Mông Cổ: Ngôi Già lam Cổ tự Erdene Zuu tuyệt đẹp

Đã đọc: 1123           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Ngôi Già lam Cổ tự Erdene Zuu, cách 365 km về phía Tây của Cố đô Karakorum, kinh đô Đế quốc Mông Cổ.

Vào thế kỷ thứ 6 (1585), cư sĩ Abtai Sain Khan, Đông cung Thái tử, người đứng đầu đế quốc Mông Cổ bấy giờ, Thái tử đến đảnh lễ Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ ba và sau đó Thái tử tuyên bố Mông Cổ Phật giáo Quốc đạo và tiến hành kiến tạo ngôi Già lam Cổ tự Erdene Zuu (額爾德尼召寺- Ngạch Nhĩ Đức Ni Triệu Tự) với tổng diện tích 0,16 km vuông.

Ngôi Danh lam thắng cảnh Phật giáo cổ xưa nhất của quốc gia Mông Cổ ảnh hưởng nền văn hóa Phật giáo Tây Tạng hiện nay.

Ngôi Đại Già lam này là một trong những ngôi Đại Tự ảnh hưởng Văn hóa Phật giáo Tây Tạng đầu tiên tại Mông Cổ, nét độc đáo ở chỗ hơn một trăm ngôi chùa ở xung quanh, và 108 ngôi Bảo tháp được xây trên những bệ đá. Sự hài hòa giữa những ngôi Chùa và các ngọn Bảo tháp, cùng nhịp điệu thiên nhiên xinh tươi của cây cỏ, đất trời bao la làm cho ngôi Cổ Tự Erdene Zuu thêm đậm nét trang nghiêm hùng vĩ, rất thu hút hấp dẫn du khách thập phương hành hương chiêm bái.

Vào thế kỷ 17, ngôi Danh lam Cổ tự này cũng bị thiệt hại do chiến tranh xảy ra khoảng năm 1680.

Thế 18 mới có cơ hội Trùng tu tái tạo lại, và năm 1872 có đến 62 ngôi  Tự viện được tái tạo rãi rác quanh ngôi Đại Già lam Cổ tự Erdene Zuu. Từng bước tái tạo thêm những ngôi Tự viện chính cũng như bên ngoài vòng thành. Đầu thế kỷ 20, ước tính có hơn 700 ngôi Tự viện được phục dựng lại.

Cuộc biến loạn tháng 10 năm 1917 do những người Cộng Sản vô thần cực đoan chủ xướng tàn phá tất cả các cơ sở tôn giáo, trong đó Phật Giáo cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Nhưng cuộc bạo động lật đỗ chế độ Quân chủ ở Nga vào năm 1917 đã làm thay đổi tất cả chỉ trong vài năm, chế độ sắt máu cuả Lenin rồi Stalin đã hủy diệt tất cả các Tự viện Phật giáo. Cưỡng chế tất cả những vị Tăng, Ni nào trái lệnh không chịu hoàn tục vào năm 1939, Phật Giáo và các tôn giáo khác hầu như mất hẳn ở nước Nga và Mông Cổ.

Giai đoạn 1937-1938, chế độ độc tài của nhà độc tài sắt máu Stalin, mở đầu hàng loạt vụ bắt bớ, thủ tiêu và thanh trừng chính trị. Từ tháng 08 năm 1937 đến tháng 10 năm1938, chỉ riêng trong nhà tù tại Uỷ ban An ninh quốc gia, chế độ Stalin đã bắn bỏ 20.760 người, trong đó có khoảng 1.000 người lãnh đạo tôn giáo. Thời điểm này Phật giáo Mông Cổ và ngôi Đại Già lam Cổ tự này phải chịu cộng nghiệp, hàng nghìn ngôi Tự viện Phật giáo bị tàn phá, hàng vạn chư Tăng chết dưới bàn tay khát máu của những người Cộng sản Vô thần cực đoan.

Theo Alexandr Solzhenitsyn, nhà văn đoạt giải thưởng văn học, có khoảng 60 triệu người đã bị chết trong chế độ Xô viết trong giai  đoạn từ 1917 đến 1956…

Cuối thập niên 1980, chế độ đã hoàn toàn sụp đổ ở nước Nga và các nước ở Ðông Âu nên đã có nhiều chuyển đổi thuận lợi cho Phật Giáo có cơ hội phục hồi lại như xưa ở Nga và Mông Cổ.

 Sau khi chế độ cộng sản ở Mông Cổ sụp đổ vào năm 1990, việc tự do tôn giáo mới được phục hồi và Tự viện Phật giáo mới sinh hoạt trở lại. Ngôi Già lam Cổ tự Erdene Zuu được nhân dân Mông Cổ xem là ngôi Tự viện Phật giáo quan trọng nhất ở quốc gia này.

Ngôi Già lam Cổ tự Erdene Zuu (額爾德尼召寺- Ngạch Nhĩ Đức Ni Triệu Tự) được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào ngày 07/07/2004.

Bên ngoài khuôn viên ngôi Đại Già lam có một linh vật thiên nhiên mà du khách hay tò mò, đó là tảng đá Kharkhorin nổi tiếng. Tảng đá này có công năng đặc biệt là ngăn chặn những ý nghĩ về nhục dục. Truyền thuyết lưu truyền tại địa phương rằng; một vị Tăng sĩ đã phạm giới dâm, bị kết tội Ba La di, phải chịu hình phạt cực hình đó là bị thiến, sau đó Tự viện này đã cho làm tảng đá này để cảnh tỉnh những vị Tăng sĩ khác về những trách nhiệm bổn phận của một Tu sĩ. Tảng đá này được đặt trên một ngọn đồi bên ngoài tường thành của ngôi Đại Già lam này.

Clip Video:

https://www.youtube.com/watch?v=RrIyej3O5VE

https://www.youtube.com/watch?v=APtp42CCBJo

_____ Thích Vân Phong ______

 

















































































































Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập