Lần đầu tiên Hội thảo quốc tế về Văn hóa Tổ Đình Phật giáo Bắc Tông được tổ chức tại cố đô Trường An, Trung Quốc

Đã đọc: 1347           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Phái đoàn TƯ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đã tham dự Hội thảo Quốc tế về Văn hóa Tổ Đình Phật giáo Bắc Tông lần đầu tiên, được tổ chức tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, từ ngày 17 đến ngày 19 tháng 11 năm 2016.

Trong tám tông phái chính của Phật giáo Trung Quốc thì có sáu tông phái có Tổ Đình tại cố đô Trường An. Lần Hội thảo này có trên 300 đại biểu đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tham dự. Hội thảo chia thành ba nhóm chủ đề là: Hoằng dương Văn hóa Tổ Đình , Văn hóa Tổ Đình trong thực tiễn ở Trung Quốc, và Văn hóa Tổ Đình trong giao lưu Quốc tế.

Phái đoàn Phật giáo Việt Nam do:

  1. Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, phó chủ tịch Hội đồng trị sự Trung Ương Giáo hội, làm trưởng đoàn.
  2. Thượng tọa Thích Thọ Lạc, phó ban thường trực Ban Văn hóa TƯ Giáo hội.
  3. Thượng tọa Thích Giải Hiền, giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.
  4.  Đại đức Thích Thanh Anh, trưởng Ban Phật giáo quốc tế tỉnh Bắc Ninh.
  5. Cư sĩ Trần Thị Anh Đào, thành viên Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Nghệ An.
  6. Cư sĩ Chu Thị Thành, thành viên Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Nghệ An.

Trong phiên khai mạc, Hoà thượng Thích Thanh Nhiễu đã cùng với 11 vị lãnh đạo các tổ chức Phật giáo các nước và vùng lãnh thổ đọc lời chào mừng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tới Hội thảo.

Trong phiên thảo luận nhóm, Thượng tọa Thích Thọ Lạc đã trình bày tham luận với chủ đề: “Văn hóa Phật giáo Việt Nam thống nhất trong đa dạng”. Trong chương trình hội thảo, đại biểu các nước đã đến thăm: Tổ Đình Thảo Đường là tổ đình của tông phái Tam Luận Tông, Tổ Đình Hương Tích là tổ đình của tông phái Tịnh Độ Tông, Tổ Đình Thiên Hưng Thiện Tự là tổ đình của tông phái Mật Tông, Tổ Đình Đại Từ Ân là tổ đình của tông phái Pháp Tướng Tông.

Trong phiên bế mạc, đã tuyên đọc “Tuyên bố Tây An 2016” với nội dung:
Hôm nay, chúng tôi các đại biểu trong giới học thuật và giới Phật giáo đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tụ hội tại Tây An, long trọng tổ chức Hội thảo học thuật quốc tế về văn hóa Tổ Đình Phật giáo Bắc Tông. Chúng tôi bàn thảo chung quanh chủ đề: “Tổ Đức Lưu Phương, Công Tục Thắng Duyên”. Tuân thủ nguyên tắc Hoằng Pháp Khế Lý Khế Cơ của Phật giáo, tổng kết Trí Tuệ và Kinh Nghiệm trong công cuộc Trung Quốc hóa Phật giáo, chỉnh lý Ý Nghĩa và Nội Hàm của Văn hóa Tổ Đình, đi sâu bàn thảo về công năng giao lưu và tầm ảnh hưởng quốc tế của Văn hóa Tổ Đình. Đồng thời cũng đã tham quan các Tổ Đình lớn ở Tây An, chiêm bái các di chỉ lịch sử Tổ Đình, chia sẻ các kinh nghiệm xây dựng và kiến thiết Tổ Đình, đã đạt được những thành quả tích cực trên nhiều phương diện. Sự hình thành và phát triển tám tông phái là những đặc điểm quan trọng của Phật giáo Hán truyền, là sự thống nhất viên dung của việc nắm bắt toàn diện Phật giáo từ việc Thâm Nhập một Pháp môn, là sự thể hiện quan trọng phương diện Quốc tế hóa Phật giáo cũng là thành quả quý giá của việc Trung Quốc hóa Phật giáo. Tổ Đình là Đạo tràng mà các vị Tổ sư của các Tông Phái Phật giáo Tu Hành Chứng Quả, Khai Tông Lập Phái, Hoằng Pháp Lợi Sanh, Truyền Đăng Tục Minh. Văn hóa Tổ Đình ngưng tụ nguyện hạnh Bi Trí của chư vị Tổ Đức, tỏa sáng Đạo Phong đặc sắc của các Tông môn Pháp phái, tiếp nhận sự tôn kính sùng bái của tứ chúng đệ tử, bảo tồn các di sản văn hóa sáng lạng huy hoàng, có đầy đủ những giá trị cao tột về tín ngưỡng, về văn hóa và về học thuật, là trân bảo văn hóa Phât giáo, là mấu chốt quan trọng trong việc giao lưu văn hóa và giao lưu Phật giáo quốc tế, là nền tảng của truyền thống. Thâm nhập nghiên cứu, tìm hiểu, phát hiện, chỉnh lý và hoằng dương văn hóa Tổ Đình, là việc làm có lợi cho việc kế thừa tài sản tinh thần quý giá của chư vị Tổ Đức, là việc làm có lợi cho việc phát dương truyền thống tốt đẹp của Phật giáo Bắc Tông, là việc làm có lợi cho việc thúc đẩy giao lưu hữu nghị Phật giáo Quốc tế.

Thiểm Tây là một trong những nơi phát nguyên nền văn hóa Trung Hoa, Tây An là trung tâm Phật giáo Hán truyền thời Tùy Đường. Trong tám Tông phái Phật giáo Hán truyền, thì Tổ Đình của sáu tông phái đều ở tại Tây An, đã đón nhận chứng kiến sự hưng thịnh của tông phái Phật giáo, sự giao thoa những ánh sáng huy hoàng của lịch sử. Chúng tôi, toàn thể các đại biểu, trong nhân duyên thù thắng từ thành công của Hội thảo học thuật quốc tế về văn hóa Tổ Đình Phật giáo Bắc Tông, được tổ chức tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, xin tuyên bố các nội dung sau đến toàn thể giới Phật giáo Bắc Tông trên thế giới

  1. Tăng cường xây dựng kiến thiết Tổ Đình, hồi phục hoằng dương Tổ Đạo, phát dương hoằng truyền Tông Phong, xem trọng và làm tốt công tác bảo vệ giữ gìn truyền thừa di sản văn hóa và văn vật lịch sử của Tổ Đình
  2. Đào sâu nghiên cứu văn hóa Tổ Đình, thu thập chỉnh lý các tư liệu văn hiến Tổ Đình, đi sâu nghiên cứu văn hóa lịch sử Tổ Đình, kết hợp với những đặc điểm của thời đại để tìm tòi và diễn giải những giá trị đương đại và nội hàm tư tưởng của văn hóa Tổ Đình
  3. Tích cực hoằng dương văn hóa Tổ Đình. Tích cực tổ chức các hoạt động thể nghiệm việc tu học và chiêm bái các Tổ Đình trong và ngoài nước. Sử dụng đầy đủ các chức năng của công nghệ truyền thông trên nhiều phương diện, nhiều tầng cấp, nhiều góc độ, để truyền bá những hoạt động về văn hóa và các công việc sáng tạo văn hóa của Văn hóa Tổ Đinh, Tổ Đình và Tổ Sư.
  4. Phát huy đầy đủ các công năng giao lưu Tổ Đình. Tăng cường việc giao lưu giữa các Tổ Đình, thúc đẩy việc bảo vệ và xây dựng Tổ Đình. Chia sẻ những kinh nghiệm hoằng dương nghiên cứu văn hóa Tổ Đình. Lấy Tổ Đình là cơ sở để tăng cường việc giao lưu Phật giáo trong ba ngữ hệ: Pali, Hán ngữ và Tạng ngữ. Lấy Tổ Đình làm liên kết để tăng cường sự liên hợp với Phật giáo Kiều bào và vùng lãnh thổ Đài Loan, Ma Cao, Hồng Công. Củng cố mối quan hệ Pháp mạch truyền thống giữa các Tông phái. Tăng cường tình Pháp lữ truyền thống giữa các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Trung Quốc và các quốc gia khác, cùng các vùng Phật giáo Bắc Tông, thúc đẩy sự giao lưu Phật giáo quốc tế để phát huy tác dụng tích cực trong việc xây dựng vận hội chung của nhân loại.

Chúng tôi nguyện cùng các huynh đệ Pháp lữ trên thế giới, giới học thuật và nhân sĩ các giới trong xã hội, tăng cường giao lưu hợp tác, cùng nhau nghiên cứu hoằng dương Văn hóa Tổ Đình, để truyền thừa giáo pháp Phật Đà, thúc đẩy nghiên cứu Phật học để duy trì bảo vệ Hòa bình thế giới, tăng trưởng Phúc báo cho Nhân quần, vì sự an lạc giải thoát cho tất cả chúng sinh mà kề vai sát cánh nỗ lực không ngừng.

Thiểm Tây, ngày 18 tháng 11 năm 2016

Thích Giải Hiền - Giảng viên HVPG Việt Nam tại Hà Nội



























Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập