Phật Đản ở xứ sở hoa anh đào

Đã đọc: 2990           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Bức tượng Phật đó đặc đúc bằng đồng đen, ở trong một tô nước đầy chứa trà ngọt, bên cạnh là một chiếc gáo được làm bằng gỗ. Khi buổi lễ Phật Đản diễn ra, các vị Hòa thượng trong chùa sẽ dùng gáo múc trà ngọt để tắm cho bức tượng Phật. Người Nhật truyền tai nhau rằng, lúc đức Phật được mẹ của ngài hạ sinh, các thần linh trên thiên đình phun nước tắm cho ngài, bởi vậy mới có phong tục ấy. Đây là loại trà được chế từ cây tử dương hoa, loài cây có nhiều trên miền núi. Trước đấy, có nơi còn sử dụng nước hoa để tắm cho bức tượng Phật. Sau khi tắm xong, người ta dùng nước trà ngọt đem về với hy vọng sẽ đem lại được sự may mắn, an lành cho gia đình.

Kỷ niệm ngày Phật Đản là niềm vui lớn đối với người phật tử xứ Hoa Anh Đào. Các cơ sở tự viện Phật giáo và tại Công ty, tư gia phật tử Nhật Bản đều tổ chức Phật Đản theo truyền thống, tức ngày mồng 8 tháng 4 (Âm lịch) hằng năm, rất gần với mùa hoa anh đào nở rộ và mùa xuân đến với cái tên "Hana matsuri" hay "hoa lễ hội/kỳ nghỉ".
 
Nhiều sự kiện trong dịp Đại lễ Phật Đản được tổ chức ở hầu hết các cơ sở tự viện Phật giáo trên toàn quốc, nhưng đối với các ngôi Đại già lam Phật giáo thì tổ chức quy mô hoành tráng hơn, sự kiện tổ chức nhiều ấn tượng đặc biệt. 
 
Người ta gọi lễ Phật Đản tại xứ sở hoa anh đào là Hana Matsuri, còn được biết đến với các tên khác là Lễ hội Hoa. Cái tên này được đặt bởi lễ Phật Đản diễn ra đúng dịp hoa anh đào nở rộ tại nhiều nơi. Thường thì ngày đại lễ này tổ chức ở nhiều ngôi đại già lam, ví dụ Kannon, Gokokuji. Diện kiến trước đức Phật, trẻ con sẽ mặc các bộ đồ sặc sỡ còn phụ nữ thì vận trang phục Kimono truyền thống với đủ loại màu sắc.
 
Tại sân chùa, mọi người sẽ nhìn thấy một bức Bạch tượng khổng lồ được những nghệ nhân điêu luyện làm bằng giấy bồi. Truyền thuyết kể rằng, xưa mẹ của đức Phật trước khi mang thai thái tử Sĩ Đạt Ta, anh trai của đức Phật đã mộng về con voi có sáu ngà đâm vào hông bên phải, bởi vậy voi cũng gắn liền với lễ hội Hana Matsuri tại Nhật Bản.
 
Ngoài tượng voi khổng lồ còn có tòa tháp nhỏ, xung quanh được trang trí nhiều hoa tươi thắm, người ta gọi là Hana-mido. Một bức tượng Phật bên trong tòa tháp diễn tả hình ảnh từ khi Phật chào đời, bước bảy bước đi, phía bên dưới có những đài sen ôm chân. Một tay chỉ giơ lên trời một tay chỉ dưới đất, đức Phật tuyên bố “Thiên thượng hạ duy ngã độc tôn”, có ý nói rằng, khắp trời đất bao la, chỉ có ngài là đấng tối cao.
 
Bức tượng Phật đó đặc đúc bằng đồng đen, ở trong một tô nước đầy chứa trà ngọt, bên cạnh là một chiếc gáo được làm bằng gỗ. Khi buổi lễ Phật Đản diễn ra, các vị Hòa thượng trong chùa sẽ dùng gáo múc trà ngọt để tắm cho bức tượng Phật. Người Nhật truyền tai nhau rằng, lúc đức Phật được mẹ của ngài hạ sinh, các thần linh trên thiên đình phun nước tắm cho ngài, bởi vậy mới có phong tục ấy. Đây là loại trà được chế từ cây tử dương hoa, loài cây có nhiều trên miền núi. Trước đấy, có nơi còn sử dụng nước hoa để tắm cho bức tượng Phật. Sau khi tắm xong, người ta dùng nước trà ngọt đem về với hy vọng sẽ đem lại được sự may mắn, an lành cho gia đình.
 
Trong lễ hội Phật đản Hana Matsuri tại Nhật Bản có diễn ra khá nhiều hoạt động đặc sắc, có cả sự góp mặt của chư tăng, ni phật tử trong chùa, hấp dẫn nhất vẫn là màn biểu diễn của các em nhỏ tay cầm hoa tươi trong trang phục Kimono truyền thống. Màn bế mạc diễn ra sau phần hợp ca phật giáo của các em trong tiếng trống rền vang.
 
Vân Tuyền (Nguồn: Tokyo Cheapo- Ảnh của Maarten Heerlien)

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập