Nhật Bản: Sử dụng công nghệ 3D bảo quản tài sản văn hóa Phật giáo

Đã đọc: 2048           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Một phòng thí nghiệm của trường Đại học Chiba, Nhật Bản đã thu thập các dữ liệu 3D của các pho tượng Phật và các tài sản văn hoá khác ở tỉnh Chiba. Công việc nhằm mục đích tạo ra dữ liệu lập thể của các vật thể có thể bị đánh cắp hoặc hư hỏng.

Việc sử dụng dữ liệu 3D có thể giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế và văn hóa của địa phương. Chẳng hạn, một ngôi tự viện Phật giáo đã bắt đầu bán các mô hình thu nhỏ của các pho tượng Phật như quà tặng tâm linh và các nghệ nhân khắc kim loại cũng đã sử dụng dữ liệu để sản xuất quà lưu niệm cho các du khách.

 Giáo sư Akira Ueda (bên trái) và Hironobu Aoki. Bản sao dựa trên dữ liệu 3 chiều
Phòng thí nghiệm bắt đầu thu thập dữ liệu 3D sau khi Giáo sư Akira Ueda, 50 tuổi, thuộc trường Đại học Kỹ thuật, đã đề xuất dự án cho những người có liên quan đến các ngôi tự viện Phật giáo, những nơi thờ tự tín ngưỡng tôn giáo trong năm 2013. Nhóm nghiên cứu đã đưa một máy quét cầm tay đến 10 địa điểm, bao gồm các ngôi chùa, những nơi thờ tự tín ngưỡng tôn giáo và Viện Bảo tàng Lịch sử địa phương Kamogawa-shi Kyodo Shiryokan ở thị trấn Kamogawa. Họ sử dụng máy quét để ghi dữ liệu 3D của khoảng 40 vật thể, chẳng hạn như những pho tượng Phật và chạm khắc bằng gỗ.
 
Hironobu Aoki, 25 tuổi, sinh viên của khóa học tiến sĩ bậc đại học, đóng vai trò dẫn đầu nói: "Dữ liệu cũng có thể hữu ích cho việc bảo quản, sửa chữa và phục hồi tài sản văn hoá. Tôi hy vọng nhiều người sẽ nhận ra những nỗ lực này, vì vậy chúng tôi có thể thu thập thêm dữ liệu".
 
Ngôi cổ tự Komatsuji (小松寺 - Tiểu Tùng Tự) ở Minamiboso trong tỉnh có lịch sử khoảng 1.300 năm. Việc tái tạo các pho tượng Phật giáo Kisshoten và tượng Bishamonten được sản xuất trong nửa sau thời Heian (năm 794, cuối thế kỷ 12) đang được sản xuất với máy in 3 chiều và dữ liệu. Các mô hình thu nhỏ có chiều cao khoảng 2,5cm.
 
Các bức tượng nhỏ được đặt trong túi làm từ cotton Nhật Bản từ Kimitsu trong tỉnh và được du khách đua nhau mua như món quà tâm linh. Những món quà có sẵn tại chùa vào những dịp đặc biệt, như dịp được chiêm bái các bức tượng Phật giáo.
 
Cư sĩ Hiroshi Deguchi, 50 tuổi, một thợ khắc kim loại và họa sỹ có trụ sở tại Tateyama thuộc quận, đã điều hành một phòng thu của họa sĩ tên là Tomigin. Ông đã sản xuất đồ trang sức bằng bạc trên cơ sở thử nghiệm, dựa trên dữ liệu 3 chiều của "A", một bức chạm khắc bằng gỗ của sư tử tại ngôi cổ tự Konrenin ở Tateyama.
 
"A" được thực hiện bởi Goto Yoshimitsu, một trong hai nhà điêu khắc nổi bật trong vùng Awa - nay là phần phía Nam của tỉnh Chiba - người chuyên về trang trí các ngôi tự viện Phật giáo, những nơi thờ tự tín ngưỡng tôn giáo trong thời kỳ đầu hiện đại.
 
Bức chạm gỗ thực tế cao 31cm, rộng 48cm và dày 31cm. Cư sĩ Hiroshi Deguchi sử dụng một máy in 3D để tạo ra một bản sao rộng khoảng 3cm. Sau đó ông làm khuôn đúc bằng cách sử dụng bản sao và đổ bạc tráng vào đó, sản xuất các đồ thu nhỏ như vòng tay, mặt dây chuyền và nhẫn.
 
Sử dụng dữ liệu 3D cho mục đích thương mại và tạo ra một hệ thống có lợi cho tài sản văn hoá là một thách thức cho trường Đại học Chiba và các trường khác.
 
Cư sĩ Hiroshi Deguchi rất lạc quan: “Trong tương lai, tôi muốn tăng sự đa dạng hóa các sản phẩm và bán chúng như hàng hóa thương mại”.
 
Bảo tàng lịch sử địa phương ở Kamogawa gần đây đã tổ chức một cuộc triển lãm với các tác phẩm điêu khắc từ vùng Awa. Các tác phẩm của Goto và Takeshi Ihachiro Nobuyoshi, nhà điêu khắc các ngôi tự viện Phật giáo, những nơi thờ tự tín ngưỡng tôn giáo nổi tiếng, được trưng bày cùng với bản sao 3D các tác phẩm của họ. Các sản phẩm của Deguchi cũng được trưng bày.
 
Vân Tuyền (Nguồn: World Crunch)

 

 
 
 
 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập