Lý giải hiện tượng các môn sinh Thiếu Lâm bay trên không trung

Đã đọc: 1783           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

Theo tinh hoa võ học Trung Quốc, về khinh công Thiếu Lâm đại diện cho Phật gia Khinh công, lấy Thiền tu, tức sự Tĩnh tọa, Tham thiền và Khí công làm cốt. Nhiều người tin nếu thực hành Thiền định siêu việt thì có thể đạt được khinh công tuyệt hảo bằng cách giải phóng ý thức của con người và nâng cơ thể lên không trung.

Thuật khinh công (Levitation) của môn phái Võ thuật Phật giáo Thiếu Lâm Tự
 
Theo nghiên cứu thì thuật khinh công (Levitation) là kỹ thuật tự bay trong không khí mà không cần trợ giúp và thuật này đã tồn tại từ rất lâu ở Ấn Độ và Tây Tạng. Rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành về thuật khinh công này. Không chỉ người phương Đông mà người châu Âu cũng quan tâm đến khả năng “bay” lên khỏi mặt đất của con người.
 
Nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học về sóng âm, từ trường....đã làm lóe lên tia sáng trong việc giải thích hiện tượng khinh công trong môn võ  thuật Thiếu lâm Phật giáo Trung Quốc.
 
Trong thời Cổ đại, khinh công đã được thực hiện ở Ấn Độ và Tây Tạng. Sách giáo khoa Phật giáo đề cập rằng khoảng thế kỷ thứ 6 (527 TL), người sáng lập môn phái Võ thuật Phật giáo Thiếu Lâm Tự, chính là vị Tổ sư Thiền Phật giáo đời thứ 28 ở Ấn Độ, Sơ tổ Trung Quốc Bồ Đề Đạt Ma. Ngài đã vượt biển theo tàu thương buôn, Ngài ở trên thuyền gần ngót ba năm, thuyền mới cặp bến Quảng Châu, nhằm đời nhà Lương niên hiệu Phổ Thông năm đầu (520 TL, ngày 21 09/Canh Tý. Thích tử tỉnh nầy ra đón tiếp Ngài, đồng thời dâng sớ về triều tâu vua Lương Võ Đế. Vua được sớ, liền sai sứ lãnh chiếu chỉ đến thỉnh Ngài về Kim Lăng (Kinh đô nhà Lương). Lịch sử Phật giáo Trung Quốc tôn vinh Bồ Đề Đạt Ma là Sơ tổ Thiền tông, và nổi tiếng là Ông tổ sáng lập Thiếu Lâm võ thuật Phật giáo Trung Hoa, và dạy các Tăng sĩ Phật giáo có tự kiểm soát năng lượng cơ thể của họ, đó là một phương pháp tu luyện Thiền định kết hợp khí công có thể tự bay lên trên không trung một cách tự tại.
 
Hiện nay ở Ấn Độ và Tây Tạng vẫn có những người có công năng khinh công, khả năng “bay” lên khỏi mặt đất. Và có rất nhiều nhà nghiên cứu phương Đông mô tả trong các tác phẩm của họ bởi hiện tượng Lạt Ma bay bổng vượt thoát lướt gió. Ví dụ, một nhà thám hiểm người Anh tên là Alexandra David Neel cũng đã chứng kiến một vị Tăng Phật giáo ngồi bất động trong tứ thế hoa sen, bay lên khỏi mặt đất hàng chục mét trên cao nguyên đầy thông ở Tây Tạng. Alexandra David Neel kể lại rằng, vị tu sĩ nọ bật lên khỏi mặt đất nhiều lần như một quả bóng tennis nảy lên nảy xuống. Nhiều nhà sư khác cũng có khả năng tự nhấc mình lên khỏi mặt đất đến 90cm. Họ làm việc này không phải để biểu diễn cho công chúng xem mà chỉ nhằm mục đích phục vụ cho những nghi thức tôn giáo.
 
Nhiều người cũng biết đến khả năng bay của một nhà sư Phật giáo Tây Tạng là Daniel Dunglas Hewm hồi thế kỷ 19.
 
Hầu hết những trường hợp bay được đều là những người tu luyện. Ngày nay người ta ít đề cập đến, nhưng thực ra bay chỉ là một khả năng nhỏ bé trong rất nhiều công năng đặc dị và thần thông đã được giảng trong các kinh điển tu luyện của nhiều môn phái thuộc Phật gia hoặc Đạo gia. Những người theo Phật giáo không thể không biết đến hai đệ tử nổi tiếng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là Mục Kiền Liên và Liên Hoa Sắc, họ đều được tôn vinh như đệ nhất thần thông trong số các đại đệ tử của Đức Phật thời đó.
 
Theo tài liệu của một số môn khí công cổ xưa, thân thể người vốn có rất nhiều khả năng kỳ diệu mà con người hiện xay xếp vào công năng đặc dị (thậm chí là huyền hoặc không thể tin), trong đó có khả năng nhìn thấu thân thể hoặc đồ vật, di chuyển đồ vật mà không cần động chạm tay chân, khinh công, bay… Những người không luyện công thì rất nhiều mạch bị ứ tắc không thông, trên thân thể có khí đen thì sẽ có bệnh, người nào bệnh càng nặng thì lượng khí đen sẽ càng dày đặc. Khi họ luyện công, tu luyện theo các con đường chân chính thì các mạch này sẽ dần được thông suốt, khí đen sẽ dần bị tiêu mất, các mạch sẽ trở nên sáng lên, rộng ra và năng lượng lưu chuyển trong các mạch sẽ rất mạnh mẽ. Năng lượng càng lưu thông được tốt bao nhiêu, bạn càng cảm thấy nhẹ nhàng thoải mái bấy nhiêu, cảm giác rất khinh an. Trong sách cổ về tu luyện, người ta có thể thấy lưu truyền một câu, gọi là “bạch nhật phi thăng-白日飛升”, tức là ban ngày sáng tỏ, người kia bay lên.
 
Theo tinh hoa võ học Trung Quốc, về khinh công Thiếu Lâm đại diện cho Phật gia Khinh công, lấy Thiền tu, tức sự Tĩnh tọa, Tham thiền và Khí công làm cốt. Nhiều người tin nếu thực hành Thiền định siêu việt thì có thể đạt được khinh công tuyệt hảo bằng cách giải phóng ý thức của con người và nâng cơ thể lên không trung.
 
Còn theo tổng kết của môn phái Thiếu Lâm võ thuật Phật giáo Trung Hoa để đạt được khinh công thì phải tuân theo ba nguyên lý: kích thích năng lượng; từ trường, từ hóa; và nhập tĩnh (thiền định).
 
Đây cũng là những khía cạnh mà nhiều năm qua các nhà khoa học đang nghiên cứu để giải mã thực hư thuật khinh công.
Vị tăng sĩ Thiếu Lâm Tự, Shi Liliang chứng minh huyền thoại thuật khinh công “bay trên mặt nước”
 
Giải thích sự bay bổng vượt thoát của nhân loại bằng Từ trường
 
Thời gian các nhà khoa học quan sát Thuật khinh công (Levitation) của môn phái Võ thuật Phật giáo Thiếu Lâm Tự hơn một trăm lần, và để lại bằng chứng chính thức trong nghiên cứu của họ.

Từ năm 1971, một trường Đại học chuyên Nghiên cứu về Khinh công đã được thành lập ở thành phố Fairfield, quận Jefferson, tiểu bang Iowa, miền Trung Tây Hoa Kỳ. Sau đó, trường này còn mở các Trung tâm Nghiên cứu ở châu Âu như Thụy Sĩ, Đức, Anh và các trung tâm ở Ấn Độ và các nước khác. 

Trong đó các Trung tâm tập hợp nhiều chuyên gia Vật lý, Triết học Ấn Độ, nhà Toán học, Bác sĩ, Kỹ sư và Tâm lý học. Một trong những nhiệm vụ của họ là Nghiên cứu Thiền siêu việt để dạy con người bay lên được.
 
Mặc dù không ít trường hợp đã được báo cáo là có thể bay lên được. Song đã bị chỉ trích gay gắt bởi không ít nhà Khoa học cho rằng hiện tượng đó quá mâu thuẫn với các nguyên tắc Khoa học nhất là định luật vạn vật hấp dẫn dưới tác động của trọng lực. Vì thế mà từ lâu hiện tượng Khinh công vẫn được xem là chuyện không thể. 

Do con người không thể nào thắng nổi trọng lực để bay lên. Tuy nhiên, một sự kiện xảy ra vào năm 1991 đã khiến giới Khoa học phải suy nghĩ lại những lời chỉ trích của chính mình. Trong tháng 03 năm 1991, Tạp chí Khoa học danh tiếng Nature đã công bố một hình ảnh gây sốc về hiện tượng bay lên có thực trong một phòng thí nghiệm ở thủ đô Tōkyō, Nhật Bản.
 
Theo bức ảnh mô tả, Giám đốc của Phòng Nghiên cứu thí nghiệm Chất siêu dẫn ở thủ đô Tōkyō lúc đó trong lúc đang ngồi trên đĩa chất siêu dẫn làm bằng gốm sứ, thì bị bay lên không trung, mặc dù tổng trọng lượng của cơ thể anh ta và đĩa chất siêu dẫn kia là 120 kg vẫn không hề gây ra trở ngại gì về trọng lực.
 
Hiện tượng này sau đó được mệnh danh là hiệu ứng Meissner. Vì từ năm 1933, hai nhà vật lý Walther Meissner (Áo) và Robert Ochsenfeld (Đức) phát hiện ra hiện tượng từ thông trong vật siêu dẫn bằng 0 và sẽ hoán đổi toàn bộ từ thông ở môi trường ngoài.
Vị tăng sĩ môn phái Thiếu Lâm võ thuật Phật giáo Trung Hoa bay lượn trên không trung
 
Giải thích sự bay lên của con người bởi sóng âm thanh
 
Không chỉ có Từ trường có thể tác động tới khả năng bay lên ở con người mà còn có cả Sóng âm. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Christopher G. Provatidis trong bài viết về sự tương quan giữa nguyên tắc chống Trọng lực và Khinh công đăng trực tuyến trên Tạp chí The Rose Croix Journal 2012–Vol 9 cho biết, các vị Tăng sĩ Phật giáo ở Tây Tạng có thể làm rung những tảng đá lớn ở độ cao tới 200-300 m một cách dễ dàng. Họ chỉ sử dụng một dụng cụ đó là tiếng trì Kinh niệm Chú đều đặn cùng với tiếng trống. Đặc biệt những âm thanh này được trì Kinh niệm Chú theo nhịp tần số rất cẩn thận 1:4:5.
 
Nghiên cứu này cũng phù hợp với những phát hiện của hai nhà Khoa học Denis Terwagne của Đại học Liage tại Bỉ và John Bush tại Viện Công nghệ Massachusetts vào tháng 07 năm 2011. Hai nhà Khoa học này rất phấn khởi khi họ phát hiện ra một dụng cụ đặc biệt được sử dụng trong Nghi lễ Thiền định của Phật giáo đồ Tây Tạng.
 
Đó là một chiếc bát khi đựng nước trong lúc Thiền định trì Kinh niệm Chú phát ra âm thanh ở một tần số nhất định có thể khiến những giọt nước này rung động và bay lên. Trong tháng 01 năm 2014, các nhà khoa học tại Đại học Tōkyō cũng chứng minh sóng siêu âm có thể làm các vật thể bay lên.
 
Một số nghiên cứu khác còn phát hiện ra nếu các vật thể, kể cả cơ thể con người trong điều kiện biến đổi nhiệt độ nào đó thì trọng lượng cũng sẽ giảm dẫn tới khả năng có thể chống lại trọng lực. Theo nhà nghiên cứu Peter Fred, khi nung một dây nhôm ở nhiệt độ 3 KW trong 530 giây thì trọng lượng của nó sẽ giảm đi 2,9%. Còn theo nghiên cứu của một số nhà khoa học Nga thì khi quay một chiếc đĩa với vận tốc 3000 vòng/phút ở môi trường nhiệt -160 độ C thì trọng lượng của nó sẽ giảm đi. 
 
Mặc dù còn có những tranh cãi nhưng những nghiên cứu về sóng âm, từ trường có thể nâng những vật bay lên khi Thiền định cùng với những kỳ tích tập luyện đạt được hiện nay của vị Cao tăng, Thạc đức, đệ tử Thiếu Lâm như Lý Lượng, La Khôn, Trương Hưng Toàn… đã bước đầu mở ra những bằng chứng cho thấy câu chuyện khinh công không phải hoàn toàn huyễn hoặc.
 

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập