Đức Chatral Rinpoche đã Viên tịch tuổi bách tuế dư niên

Đã đọc: 2111           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Đức Chatral Rinpoche đã Viên tịch tại Ấn Độ vào ngày 30/12/2015. Hưởng Đại thụ 104 tuổi. Ngài là một bậc Thầy Đại Viên Mãn và một hành giả ẩn dật nổi danh với sự tỉnh giác tuyệt vời và sự nghiêm trì giới luật. Ngoài sự kết nối tâm linh với Đức Khenpo Ngagchung, Đức Chatral Rinpoche cũng đã tu học với một số vị Thầy tôn kính nhất của thế kỷ trước, gồm có Đức Dudjom Rinpoche, Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro và Dakini vĩ đại Sera Khandro.

Đức Chatral Rinpoche là một trong những vị hộ trì truyền thừa của Dòng truyền thừa Longchen Nyingthig và đặc biệt là được truyền thừa tới trưởng tử tâm của Đức Jigme Lingpa, Ngài Jigme Gyalwe Nyugu và sau đó đến Ngài Patrul Rinpoche.

Đức Chatral Rinpoche sinh ngày 18/06/1913 tại Kham (Kāngbā), Tây Tạng, trong một gia đình sùng đạo thuộc tộc Abse, Phụ thân của Ngài là Cụ ông Pema Dondrub, và Hiền mẫu là Cụ bà Sonam Tso. Khi Ngài vừa chào đời một ngày sau, một vị Lạt Ma trong vùng tên là Asey Bigo Tulku Nyima Gyaltsen quang lâm viếng thăm và kể lại cho gia đình Cha mẹ Ngài nghe một linh kiến mà vị Lạt Ma này có vào ngày trước khi Chatral Rinpoche chào đời, trong đó có một con lừa trắng chất rất nhiều Kinh điển Phật giáo đến nhà song thân của Chatral Rinpoche và mang những văn bản này đến cho họ. Với linh kiến này, Lạt Ma Asey Bigo Tulku Nyima Gyaltsen ban cho đứa bé quý danh là Trogyal Dorje, nghĩa là “Đấng Vinh Quang Phẫn Nộ Kim Cương”.

 Sau đó, gia đình của Ngài chuyển đến Amdo (Ānduō). Năm 15 tuổi Ngài từ giã song thân, cầu xuất gia học Phật pháp với các bậc Đạo sư trong vùng.

 Ngài giành rất nhiều thời gian để để thực hành trong các hang động được gia trì bởi Guru Padmasambhava, bậc tổ sư của Phật giáo Tây Tạng và suối nguồn của các giáo lý Terma, nền tảng của rất nhiều dòng truyền thừa của truyền thống Cổ Mật.

Ngài du hành đến vùng Darjeeling, nằm dưới chân núi phía Đông dãy Himalayas, Ấn Độ và Ngài tái thiết một ngôi Tự viện đơn giản, biến nó thành trung tâm nhập thất ba năm cho thực hành Longchen Nyingthig. Đây là trung tâm đầu tiên được xây dựng bởi người Tây Tạng ở ngoài xứ Tuyết. Sau đó, Ngài đến một vài thánh tích Phật giáo quan trọng ở Ấn Độ.

 Hàng nghìn người vùng Himalaya xem Ngài như vị Bổn sư của họ, qua các hiện thân Từ bi Trí tuệ, hoàn hảo Giáo lý của Ngài. Tuy nhiên, Ngài vô cùng cẩn trọng trong việc chọn lựa người thọ nhận giáo lý. Ngài biết rõ rằng phần lớn những người thỉnh cầu ngài giáo Pháp chẳng hề nghiêm túc về thực hành của họ như Ngài, bởi vậy Ngài không muốn lãng phí cam lồ quý giá giáo lý của Ngài cho một bình chứa không thích hợp.

Ngài giải thích rằng: “Có ba loại hành giả cầu Pháp: đầu tiên, là những người bên ngoài trông như hành giả, nhưng bên trong thì không phải; thứ hai, những người nói rất cao siêu, nhưng không chứng ngộ gì hết; thứ ba, những người bên ngoài không giống hành giả, nhưng bên trong họ là những hành giả thực sự”.

Vì thế Ngài sẽ không trao truyền bất cứ giáo lý cao hơn nào cho những người nghiên cứu với ngài ít hơn sáu năm - khoảng thời gian đủ để chứng minh họ là những hành giả chân chính.

Sau lễ Tân niên Tây Tạng 2.000, hàng trăm Phật tử sùng đạo từ nhiều vùng của Himalaya đã tập trung ở Yangleshod, thỉnh cầu sự gia trì của Ngài cho thiên niên kỷ mới. Họ cắm trại trong các lều bạt gần tu viện của Ngài và kiên nhẫn chờ đợi trong nhiều ngày. Vào thời điểm tốt lành nhất, Ngài đã ban cho họ quán đảnh trường thọ. Sau quán đảnh, cả nhóm hát những bài ca tán thán các hoạt động vĩ đại và sự vinh quang của Đạo sư vô song của họ và nhảy múa vui vẻ.

Kiến thức uyên bác của Ngài không chỉ giới hạn trong Triết học Phật giáo. Ngài cũng là một chuyên gia về vẽ tranh thangka, âm nhạc nghi lễ, vũ điệu “Kim Cương thừa” và nhiều môn khác. Họa sĩ thangka, Lama Tsongdru Sangpo viết rằng:

 “Quan trọng nhất với tôi là chỉ dẫn cá nhân liên tục tôi thọ nhận từ Chatral Sangye Dorje Rinpoche, Đấng Bảo hộ tâm linh của tôi trong đời này và mọi đời tương lai. Ngài gia trì cho tôi nhiều lần với những lời khuyên vô cùng quan trọng nhưng hiếm khi được để ý về những điểm cốt yếu của vẽ thangka và cho tôi chỉ dẫn chi tiết về thiết kế và dáng điệu của từng Bổn tôn đặc biệt”.

 Huyền thoại về Ngài sẽ còn sống mãi trong nhiều thế hệ. Năm 2003, trong buổi lễ ở Kathmandu, Ngài được tôn vinh là một trong các nhân vật ảnh hưởng nhất ở Nepal.

 

 

 




Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập