Ấn Độ: 22 Năm – Người Đàn Ông Lặng Lẽ Phát Thức Ăn Miễn Phí Cho Người Nghèo

Đã đọc: 1787           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

Có những con người lặng lẽ, âm thầm làm việc thiện, việc nghĩa qua nhiều năm. Họ không phải là những “đại gia”, hay người nổi tiếng, chỉ là những người lao động bình dị nhưng trái tim lại chứa đựng lòng nhân ái bao la, khiến cho những ai biết về họ đều không khỏi khâm phục và cảm động.

22-nam-nguoi-dan-ong-lang-le-phat-thuc-an-mien-phi-cho-nguoi-ngheo

Khu nhà thương ở Bệnh viện Đại học Y Patna, Ấn Độ được biết đến như một khu điều trị. Tuy nhiên, nơi này thực chất không giống như bệnh viện, mà giống một khu nhà cấp 4 tồi tàn vả đổ nát với nền nhà luôn ẩm thấp cùng mùi thức ăn ôi thiu và mùi nước tiểu quyện lẫn vào trong không khí và có rất nhiều chuột. Chẳng thế mà khu nhà thương này có biệt danh là lawaaris, theo tiếng Ấn là “bị bỏ hoang”, đây là nơi điều trị bệnh cho những người vô gia cư hoặc người lang thang. Thông thường, bác sỹ và y tá sẽ qua thăm các bệnh nhân ở đây vài lần một ngày, họ kê đơn và khám bệnh cho họ nhưng bệnh viện không chi trả cho những đơn thuốc đó; do vậy, những người bệnh dường như bị “phó mặc cho số phận”.

Nhưng mỗi tối, những bệnh nhân nghèo này đều chờ đợi một vị khách đặc biệt, đó là ông Gurmeet Singh, một người làm nghề bán quần áo, người đã đều đặn đến đây trong suốt 20 năm để phát đồ ăn và thuốc miễn phí cho họ.

Mỗi ngày, trên đường đi, ông đều ghé qua một quán ăn nhỏ để mua đồ ăn về cho những người bệnh này. Ông luôn rửa tay cẩn thận để đảm bảo các bệnh nhân sẽ có một bữa ăn sạch sẽ. Sau khi họ ăn xong, ông sẽ quay trở lại từng giường bệnh, xem đơn thuốc của từng người và lấy tiền của mình đi mua thuốc về cho họ.

Ông sẵn sàng trả tiền cho các xét nghiệm đắt đỏ hoặc các đợt xạ trị của bệnh nhân ung thư. Những người anh trai của ông cũng trích 10% thu nhập của họ để giúp ông có tiền trang trải chi phí điều trị cho những bệnh nhân này.

22-nam-nguoi-dan-ong-lang-le-phat-thuc-an-mien-phi-cho-nguoi-ngheo-1

Khi được hỏi lý do tại sao ông lại dành thời gian để làm việc này cho những người không quen biết, ông Singh đáp rằng “Tất cả những gì những người bệnh này cần là sự quan tâm và coi trọng, dù chỉ một chút. Thậm chí chính phủ cũng không thể cho họ điều này. Tôi đã đến đây 22 năm rồi mà vẫn chưa có một sự thay đổi nào.”

Nhưng ông làm những điều này không chỉ phải vì sự bất mãn với cách mà những người bệnh nghèo này bị đối xử, mà hơn hết, ông thực sự thấy mình muốn có trách nhiệm với họ và không muốn họ cứ nằm đấy một mình mà không ai quan tâm, chăm sóc. Ông Gurmeet đã không đi du lịch hay đi đâu khỏi Patna 13 năm nay vì ông không thể bỏ rơi những người bị ruồng bỏ này một ngày nào.

Nghĩa cử đẹp này của ông bắt nguồn từ 2 thập kỷ trước khi ông bắt gặp một người phụ nữ với đứa con bị bỏng nặng cầu xin ông giúp đỡ. Ông đưa họ đến bệnh viện, nhưng lúc đó các bác sỹ đều đã đình công, vào lúc đó ông đã cảm thấy rất thất vọng và rối bời, một người đàn ông bán quần áo thì biết làm gì trong tình huống này đây? Nhưng với tấm lòng nhân hậu, ông biết rằng mình không thể bỏ rơi hai mẹ con họ, vì vậy ông đã quyết định tự tay mình chăm sóc cho họ. Với sự ân cần và tình thương, ông đã có thể làm mọi thứ rất tốt.

Và cũng từ thời điểm đó, Gurmeet nhận ra là mình muốn làm điều gì đó cho những con người bệnh tật và khốn khổ này, vậy nên, ông đã quyết định cung cấp đồ ăn và thuốc cho họ miễn phí. Và khi phát hiện ra khu nhà thương ở Bệnh viện Đại học Y Patna, ông đã âm thầm thực hiện tâm nguyện đó trong suốt 20 năm qua.

Ông Gurmeet Singh vinh dự nhận giải thưởng World Sikh Award tại Luân Đôn cho nghĩa cử nhân đạo của mình. Tuy nhiên ông không hề khoe khoang hay tự cao về điều này. Trái lại, ông vẫn xuất hiện lặng lẽ như một thiên thần, chăm sóc những người bạn không may mắn của mình và đem sự ấm áp tới trái tim của họ. Ông làm việc này xuất phát từ trái tim nhân hậu và tình thương người của mình, ngày nắng cũng như ngày mưa, người đàn ông bán quần áo này vẫn đều đặn đến với các ‘bệnh nhân’ của mình, vì ông biết một điều rằng, niềm vui tinh thần đến từ sự quan tâm và chia sẻ mà ông dành cho những con người cô đơn này sẽ là thang thuốc bổ quý nhất. Và đó cũng là niềm hạnh phúc của ông, khi được làm điều gì đó cho đời, cho những người có số phận kém may mắn hơn mình.

 

Nguồn: phatgiaovietnam.vn

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập