PG Sri Lanka dự Phật đản tại Quốc gia Hồi giáo Pakistan

Đã đọc: 1198           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

Ngày 30/05/2016 một phái đoàn gồm 43 thành viên của Bộ trưởng Sri Lanla, chư tôn đức Giáo phẩm Phật giáo, trí thức Cư sĩ phật tử, đại diện Thông tin Truyền thông Phật giáo Sri Lanka đã chính thức tham dự Liên hoan Đại lễ Vesak Phật lịch 2560 do Chính Chính phủ Cộng hoà Hồi giáo Pakistan tổ chức đầu tiên tại Taxila, một trong những khu thánh tích Phật giáo nổi tiếng trên thế giới từ ngày 29/05 đến 0106/2016.

Cư sĩ Daya Gamage, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp trồng trọt, nữ cư sĩ Anoma Gamage, Thứ trưởng trưởng Bộ Dầu mỏ Sri Lanka dẫn đoàn Đại biểu Sri Lanka đi dự lễ. 
Tiến sĩ Sarfraz Sipra, Cao Ủy Pakistan tại Colombo và các viên chức khác của Ủy ban Trung ương cùng ra Sân bay quốc tế Bandaranaike, Sri Lanka vào hôm Chủ nhật, 29/05/2016 để cất bước lên đường đi dự Đại lễ Phật đản tại một Quốc gia Hồi giáo.

Mặc dù là một Quốc gia Hồi giáo, Kỷ niệm Phật đản nước chủ nhà Pakistan trân trọng mời Đoàn Chính phủ và Phật giáo Sri Lanka, một Quốc gia duy nhất được mời tham dự lần đầu tiên Đại lễ Phật đản tại Pakistan. 
Đây là một sự kiện mang tính bước ngoặc lịch sử sẽ được Chính phủ bản quốc Cộng hoà Hồi giáo Pakistan tổ chức hằng năm, bắt đầu từ năm nay.
Đoàn Chính phủ và Phật giáo Sri Lanka đi viếng thăm các Di tích khác nhau, với ý nghĩa tâm linh Phật giáo ở Taxila, một trong những khu thánh tích Phật giáo nổi tiếng trên thế giới như tu viện và bảo tháp Dhamarajika (300 trước TL - 200), khu di tích Bhir Mound (600-200 trước TL), khu di tích Sirkap (200 trước TL - 600), chùa Jandial (250 trước TL) và tu viện Jaulian ( 200 - 600). Sau đó, Đoàn Chính phủ và Phật giáo Sri Lanka viếng thăm Viện bảo tàng Taxila. 

Năm 1918, tại Taxila, Chính phủ Pakistan đã cho xây dựng Viện bảo tàng Taxila để lưu giữ và trưng bày các di vật khảo cổ về một thời vàng son của Phật giáo, về nền nghệ thuật điêu khắc Gandhara nổi tiếng thế giới. Vào năm 1980, Taxila được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.
Pakistan là cái nôi của nghệ thuật và Văn hóa Phật giáo từ lúc khai thủy Đạo Phật. Các nền văn minh Gandhara phát triển mạnh ở khu vực Tây Bắc của Pakistan kể từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 5 AD. 
Các nền văn minh Gandhara (Càn Đà la) không những chỉ là trung tâm ảnh hưởng về tâm linh, còn là cái nôi của nền Văn hóa nổi tiếng thế giới về học tập nghệ thuật.
Ngày nay, các công trình trong di tích này bị xuống cấp nghiêm trọng do không được bảo vệ, thậm chí, một số khu vực đã trở thành bãi chứa rác.
Trên đỉnh những ngọn đồi núi chập chùng và thung lũng thuộc tỉnh biên giới phía Đông Bắc Pakistan là một hệ thống di sản Phật giáo hoang phế nằm trên đỉnh đồi do bị chiến tranh tàn phá như các vùng Mingora, Peshawar và thung lũng Swat, do những thành phần Hồi giáo cực đoan bắn phá.
Những kiến trúc mỹ thuật Phật giáo nguy nga tráng lệ hoang tàn hầu hết nằm ở bên trái vương quốc Gandhara (CànĐà la) cổ xưa, một thời hưng thịnh khoảng từ thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch đến thế kỷ 11 sau Tây lịch, và vắng bóng người suốt thời chiến tranh của Hồi giáo xâm lăng.
Đến năm 1848 thì Di chỉ Thánh tích Phật giáo này tái hiện nhờ vào sự phát hiện của nhà khảo cổ người Anh là Alexander Cunningham.
Theo UNESCO, hai bên sông Haro cặp dãi núi Margalla, thành phố cổ đại Taxila là một địa chỉ lớn bao gồm một hang động Mesolithic và các di vật khảo cổ của bốn địa điểm, đó là một trong những địa điểm khảo cổ quan trọng nhất.
_Vân Tuyền (Nguồn: Pakistanhc)_

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập