Myanmar Lễ Trà tỳ Thiền sư U Pandita Sayādaw

Đã đọc: 1836           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image Lễ Trà tỳ Thiền sư U Pandita Sayādaw

“Là một Thiền sư, Ngài đã hướng dẫn chúng tôi thực hành một cách tinh tế và vi diệu. Là một học giả, Ngài đã đem lại sức sống và ý nghĩa mới mẻ về những lời dạy muôn đời của đức Phật. Và là một người bạn tinh thần vĩ đại, Ngài đã khích lệ chúng tôi nỗ lực tìm đến nơi giải thoát cao thượng.

Thiền sư U Pandita Sayādaw đã an nhiên thu thần viên tịch tại Bang Kok, Thái Lan vào lúc 18 giờ 05 phút hôm thứ Bảy, 16/04/2016 (10/03/Bính Thân). Hưởng thọ 95 tuổi.

Nhục thân của Ngài sẽ cung thỉnh về thành phố Yangon, Myanmar hôm Chủ nhật, 17/04/2016, đã được cung nghinh tại sân bay bởi Tin Oo, do Cư sĩ Phyo Min Thein, Bộ trưởng Yangon, một thành viên cao cấp của đảng cầm quyền Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) làm Trưởng đoàn.

Cử hành Tang lễ cho đến khoảng 13 giờ ngày 20/04/2016, sau đó di quan đến các Trung tâm Thiền của Ngài, Trà tỳ Hỏa táng vào hôm thứ Sáu ngày 22/04/2016 tại một khu rừng, Trung tâm Thiền Lâm Panditarāma.

Thiền sư U Pandita Sayādaw, vị cao Tăng thạc đức tôn kính, Ngài được đánh giá cao là một học giả Pali Phật giáo, một Thiền sư nổi tiếng thế giới, vị thầy tâm linh của Nữ Cư sĩ  Daw Aung San Suu Kyi, lãnh đạo Đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD), Cố vấn Tổng thống quốc gia Myanmar.

Một Cư sĩ tiết lộ rằng Thiền sư U Pandita Sayādaw xem Nữ Cư sĩ  Daw Aung San Suu Kyi như con gái của mình.

Phật giáo đồ khắp cả nước, người nước ngoài cùng vân tập tại lễ đài để tỏ lòng tôn kính bậc Cao Tăng Thạch trụ Tòng lâm, vị tôn đức giáo phẩm Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Myanmar.

Lễ Truy niệm và Trà tỳ Thiền sư U Pandita Sayādaw, do Hòa thượng Bhaddanta Kumarabhivamsa - Đức Tăng thống, Chủ tịch Ủy ban Tăng đoàn Nhà nước Maha Nāyaka, Myanmar Chủ trì.

Đương thời lúc trẻ, Thiền sư U Pandita Sayādaw rất quan tâm đến việc dân tộc đang sống trong chế độ độc tài, nô lệ của thực dân Anh quốc. “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, Tăng sĩ Phật giáo đã trở nên ngọn cờ tiên phong chống lại ách đô hộ của thực dân Anh Quốc. Từ sự kiện đó, sau ngày độc lập năm Đinh Hợi (1947), Phật giáo vẫn bị chính quyền kiểm soát chặt chẽ. Ví dụ như Thủ tướng đầu tiên của nước Miến Điện độc lập, U Nu, cũng là lãnh đạo giáo hội Phật giáo.

Sự mâu thuẫn căn bản giữa hệ thống kinh tế Anh quốc và đường lối kinh tế cũng như đạo đức xã hội của Phật giáo đã dẫn đến cuộc cách mạng tại Miến Điện. Các lãnh tụ cách mạng này là Phật tử. Họ dùng chủ nghĩa Từ bi trí tuệ Phật pháp hộ quốc an dân. Và dĩ nhiên họ chống đối các tôn giáo cực đoan và thần quyền mê tín, lẫn hệ thống kinh tế của chính quyền thực dân cùng chư hầu của chúng là Ấn Độ.

Chư tôn đức Tăng già Phật giáo đã lãnh đạo tinh thần cho những người đứng trong hàng ngũ của các lực lượng chống đối thực dân Anh quốc. Cho nên nhà cầm quyền thực dân Anh đã chấm dứt sự ủng hộ cho Phật giáo Miến Điện như họ đã làm ở Tích Lan.

Những lời giáo huấn của Ngài, rút tỉa từ trên sáu mươi năm kinh nghiệm bản thân trong đời sống tự viện, thật rất đơn giản và cụ thể rõ ràng, thích hợp với cả hai hạng thiền sinh, hàng sơ cơ và những vị đã tiến bộ thâm sâu.

Ngài sáng lập Trung tâm Thiền Paṇḍitārāma tại Yangon và các trung tâm chi nhánh Paṇḍitārāma ở Myanmar, Korea, Nepal , Australia, Singapore, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.

Joseph Goldstein, một trong những thiền sư Vipassana đầu tiên của Mỹ, một trong những môn đệ của Thiền sư U Pandita Sayādaw, khi hay tin Ngài Viên tịch, Joseph Goldstein cảm thán rằng: “Nhiều người trong chúng ta vô cùng xúc động khi hay tin Sư phụ U Pandita Sayādaw Viên tịch. Ánh sáng Từ bi Trí tuệ của Ngài lan tỏa khắp muôn nơi”.

Joseph Goldstein (Barre, Massachusett), một hành giả thiền minh sát Vipassana nổi tiếng tại Hoa kỳ, một trong những môn đệ xuất sắc của Thiền sư U Pandita Sayādaw, khi hay tin Ngài Viên tịch, Joseph Goldstein cảm thán rằng: “Nhiều người trong chúng ta vô cùng xúc động khi hay tin Sư phụ U Pandita Sayādaw Viên tịch. Ánh sáng Từ bi Trí tuệ của Ngài lan tỏa khắp muôn nơi”. Trong Lời mở đầu cuốn sách “Ngay Trong Kiếp Sống Này ” (“In This Very Life”) Joseph Goldstein đã viết về Ngài Thiền sư U Pandita Sayādaw, những lời trân trọng như sau:

“Là một Thiền sư, Ngài đã hướng dẫn chúng tôi thực hành một cách tinh tế và vi diệu.

Là một học giả, Ngài đã đem lại sức sống và ý nghĩa mới mẻ về những lời dạy muôn đời của đức Phật.

Và là một người bạn tinh thần vĩ đại, Ngài đã khích lệ chúng tôi nỗ lực tìm đến nơi giải thoát cao thượng.

Ðức Phật xuất thân từ giòng dõi chiến sĩ của xứ Ấn Ðộ cổ xưa. Và ngày nay, Thiền sư U Pandita Sayādaw là một chiến sĩ tâm linh của thời đại chúng ta. Ngài nhấn mạnh rằng chúng ta cần phải dũng mãnh tinh tấn và vui mừng tin tưởng là chúng ta có thể giải thoát ngay trong kiếp sống này. Thiền sư U Pandita Sayādaw đã giúp chúng ta nhận ra nguồn năng lực bên trong của chính mình, để chinh phục một con tâm chật hẹp, giới hạn, lệ thuộc vào điều kiện ngoại giới và chấp thủ”.

Lời Giới Thiệu của Ban Tu Thư Như Lai Thiền Viện. có những lời đánh giá Thiền sư U Pandita Sayādaw như sau:

“Trong những lần pháp thoại và hướng dẫn hành Thiền, Ngài như một chiến tướng oai nghi và hùng dũng trên cổ xe từ bi và trí tuệ thúc dục Thiền sinh nỗ lực không ngừng nghỉ để đánh tan các đoàn quân tham lam và sân hận trên chiến trường si mê của kiếp nhân sinh. Ngài luôn luôn nhắc đi nhắc lại để cho chúng ta thấy rõ rằng giải thoát là một việc mà bất cứ ai nỗ lực thiền tập đều có thể thành đạt ngay trong kiếp sống này chứ không phải là chuyện mơ hồ như thường được nghĩ.”

Vân Tuyền







Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập