Thụy sĩ: Đức Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh các giá trị của nhân loại

Đã đọc: 1795           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Sáng hôm thứ Sáu, 11/03/2016, trong một cuộc họp với các nhà báo tại tại Geneva, Thụy Sĩ, đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ về Ba Cam kết của mình. Ngài đề nghị rằng Giáo dục cần nhấn mạnh lòng từ bi, tình yêu và sự tha thứ. Ngài nói rằng mặc dù tôn giáo đã đem lại nguồn hạnh phúc cho nhân loại hàng nghìn năm, ngày hôm nay thật đáng buồn bởi phần tử nhân danh tôn giáo kích động hận thù.

Ngài nói rằng: “Khi tôi từ trách nhiệm chính trị để nghỉ hưu từ năm 2011, tôi làm như vậy hoàn toàn tự nguyện, nhưng rất tự hào ở chỗ 99% người dân Tây Tạng vẫn tiếp tục đặt niềm tin dưới sự lãnh đạo tinh thần dân tộc tối cao của tôi.  Do đó tôi vẫn tiếp tục với trách nhiệm để bảo tồn văn hóa Tây Tạng và môi trường tự nhiên của Tây Tạng. Văn hóa Tây Tạng là một nền văn hóa hòa bình, phi bạo lực và lòng từ bi, đó là sự lợi ích chung của tất cả mọi người cần phải được bảo tồn và phát huy”.

 Buổi chiều, đức Đạt Lai Lạt Ma cùng với những vị đồng giải Nobel Laureate, Bà Tawakkol Karman (*), và Leila Alikarami, luật sư Iran, nhà hoạt động nhân quyền đại diện cho người đoạt giải Nobel Shirin Ebadi, tham gia vào các cuộc thảo luận về chủ đề “Người đoạt giải Nobel về Nhân quyền – Góc nhìn xã hội dân sự” tại Viện đại học Genève, Thụy Sĩ.

 Sự kiện này được tổ chức bởi Hoa Kỳ và Canada, diễn ra bên lề Hội nghị cấp cao khóa 31 Hội đồng Nhân quyền Hợp Quốc. Bà Kate Gilmore, Phó Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền kiểm duyệt các sự kiện.

 Đức Đạt Lai Lạt Ma bày tỏ lòng tri ân của mình đến Hoa Kỳ và Missions Permanent Canada, Liên Hợp Quốc:

 “Chúng ta đang nói về tương lai của nhân loại. Không thể không lên tiếng được. Đôi khi người ta nói tất cả việc tốt với thế giới, nhưng họ đã lầm. Chúng ta đang phải đối mặt với nhiều vấn đề.

 Trong suốt cuộc đời của tôi, tôi đã từng chứng kiến những cuộc xung đột đổ máu, hàng triệu người bị giết chết. Chúng ta cần phải kiểm chứng lại những sự sai lầm ấy, lý do tại sao các vi phạm Nhân quyền diễn ra. Muốn tạo ra thế giới hòa bình phải có Trí tuệ và Từ bi.

 Mặc dù tôi là một Tăng sĩ Phật giáo, nhưng tôi vẫn hoài nghi những lời cầu nguyện sẽ đạt được hòa bình thế giới. Thay vì chúng ta nhiệt tình hành động và niềm tự tin.

 Những người đang gây rắc rối, và đáng lo ngại việc hòa bình trên thế giới cũng rất tự tin, nhưng không đủ sức chuyển hóa bởi các giá trị cơ bản của con người. Do đó, nếu chúng ta muốn tạo ra một thế giới hòa bình hơn trong tương lai, chúng ta cần phải phát huy lòng từ bi và đạo đức thế tục vào hệ thống giáo dục toàn cầu.

 Ngài quan sát thấy rằng sự biến đổi khí hậu và những thăng trầm của nền kinh tế toàn cầu là những vấn đề ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Họ không chỉ giới hạn ở phạm vi quốc gia. Tập trung vào vào sự khác biệt giữa chúng ta như chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, giới tính để phân chia thành chúng tôi và họ, đây là nguyên nhân gây ra sự mâu thuẩn và xung đột. Ngài nhấn mạnh rằng nếu chúng ta luôn nghĩ đến sự hợp nhất của nhân loại, trong tình anh chị em cùng chung sống trong một đại gia đình trên hành tinh này, thì chúng ta sẽ khắc phục được sự bạo lực, xung đột, mâu thuẩn lẫn nhau.

 Sau khi thảo luận, đức Đạt Lai Lạt Ma lên xe đi đến đến Palais des Nations, nơi Ngài viếng thăm và chia sẻ với khoảng cộng đồng Tây Tạng lưu vong khoảng 3.000 người. Ngài chia sẻ về sức khỏe tuổi già của mình đảm bảo tốt và cám ơn cộng đồng Tây Tạng cung kính chúc Thọ cho Ngài.

 Sáng sớm hôm sau, Ngài sẽ rời Geneva, Thụy Sỹ để trở về Ấn Độ.

 Một số hình ảnh , trong một cuộc họp với các nhà báo tại tại Geneva, Thụy Sĩ, đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ về Ba Cam kết của mình. Trân trọng kính mời quý bạn đọc cùng chia sẻ:

 1: Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện với các nhà báo tại Geneva, Thụy Sĩ. 11/03/2016

 2: Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện trong buổi thảo luận về chủ đề “Người đoạt giải Nobel về Nhân quyền – Góc nhìn xã hội dân sự” tại Viện đại học Genève, Thụy Sĩ. 11/03/2016

 3: Một khán giả đạt câu hỏi chất vấn, đức Đạt Lai Lạt Ma giải đáp trong buổi thảo luận về chủ đề “Người đoạt giải Nobel về Nhân quyền – Góc nhìn xã hội dân sự” tại Viện đại học Genève, Thụy Sĩ. 11/03/2016.

4: Toàn cảnh buổi thảo luận về chủ đề “Người đoạt giải Nobel về Nhân quyền – Góc nhìn xã hội dân sự” tại Viện đại học Genève, Thụy Sĩ. 11/03/2016.

 5: Khán giả vỗ tay tán thưởng khi kết thúc buổi thảo luận về chủ đề “Người đoạt giải Nobel về Nhân quyền – Góc nhìn xã hội dân sự” tại Viện đại học Genève, Thụy Sĩ. 11/03/2016.

 6: Một khán giả kính chào đức Đạt Lai Lạt Ma sau khi kết thúc buổi thảo luận về chủ đề “Người đoạt giải Nobel về Nhân quyền – Góc nhìn xã hội dân sự” tại Viện đại học Genève, Thụy Sĩ. 11/03/2016.

 7: Cộng đồng Tây Tạng cung kính chào đón đức Đạt Lai Lạt Ma theo truyền thống, tại tòa nhà Liên Hiệp Quốc (Palais des Nations), Genève, Thụy Sĩ. 11/03/2016.

 8: Đức Đạt Lai Lạt Ma chào hơn 3.000 cộng đồng Tây Tạng và những người ủng hộ Tây Tạng tại tòa nhà Liên Hiệp Quốc (Palais des Nations), Genève, Thụy Sĩ. 11/03/2016.

 9: Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu tại tòa nhà Liên Hiệp Quốc, (Palais des Nations), Genève, Thụy Sĩ. 11/03/2016.

 10: Một số trong số hơn 3.000 cộng đồng Tây Tạng nghe đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu tại tòa nhà Liên Hiệp Quốc, (Palais des Nations), Genève, Thụy Sĩ. 11/03/2016.

 11: Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu tại tòa nhà Liên Hiệp Quốc, (Palais des Nations), Genève, Thụy Sĩ. 11/03/2016.

 12: Một số trong số hơn 3.000 cộng đồng Tây Tạng nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu tại tòa nhà Liên Hiệp Quốc, (Palais des Nations), Genève, Thụy Sĩ. 11/03/2016.

 (*) Bà Tawakkol Karman, “Người Đàn Bà Thép” và ” Bà Mẹ của Cuộc Cách mạng”, nhà hoạt động nhân quyền, nhà báo, chính trị gia, và là thành viên cao cấp của đảng chính trị Al-Islah. Bà là một trong ba người đồng sở hữu giải Nobel Hòa Bình, bà cũng là người Yemen đầu tiên, người phụ nữ Ả Rập đầu tiên, người phụ nữ Hồi Giáo thứ hai và là người trẻ nhất trên thế giới cho đến nay được trao giải Nobel Hòa Bình.

 Thích Vân Phong

(Nguồn: VP Chính phủ Tây Tạng lưu vong)

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập