Ung Hòa Cung ngôi Chùa Phật Giáo Tây Tạng trong Tử Cấm Thành Bắc Kinh

Đã đọc: 2495           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Năm 1949, Ung Hòa cung ngôi Già lam Phật giáo Tây Tạng được công nhận là Di tích cấp Quốc gia.

Ung Hòa cung (雍和宫- Yonghegong Lama Temple), ngôi Đại già lam Phật giáo Tây Tạng tọa lạc tại thành nội Bắc Kinh, trung tâm quận Đông Thành. Được kiến tạo vào năm Giáp Tuất (1694) triều đại Thanh Thánh Tổ niên hiệu Khang Hi (康熙) thứ 30. Nguyên Thanh Thế Tông đệ tam đại Hoàng đế Ung Chính (雍正) tức vị phủ đề. Ung Chính tam niên, Ất Ty (1725) cải vi hành cung,  Thanh Cao Tông Càn Long (乾隆) cửu niên, Giáp Tý (1744) vi hành Tự viện Phật giáo Tây Tạng. Ung Hòa Cung ngôi Chùa Phật giáo Tây Tạng này bao gồm 03 tòa chính và 05 gian hợp tổ thành. Sắc cổ Hương Đông, Tây Thuận San lâu chiếm diện tích  66.400 mét vuông, hơn một nghìn gian phòng.

Ung Hòa cung (雍和宮) với Thiên Vương điện (天王殿), Ung Hòa cung Đại điện (Đại Hùng Bảo điện-大雄寶殿), Vĩnh Hựu điện (永佑殿), Pháp Luân điện (法輪殿), Vạn Phúc các (萬福閣). . .   05 điện các tổ hợp thành không gian hoành tráng, bên ngoài tả hữu Đông Tây phối điện, Tứ Học điện (四學殿), Giảng Kinh điện (講經殿), Mật Tông điện (密宗殿), Số Học điện (數學殿), Dược Sư điện (藥師殿). Bố trí Kiến trúc Tự viện từ hướng Nam đến hướng Bắc dần dần thu hẹp khoảng sân, trong khi Điện vũ lần lượt cao lên. Hình thành mô hình “Chính điện cao đại nhi trọng Viện thâm tàng” (正殿高大而重院深藏).

Ung Hòa cung, Nam viện, Đại Bi lâu tam tòa, phía trước bích họa to và cặp Sư tử đá . Quá Bài lâu, hành lang bóng râm xây gạch xếp chồng, tục gọi Liễn đạo. Phía Bắc Ung Hòa cung cửa lớn là Chiêu Thái môn, bên trong hai bên Chung các (lầu chuông), Cổ lâu (Gác trống), bên ngoài hành lang phú lệ trang nghiêm hiếm thấy. Cổ Lâu bàng trưng bày một chảo lớn nấu cháo Lạp Bát (Lạp Bát Chúc-臘八粥) bằng đồng với trọng lượng 08 tấn. Hướng Bắc, có Bát Giác Bi đình, bên trong khắc Càn Long ngự chế bi văn, trần thuật nguồn gốc lịch sử Ung Hòa cung cải thành Tự viện Phật giáo Hán, Tạng, Mông thư tả bốn loại ngôn ngữ văn tự, phân khắc tả hữu Bia Kỷ niệm.

Ung Hòa cung bố cục kiến trúc hoàn chỉnh, nguy nga tráng lệ, đan xen văn hóa dân tộc đặc sắc Hán, Mãn, Mông. Nội cung điện các tôn trí rất nhiều tượng Phật, Khách đường trưng bày rất nhiều Văn vật trân quý,  trong đó có 500 bức tượng La Hán điêu khắc gỗ quý tinh xảo, một tượng Phật được khắc gỗ Đàn hương thếp vàng cao 18 mét.

Năm 1949, Ung Hòa cung ngôi Già lam Phật giáo Tây Tạng được công nhận là Di tích cấp Quốc gia.

Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn xếp hạng vào ngày 04/03/1961, “Ung Hòa cung đệ nhất Văn vật trọng điểm toàn quốc đơn vị được Bảo vệ”, và chính thức thiết lập cơ cấu tổ chức Thực thi Quản lý Di tích Văn hóa Ung Hòa cung ngôi Tự viện Phật giáo Tây Tạng.

Thập niên 1970, Chính quyền nhân dân Trung Quốc đầu tư khoảng tiền lớn để tu bổ quy mô quần thể kiến trúc Ung Hòa cung ngôi Đại Già lam Phật giáo; và chính thức mở cửa cho du khách thập phương hành hương tham quan vào ngày 05 tháng 02 năm 1981 (01/01/Tân Dậu).

Ung Hòa cung ngôi Tự viện Phật giáo sống sót sau Cách mạng Văn hóa, thời của những lãnh tụ Cộng sản vô thần cực đoan. Năm 1979, công việc phục hồi chủ yếu được thực hiện và chư tôn đức Tăng già từ Nội Mông đã được mời đến cư trú ở đó. Chư tôn đức Tăng già Phật giáo Tây Tạng và xem xét các nghi thức phụng vụ bí mật của trường phái Gelukpa. Các dịch theo nghĩa đen Gelupkpa là mẫu mực về đạo đức, tên của lệnh cải cách của trường Lamaist lớn nhất ở Tây Tạng và Mông Cổ. Nó được thành lập vào thế kỷ thứ mười bốn của Tông Khách Ba , một nhà sư có ý định khôi phục lại đạo đức khổ hạnh ủng hộ của Đức Phật lịch sử. Nắp lễ của trường phái chức sắc có biệt danh Hoàng Hat ở phương Tây. Đó là ở trường này thuộc về các Rinpoche vĩ đại như Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Năm 1990 được xếp vào Kỷ lục thế giới "Guinness Book of Records".

Nông lịch Tân niên Lễ phật hoạt động 

Ngày mồng 01 Tết Âm lịch, đánh dấu khởi sự Tân niên. Ngôi Cổ Tự Phật giáo Tây Tạng, Ung Hòa cung, chư Tăng dậy sớm, hoặc thức suốt cả đêm. Sáng sớm ngày mồng 01 Tết, chư Tăng đều chỉnh trang pháp phục Cà sa tay cầm Kinh thư đăng lâm Pháp Luân điện. Hương đăng tỏa sáng, trầm hương khói tỏa, Hoa thơm rực rỡ, đại chúng phúng đồng xướng tụng Kinh văn, kỳ nguyện Thế giới Hòa bình, Quốc thái Dân an, nhất niên Phong điều Vũ thuận. Nội dung Nhị thời Khóa tụng từ lúc cải Ung Hòa cung thành Tự viện Phật giáo, Hoàng đế Càn Long ban chiếu chỉ Tự viện Phật giáo này dung hợp Thiền, Tịnh, Hiển Mật viên dung tứ thời hành trì. Đương thời, Ung Hòa cung trở thành Trung tâm Phật giáo Tây Tạng, chư tôn đức Cao Tăng Thạc đức thường quang lâm hoạt động Phật sự tại Kinh thành này.

Sơ nhất nhật thanh thần, Ung Hòa cung tấp nập thập phương tín chúng đến lễ Phật cầu Phúc Cát tường. Tân niên Tết Nguyên đán, người người mặc trang phục mới đến Ung Hòa cung nghênh tiếp Tân niên. Tín sĩ thắp ba nén trầm hương, nhè nhẹ cắm vào bát hương, chắp tay kiền thành lễ Phật tam bái. Nói về dâng hương trước Phật điện, chỉ cần tâm hoan hỷ thành kính thắp ba nén trầm hương, đại biểu kính lễ Phật, Pháp, tăng Tam bảo, ngụ ý chuyển hóa tam độc Tham, Sân, Si thành Tam vô lậu học Giới, Định, Tuệ.

Khi tiến nhập vào Tự viện Phật giáo theo phương hướng thuận chiều kim đồng hồ, lễ kính tôn tượng Phật, Bồ tát. Kính lễ có ý nghĩa song thủ thập xưng (hợp chưởng) hai bàn tay chắp lại, 10 ngón tay giao nhau thẳng tắp, biểu thị Hòa bình, Hữu nghị, Nhất tâm, Viên thành Phật quả. Khi hai bàn tay gập lại, lòng bàn tay hơi cong như búp sen, tâm tưởng khoảng cách của lòng bàn tay, các ngón tay, biểu thị Ngộ nhập Tính không. Với hai bàn tay chắp trước ngực, ngụ ý tỏ lòng cung kính đối với bậc Đại Giác ngộ.

Ung Hòa cung ngôi Tự viện Phật giáo chính thức mở cửa tiếp khách, tiếp đón trên 170 Quốc gia, mỗi năm du khách trong nước và ngoài nước có đến hai triệu lượt khách tham quan.

Tham quan một trong những cung điện có chức năng thờ tự nguy nga nhất Bắc Kinh, ngày nay vẫn còn là một Tự viện Phật giáo, để chiêm ngưỡng những tranh tường, tượng Đại Phật và phong cách trang trí Trung Hoa.

Một thế giới tĩnh lặng ẩn mình giữa nội ô Bắc Kinh. Ngôi Già lam Cổ Tự này từng là một cung điện của Triều Thanh và ngày nay là một trong những ngôi chùa Phật giáo lớn nhất Trung Quốc. Ngôi Cổ Tự nguy nga, khu tu viện với nhiều vật trang trí, những tượng Phật phái Tây Tạng và khu điện thờ luôn nghi ngút khói hương.

Trong khi chiêm ngắm những điện thờ với các tranh pháp họa, hãy tận hưởng không khí tĩnh lặng với mùi khói nhang và tiếng tụng kinh trầm mặc. Đây là địa điểm lý tưởng để bước đầu tìm hiểu về Phật pháp và những phong tục Trung Quốc xưa.

____ Thích Vân Phong ____

(Nguồn: Kanzhongguo)

 

 

 

 

 






























































































Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập