Sinh viên Hoa Kỳ nghiên cứu về những bí ẩn trong các văn bản PG Tây Tạng

Đã đọc: 871           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

Con trai của một người nông dân trồng hoa quả ở thung lũng Hudson, New York, Hoa Kỳ đã trở thành một nghiên cứu sinh Cao học tại Khoa Nghiên cứu Tôn giáo của Đại học Colorado Boulder, nghiên cứu văn bản Phật giáo Tây Tạng.

Cư sĩ Eben Yonnetti là một sinh viên của trường Cao đẳng Siena, Loudonville, New York, Hoa Kỳ. Anh đã đến Nepal du học để học tập trong chương trình nhân dân Tây Tạng và Hymalaya. Cư sĩ Eben Yonnetti đã sống với một gia đình người Tây Tạng lưu vong, những người đã giúp anh tìm hiểu về cộng đồng Phật giáo Tây Tạng.

Cư sĩ Eben Yonnetti

Cuối cùng, cư sĩ Eben Yonnetti đã trở nên gắn bó với người Tây Tạng và văn hóa Tây Tạng. Anh quyết định nghiên cứu ngôn ngữ và thực tiễn tôn giáo, ngôn ngữ Tây Tạng. Cư sĩ Eben Yonnetti đã làm việc trên văn bằng tốt nghiệp về các nghiên cứu tôn giáo chuyên ngành Phật giáo Tây Tạng, cụ thể như việc Phật giáo Tây Tạng đã mang ánh đạo vàng Từ bi - Trí tuệ tỏa chiếu khắp thế giới hơn nửa thế kỷ qua.
Cư sĩ Eben Yonnetti nói: “Tôi là một sinh viên đang phiêu lưu trong biển ý tưởng. Một cuộc nổi dậy điển hình mà không có nguyên nhân. Bây giờ tôi đang ở quê hương đức Phật Đản sinh, Nepal”.
 
Trong suốt thời gian ở Nepal và Ấn Độ, cư sĩ Eben Yonnetti đã dùng âm nhạc của mình để kết nối với các nhạc sĩ Tây Tạng và khám phá cách mà nghệ thuật âm nhạc Phật giáo Tây Tạng trong các tu viện Phật giáo Tây Tạng thường sử dụng trong các Nghi lễ Phật giáo Tây Tạng. 
 
Dự án nghiên cứu thực địa của cư sĩ Eben Yonnetti tựa như tiếng “Roar” (bài hát): Nhạc cụ và sự sáng tạo trong nghi lễ Phật giáo Tây Tạng. Nó đã tìm hiểu về vai trò của nhạc trong hoạt động nghi lễ của Phật giáo và những biến tấu liên tục, những biến tấu với nghi lễ nghi thức thông qua nhạc cụ và sự sáng tạo khác nhau.
 
Cư sĩ Eben Yonnetti, một nghiên cứu sinh thạc sĩ trong các nghiên cứu tôn giáo, đã tập trung vào việc truyền tải và dịch thuật hiện đại của Phật giáo Tây Tạng. Các mối quan tâm nghiên cứu chính của cư sĩ Eben Yonnetti bao gồm phổ biến hiện đại xuyên quốc gia và xuyên ngôn ngữ của Phật giáo Tây Tạng, cũng như các nghiên cứu về nghi thức, dịch thuật rộng rãi hơn. Ảnh: Patrick Campbell. Trường Đại học Colorado - Boulder (CU Boulder)
 
Có một trải nghiệm đã tạo nên khoảnh khắc quyết định cho cư sĩ Eben Yonnetti trong suốt chuyến đi của anh, khi anh có cơ hội đến xem một nghi lễ của các vị tăng sĩ tại các tu viện Phật giáo Tây Tạng. Đó là một giấc mơ trở thành hiện thực đối với cư sĩ Eben Yonnetti, người bị mê hoặc bởi các vị tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng với chiếc áo cà sa màu nâu đỏ hòa âm phối khí cùng tiếng kim kinh ngọc kệ.
 
Cư sĩ Eben Yonnetti nói: “Những gì tôi nghĩ, tôi biết về Phật giáo hoàn toàn khác khi tôi bị cuốn hút vào một cộng đồng Phật giáo. Tôi đã suy nghiệm về Phật giáo, tôi nghĩ họ luôn luôn huyền bí, quyến rũ, soi sáng với những lý tưởng cao cả; những trong giây phút đó, tôi nhận ra rằng họ giống như chúng ta, những người đáng sống cuộc sống thường nhật của họ. Với tôi, đây là một kinh nghiệm vô cùng quý báu”.
 
Sau chuyến du học, cư sĩ Eben Yonnetti đã trải qua bốn tháng học triết học Phật giáo tại Học viện Phật giáo Quốc tế ở Nepal và dạy tiếng Anh cho các vị tăng sĩ Phật giáo ở một tu viện gần đó.
 
Cư sĩ Eben Yonnetti nói: “Sau những trải nghiệm đó, tôi bắt đầu theo đuổi nghiên cứu và thực hành của mình”.
 
Học kỳ này, cư sĩ Eben Yonnetti nhận được học bổng Provost của Thư viện Đại học để làm nghiên cứu trên 600 tài liệu ngôn ngữ Tây Tạng đã được tặng bởi Thư viện Norlin của Quỹ Tsadra (Quỹ Tsadra trao học bổng cho cả nghiên cứu Phật học tiên tiến và đào tạo chiêm nghiệm tiến bộ). Cư sĩ Eben Yonnetti tạo ra các thư mục, nhập thư mục cho nhiều tác phẩm chưa được liệt kê. Cư sĩ Eben Yonnetti nói: “Không có mục nhập nào cho những tác phẩm này bằng tiếng Anh ở bất cứ đâu trên thế giới. Kho báu của các văn bản Tây Tạng bao gồm các tài liệu tôn giáo, lịch sử và triết học. Điều tôi nghĩ, tôi biết về Phật giáo hoàn toàn khác khi tôi bị cuốn hút vào một cộng đồng Phật giáo”.
 
Các văn bản có năng khiếu bao gồm tác phẩm sưu tầm của một số bậc thầy vĩ đại của Phật giáo Tây Tạng, những tác phẩm của họ chỉ mới bắt đầu được kiểm tra ở một mức độ khi nghiên cứu Tây Tạng như mở rộng một lĩnh vực. Dự án của cư sĩ Eben Yonnetti đang tiến hành trên bộ sưu tập sẽ nâng cao một cách đáng kể kho lưu trữ thông tin, từ đó các học giả trên toàn thế giới có thể rút ra.
Tiến sĩ Holly Gayley
 
Cư sĩ Eben Yonnetti làm việc với nữ Tiến sĩ Holly Gayley(*), một trợ giảng tại Khoa Nghiên cứu Tôn giáo tại đại học Colorado, Boulder, biên soạn tài liệu hướng dẫn trực tuyến về nguồn tài nguyên Tây Tạng tại Norlin. Cư sĩ Eben Yonnetti nói: “Một thách thức đối với dự án này là không có một lịch sử rộng lớn về việc nghiên cứu Tây Tạng bởi người châu Âu và Bắc Mỹ. Nhiều học giả dịch các văn bản Tây Tạng sang tiếng Anh là những người phiên dịch thế hệ thứ nhất hoặc thế hệ thứ hai, và nhiều bản dịch khác nhau rất nhiều.
 
Ví dụ, danh từ “Trí tuệ Phật giáo” là một khái niệm rất quan trọng vì đó là cứu cánh của toàn thể việc tu tập, tuy nhiên khái niệm này lại thường hay bị lạm dụng và hiểu sai. Tôi quan tâm đến lý do tại sao các học giả lại dịch theo một cách không nhất quán”.
 
Cư sĩ Eben Yonnetti cũng đã tổ chức một cuộc triển lãm về các pháp khí phục vụ nghi lễ, chẳng hạn như các loại chuông của tu viện Phật giáo phổ biến và sử dụng chúng trong nghi lễ Phật giáo Tây Tạng. Triển lãm được trưng bày tại Norlin bắt đầu từ ngày 12 tháng 4 năm 2017.
 
Cư sĩ Eben Yonnetti nói: “Nghiên cứu Tây Tạng là một lĩnh vực mới. Những người đầu tiên làm việc trong môi trường học thuật ở Hoa Kỳ chỉ mới làm việc đó từ giữa những năm 1970 của thế kỷ 20. Một trong những cố vấn của tôi đã kể cho tôi nghe một câu chuyện về cuộc gặp gỡ với một học giả có uy tín trong một thư viện Nghiên cứu Tây Tạng. Cô hỏi học giả về những gì cô nên học. Ông ấy nói với cô hãy làm vỡ một mảnh giấy và ném nó. Bất cứ điều gì nó chạm vào trong thư viện có lẽ vẫn chưa được dịch và có lẽ không ai đã viết về nó. Có rất nhiều việc phải làm trong lĩnh vực này”.
 
(*)Tiến sĩ Holly Gayley là trợ lý Giáo sư về Nghiên cứu Phật học tại Đại học Colorado, Boulder. Bà đã từng là một hành giả tu tập Thiền định từ năm 1992 và giữ vai trò như là một giáo viên cao cấp trong cộng đồng truyền thống Shambhala - Kim Cương thừa, Phật giáo Tây Tạng. Với bằng Thạc sỹ của Đại Học Naropa, Boulder, Colorado, Hoa Kỳ và Tiến sĩ trong các nghiên cứu Tây Tạng và Himalaya của Harvard, Hoa Kỳ, Tiến sĩ Holly Gayley thường xuyên vân du đó đây ở các vùng Tây Tạng để nghiên cứu các phong trào Phật giáo hiện đại. Tiến sĩ Holly Gayley rất hạnh phúc khi đi từng bước chân an lạc, bộ hành hai bên dãy núi Hy Mã Lạp Sơn và dãy núi Rocky cùng với hai con chó của bà là Buster và Poky.
 
_Vân Tuyền_
(Nguồn: Tạp chí Khoa học Colorado - Đại học Colorado Boulder)
 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập