đều bị trục xuất, và chỉ có khoảng 3.000 trong số 50.000 vị tăng sĩ Phật giáo Campuchia thoát chết. Vì vậy, 150.000 người Campuchia đã tị nạn sang Hoa Kỳ trong khoảng thời gian từ những năm 1979 đến 1985. 
 
Đối với người dân Campuchia, việc bảo tồn truyền thống Phật giáo của họ ở Hoa Kỳ có vai trò rất quan trọng. Một thanh niên phật tử đã chia sẻ: “Khi bạn rời bỏ Phật giáo, cuối cùng bạn sẽ đánh mất đi bản sắc Campuchia, vì Phật giáo là nền tảng của văn hóa Campuchia”. Khoảng 40.000 người Campuchia tập trung ở khu vực Long Beach, Califonia. Một số ngôi chùa nhỏ và lớn, như ngôi chùa Khemara Buddhikarama, mặc dù không nằm trong “khu phố thương mại” nhưng nơi đây vẫn là một trong những ngôi già chùa Phật giáo quan trọng đối với cộng đồng người Campuchia. 
 
Ở khu vực Boston, có gần 30.000 người Campuchia, với các ngôi chùa ở phía Bắc Chelmsford, Lynn và Lơell. Có một ngôi chùa Phật giáo Campuchia ở khu vực nông thôn phía Nam Minnreapolis và một ngôi chùa, một tu viện lớn được xây dựng ở vùng ngoại ô Washington, DC, khu vực Silver Spring, Maryland và nhiều nơi khác trên khắp đất nước Hoa Kỳ.
 
Các ngôi già lam tự viện Phật giáo của tất cả các nhóm dân nhập cư tại Hoa Kỳ đóng vai trò trung tâm trong cộng đồng, để bảo tồn bản sắc văn hóa và dạy ngôn ngữ dân tộc của riêng họ. Các ngôi chùa Phật giáo Nhật Bản luôn có tiếng trống Taiko. Lễ hội được tổ chức với hội chợ ẩm thực đa dạng phong phú cùng các món ăn truyền thống. Tại một số ngôi chùa còn có “Hội Phật giáo” của các phật tử châu Á nhập cư và các học viên người Mỹ được sinh ra trong ngôi nhà Phật giáo, nhờ triết lý và thực hành thiền định.
 
Trong những năm gần đây, không thấy xuất hiện sự việc nào khác dẫn đến sự di cư của Phật giáo đại chúng tới Hoa Kỳ như những thập niên 70-80 của thế kỷ 20. Bên cạnh đó, các ngôi chùa Phật giáo mới liên tục được xây dựng Ví dụ, trong bản kế hoạch năm 2010 đã được phê duyệt, ngôi chùa Phật giáo Thái Lan với chiều cao 60 foot và đỉnh cao 160 foot ở Raynham, Massachustts sẽ một trong những ngôi chùa Phật giáo lớn nhất thế giới. 
 
(Nguồn: The Pluralism Project)

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập