Trung Quốc: Phát hiện pho tượng Phật cổ biến mất từ 600 năm qua

Đã đọc: 2121           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

Pho tượng Phật thiên niên kỷ nằm trên núi Mông Sơn phía tây nam, cách thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây hơn 20 km. Theo sử sách ghi rằng: Pho tượng đại Phật Mông Sơn thiên niên kỷ được kiến tạo từ thế kỷ thứ 6, nhà Bắc Tề nhị niên (551), là pho tượng đại Phật khắc trên vách đá lộ thiên cổ xưa nhất Trung Quốc.

 
Pho tượng Phật Mông Sơn thiên niên kỷ cao 66 mét, được khắc trên vách núi cổ xưa nhất Trung Quốc, một pho tượng cổ nhất trên thế giới. Pho tượng Phật cổ biến mất từ 600 năm qua. Mãi đến thế kỷ 20 mới phát hiện.
 
Theo truyền tụng nhân gian, pho tượng Phật Mông Sơn thiên niên kỷ còn cao hơn bức tượng được phương Tây công nhận “đệ nhất thiên hạ”, bị phá hủy ở Bamiyan, Afghanistan, với tuổi thọ lâu hơn 100 năm. 
 
Bức tượng Phật toàn thân cao 66m có trên 1500 năm lịch sử, thấp hơn bức tượng Phật tại Lạc Sơn Tứ Xuyên nhưng được xây dựng sớm hơn 162 năm, là bức tượng khắc trên vách núi đá sớm nhất Trung Quốc và thế giới.
 
Pho tượng Phật thiên niên kỷ nằm trên núi Mông Sơn phía tây nam, cách thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây hơn 20 km. Theo sử sách ghi rằng: Pho tượng đại Phật Mông Sơn thiên niên kỷ được kiến tạo từ thế kỷ thứ 6, nhà Bắc Tề nhị niên (551), là pho tượng đại Phật khắc trên vách đá lộ thiên cổ xưa nhất Trung Quốc.
 
Sau đời nhà Nguyên, Trung Hoa, pho tượng Phật Mông Sơn bỗng nhiên biến mất một cách bí ẩn. Vào thập niên 80 của thế kỷ 20, 600 năm sau pho tượng mới được phát hiện bởi một lão Cư sĩ Vương Kiếm Nghê người Thái Nguyên, Sơn Tây.
 
Vào thời nữ Hoàng đế phật tử Võ Tắc Thiên, người đã từng chế tác áo Cà sa cho tượng Phật, còn cho tạc tượng Tam Thế Phật nơi thạch động Long Môn, một di tích văn hóa thế giới ở ngoại thành kinh đô Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, tôn Ngài Thần Tú làm Quốc sư, kính trọng hộ pháp cho Lục Tổ Huệ Năng hoằng dương Thiền tông, cho thấy sự hưng thịnh của Phật giáo và đất nước Trung Hoa thời này. Nhưng trải qua các triều đại, bị tàn phá bởi chiến tranh và xói mòn tự nhiên, đến cuối đời nhà Nguyên pho tượng Phật Mông Sơn đã bị mất đầu, từ phần bụng trở xuống bị chôn dùi trong bùn đất.
 
Năm 1983, lão Cư sĩ Vương Kiếm Nghê khi đi khảo sát trên địa danh đã phát hiện pho tượng Phật Phật Mông Sơn, và còn phát hiện một địa danh rất lạ “Đại Đỗ Nhai”.
 
Sau khi triển khai điều tra thực địa, từng bước bắt đầu phát hiện ra “Đại Đỗ Nhai” chính là phần ngực của pho tượng Phật Mông Sơn, phần đầu bức tượng đã bị thất lạc, chỉ lộ ra phần ngực phía trên, từ ngực trở xuống bị vùi trong đất đá, lớp đất dày đến hàng chục mét, phần thân pho tượng chúng ta nhìn thấy ngày nay được khai quật từ đây mà ra.
 
Phần bằng phẳng trên đỉnh lưng núi phía sau pho tượng Phật là di chỉ kiến trúc cổ rộng khoảng 500 mét.

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập