Phật giáo Hàn Quốc Trai đàn Trà thể Tâm ấn Phật Tổ truyền đăng

Đã đọc: 1172           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Hôm thứ Tư, 04/11/2015, chư tôn Thiền đức Phật giáo Hàn Quốc tổ chức Lễ Trai đàn Trà thể Tâm ấn Phật Tổ truyền đăng (佛祖 心 印 傳燈 茶 禮 大 齋), có sự hiện diện của giới quan chức Chính quyền, nhân sĩ trí thức Phật tử đến dâng hương tưởng niệm Lịch đại Tổ sư, Quốc sư qua các thời đại có công với Đạo Pháp và Dân Tộc Hàn Quốc.

Buổi lễ diễn ra thật trang nghiêm trọng thể, sau đó cùng dùng tiệc chay thân mật, thắm tình đạo vị.

 Chính Pháp Nhãn Tạng (正法眼藏) Chỉ tâm ấn Thiền mà Phật tổ truyền ngoài kinh giáo.

 Còn gọi là Thanh tịnh Pháp nhãn, tức dựa vào mắt trí tuệ (mắt Chính pháp) thấy suốt Chân lý, là pháp thấu triệt muôn đức Bí tàng (Tạng), cũng tức là cảnh giới Ngộ của nội tâm đức Phật - Thiền tông xem đó là Bồ đề sâu xa kín nhiệm nhất, từ Đức Thế Tôn lần lượt truyền đến Tổ sư Đạt Ma, lấy tâm truyền tâm, từ tâm của thầy đến tâm học trò.

 Liên đăng Hội yếu quyển một chép, trên hội Linh Sơn khi đức Phật Thích Ca cầm một cành hoa sen lên truyền Tâm ấn. Đây chẳng phải là một hành động tùy tiện, mà là một sự biểu hiện pháp của đức Phật, thử xem trong đại chúng có ai hiểu ý gì không?  Lúc ấy cả đại chúng chẳng ai hiểu được ý nghĩa vi diệu này. 

 Duy có Tôn giả Ca Diếp hân hoan mỉm cười, tỏ bày ý nguyện gánh vác việc giao phó, tức là đảm đương trách nhiệm lưu truyền mạng mạch Phật pháp. Tôn giả hiểu ngay như vậy, đó là ý nghĩa của chữ “Trực thừa đương”.

Đức Thế tôn nói: “Nay ta có Chánh Pháp Nhãn Tạng, đó là Tâm nhiệm mầu của Niết Bàn, chẳng sinh, chẳng diệt, các vị nghĩ thế nào? Nó có hình tướng gì chăng? Không, nó là vô tướng; Các vị bảo nó chẳng có tướng gì ư? Nó lại có hình tướng đó! Cho nên Thực tướng tức Vô tướng, không chỗ nào là chẳng Tướng. Đó là pháp môn Vi diệu bất khả tư nghì, văn tự không thể diễn tả được. Loại pháp môn mà nay ta chỉ dạy các vị là một thứ đặc biệt truyền thọ ngoài giáo điển và pháp môn đó ta đã truyền cho Ma Ha Ca Diếp rồi!”

 Từ đó, Tổ Tổ tương truyền y bát cho nhau, lấy Tâm ấn Tâm, đó là nghĩa lưu truyền dòng pháp hay giữ cho ngọn đèn Thiền pháp không bị tắt (pháp đăng bất diệt). Ngọn đèn tuy là nhỏ nhưng ánh sáng lại truyền xa, thế giới nào cũng tới cả, nhiều như số cát sông Hằng vậy.

 Huệ mạng của Tăng cũng là huệ mạng Phật, cũng là huệ mạng Pháp. Mỗi vị Tăng mang đủ huệ mạng của Phật, Pháp, Tăng (Tam Bảo), nên Phật pháp ở khắp mọi nơi, cùng khắp đại thiên thế giới. 

 Pháp Thiền trực tiếp do Phật Thích Ca đích thân truyền cho Sơ Tổ Ma Ha Ca Diếp, rồi truyền cho Nhị Tổ A Nan, Tam Tổ Thương Na Hòa Tu, từ Tổ từ Tổ truyền xuống, đến Tổ thứ 28 là Bồ Đề Đạt Ma truyền sang Trung Quốc làm Sơ Tổ Trung Quốc rồi truyền cho người Trung Quốc là Nhị Tổ Huệ Khả, Tam Tổ Tăng Xán, Tứ Tổ Đạo Tín, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, Lục Tổ Huệ Năng v.v... Và từ đó truyền khắp nơi trên thế giới.

 Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc trực tiếp từ Lục Tổ Huệ Năng, Thiền Tối thượng thừa, Giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật.

 Thiền pháp được truyền vào Triều tiên lần đầu là vào thời đại Slla (Tân la), lúc đó là Thiền phái của Tứ tổ Đạo Tín. Về sau, chủ yếu là Thiền thuộc hệ thống Nam tông của Lục tổ Huệ Năng. Từ đó dòng Thiền này phát triển thành “Cửu sơn thiền môn” (9 phái Thiền) là: -Ca trí sơn phái của ngài Đạo nghĩa. -Thực tướng sơn phái của ngài Hồng trắc. -Đồng lí sơn phái của ngài Huệ triết. -Thánh trụ sơn phái của ngài Vô nhiễm. -Sư tử sơn phái của ngài Đạo doãn. -Xà quật sơn phái của ngài Phạm nhật. -Phụng lâm sơn phái của ngài Huyền dục. -Nghĩa dương sơn phái của ngài Trí tân. -Tu di sơn phái của ngài Lợi nghiêm.

 Từ bốn tông phái chính Thiền tông, Mật tông, Pháp Hoa tông, Hoa Nghiêm tông phát sinh thành  18 tông phái Phật giáo khác nhau và có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất là Thiền phái Tào Khê đã được Thiền sư Tae-Go (Thái Cổ) (1301-1382) và Thiền sư Chinul (Trí Nộ) t (1158- 1210) sáng lập.

 Pháp mạch Thiền tông bắt nguồn từ Phật giáo Trung Quốc sang Hàn Quốc:

 Triều đại Tân La (silla) Thống Nhất (668-935)

 Đại Luật sư Jajang (Từ Tạng-자장율사-慈藏律師) (590-658), vân du tham học Trung Quốc từ những năm 636-645, sau đó Ngài về nước giúp cho Phật giáo Hàn Quốc trong tầng lớp quý tộc trở nên phổ cập trong dân chúng.

 Luật Sư nhận được sự tôn trọng của Seondeok yeowang (Nữ Vương Thiện Đức, trị vì 632-647) Ngài thành lập Tổ đình Tongdosa (Thông Độ Tự) vào năm 646.

 Thiền sư Pháp Lãng (法朗-Peomnang) (632-646), vân du tham học Thiền pháp tại Trung Quốc, là đệ tử truyền thừa của Tứ Tổ Đạo Tín (道信) (580-651) đem thiền Pháp truyền quê nhà  Silla (Tân La).

Pháp Lãng truyền dạy cho Thần Hạnh (Sinhaeng-神行) (704-779), Thần Hạnh cũng từng du học tại Trung Quốc, học Thiền pháp với Thiền sư Cao Sơn Phổ Tịch  (嵩山普寂) (651-739) (Phổ Cao Sơn Tịch là đệ tử truyền thừa của Quốc sư Thần Tú (606?-706).

 Thiền phổ cập từ thiền sư Đạo Nghi  (Doui-道義) (?-825) ở thế kỷ thứ IX.

 Thiền sư Đạo Nghi (?-825) học thiền với Tổ sư Bá Trượng Hoài Hải (百丈懷海)(749-814), Trung Quốc, khi về quê nhà thiền sư Đạo Nghi  thành lập phái Già Trí Sơn (迦智山).

 Dòng thiền Hồng Châu thời Mã Tổ, các du học tăng từ Silla (Tân La) đến học rất nhiều. Do vậy sau này dòng thiền nơi đây chia làm 9 tông phái.

 Trong chín phái thì tám phái được truyền thừa từ Mã Tổ Đạo Nhất (馬祖道一) (709-788) và các đệ tử chân truyền như Tây Đường Trí Tạng (734 - 814), Bá Trượng Hoài Hải (百丈懷海) (720- 814), Ma Cốc bảo Triệt, Chương Kính Hoài Huy, Diêm Quan Tề An, Dược Sơn Duy Nghiễm.

Chỉ riêng phái sau cùng do Lợi Nghiêm (Yieom-利嚴) (869-936) truyền bá dòng Tào Động tại núi  Tu Di sơn (Sumi-san-須彌山).

 Năm 826, các tông phái chấp nhận Thiền tại Hàn  Quốc là “Tào Khê Tông”.

 Triều đại Cao Ly (Goryeo) (918-1392)

 Nhưng mãi đến thế kỷ thứ XI, khi Quốc sư Phổ Chiếu  Trí Nột (普照知訥) kết hợp giáo và thiền, chỉnh đốn lại Tăng đoàn, thì dòng Thiền Tào Khê mới được chấn chỉnh.

 Lúc đó tông Tào Khê là một tông phái thiền chiếm ưu thế trong Phật giáo hiện thời.

 Taego Bou (Thái Cổ Phổ Ngu (太古普愚) (1301-1382) du học theo tông Lâm Tế tại Trung Quốc, nối pháp Thạch Ốc Thanh Củng (石屋清珙禪師)(1272-1352). Sau khi trở về, đã hợp nhất chín tông phái tại Cao Ly (Goryeo).

 Nhiều thế kỷ tiếp theo, chư vị Thiền sư tiếp tục phát triển Thiền Phật giáo theo Quốc sư Phổ Chiếu  Trí Nột.

 Từ nguồn năng lượng Từ bi Trí tuệ của pháp mạch Thiền tông đã sản sinh cho đất nước Hàn Quốc 16 vị Quốc Sư, tham mưu cố vấn các vương triều phong kiến trong việc Hộ Quốc An Dân, Tốt Đạo-Đẹp Đời.

 Thế kỷ XX thiền sư Sùng Sơn, người sáng lập Trung tâm Thiền Quốc tế tại Tổ đình chùa Hoa Khê, thủ đô Seoul nói:

 “Như vậy dòng dõi của chúng tôi bắt nguồn từ Tổ Huệ Năng xuống Mã Tổ và đây là truyền thống của Thiền tông Hàn Quốc. Do đó cũng được gọi là Thiền phái Tào Khê (Chogye Zen)”.

  









Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập