India Chùm ảnh Kỷ niệm 26 năm ngày Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận giải Nobel tổ chức tại Hunsur

Đã đọc: 1226           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Hôm thứ Năm, 10/12/2015 - Nhân dịp ngày Quốc tế Nhân quyền, Kỷ niệm 26 năm ngày đức Đạt Lai Lạt Ma nhận giải Nobel Hòa bình, chư tôn đức Tăng già Phật giáo Tây Tạng tại Ấn Độ, Chính quyền bang Karnataka và Cộng đồng Tây Tạng lưu vong, long trọng tổ chức lễ Kỷ niệm tại Hunsur, bang Karnataka, Ấn Độ.

Tại buổi lễ, Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu: “Trân trọng kính chào quý vị đại diện Chính quyền bang Karnataka, các bạn từ khắp nơi trên thế giới, thành viên của giải Hunsur Rabgyeling. Sự kiện đã trùng hợp tại Gyumey. Tôi đặc biệt cảm ơn các sinh viên, những người phụ nữ lớn tuổi đã có công đào nuôi dạy các em.

Tôi cảm ơn Tiến sĩ Mahadevappa và ông Manjunath vì sự tử tế của Chính quyền bang Karnataka đối với Cộng đồng Tây Tạng. Karnataka được gọi là nhà nước Mysore, với Thủ đô Mysore. Hè năm 1956, tôi được Hội Ma Ha Bồ Đề (Maha Bodhi Society) mời qua dự lễ Phật Đản năm 2500 tại Ấn Độ, tôi đã đến địa phương này, lúc bấy giờ cố Bộ trưởng bang Karnataka, Nijalingappa (1902-2000). Cụ Ông Nijalingappa có mối quan tâm đặt biệt với Cộng đồng Tây Tạng. Năm 1959, sau biến cố Pháp nạn tại Tây Tạng, chúng tôi vượt suối băng đèo vượt biên sang thị trấn Mussoorie dưới chân núi Hy Mã Lạp Sơn, phía bắc New Delhi, thủ đô của Ấn Độ. Cố Thủ tướng Ấn Độ, Jawaharlal Nehru (1889- 1964) khi hay tin liền đến thăm chúng tôi, được biết Cộng đồng Tây Tạng chúng tôi tỵ nạn bạo quyền Cộng sản Trung Quốc, Cố Thủ tướng Nehru liền viết thư gửi Chính quyền bang Karnataka, yêu cầu tiểu bang này cấp đất cho hàng vạn người Tây Tạng tỵ nạn. Cố Bộ trưởng bang Karnataka đã ký quyết định cấp đất cho người Tây Tạng tỵ nạn với mục đích tái định cư. Ngày nay, bang Karnataka có các khu tái định cư lớn với số dân số Tây Tạng lưu vong lớn nhất, hiện có 30.000 dân Tây Tạng sinh sống tại bang này.

Các Tự viện Phật giáo Tây Tạng được tái lập ở đây giữ trường thống Nalanda. Trên cơ sở chúng tôi phát huy Kim Cương thừa theo tư tưởng Bồ  tát Long Thọ (600-650). Thực hành toàn diện Phật giáo theo hướng “Trung đạo” là một sự quý báu đối với thế giới, bởi sự hiểu biết về Triết lý Tính Không sẽ đem lại niềm an lạc hạnh phúc vô biên cho mỗi người chúng ta.

Khi  tỵ nạn sang đây, Cộng đồng Tây Tạng chúng tôi được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân và Chính phủ Ấn Độ trong đó có Cố Bộ trưởng bang Karnataka. Chúng tôi luôn cảm niệm và tri ân sâu sắc nghĩa cử đẹp này.

Được trao giải Nobel Hòa bình là một vinh dự, nhưng tôi là một tu sĩ Phật giáo sống đơn giản, luôn giữ Cam kết Hòa bình và bất bạo động. 30 năm qua tôi tham gia vào các cuộc đối thoại với các nhà Khoa học hiện đại. Kết quả là tôi đã học được rất nhiều về thế giới bên ngoài, họ đã học về Tâm, Ý thức và Cảm xúc. Ngôn ngữ Tây Tạng là phương tiện diễn tả chính xác nhất, những kiến thức này của Tâm và Triết lý Phật giáo”.

____Thích Vân Phong ____

(Nguồn: Văn Phòng Chính phủ Tây Tạng lưu vong)

 

 

 

















Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập