Myanmar: Chùm ảnh Ngôi Đại Già lam Cổ Tự Ananda tuyệt đẹp ở Thành phố Phật giáo Bagan

Đã đọc: 1936           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Ngôi Đại Già lam Cổ Tự Ananda được khai sáng từ năm 1105, dưới thời trị vì của vua Kyanzittha triều đại Pagan (1084-1113). Đây là một tuyệt tác về kiến trúc Tự viện, Bảo tháp Phật giáo vào thời bấy giờ, đồng thời cũng là một ngôi Đại Già lam Cổ tự chùa đẹp nhất ở Bagan, và vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt cho đến nay.

Vào thời đỉnh cao của Phật giáo Myanmar cực thịnh, khoảng thế kỷ 11 và thế kỷ 13, những vị minh quân Thánh triết Phật tử của triều đại Bagan đã cho xây dựng hàng nghìn ngôi Tự viện Phật giáo trên đồng bằng Pagan mênh mông bát ngát. Ước tính có trên 10 nghìn ngôi Tự viện Phật giáo mọc lên trên vùng đồng bằng trung tâm rộng lớn 100 km vuông này.

 

Trãi bao thăng trầm cùng vận nước, thịnh suy là quy luật, hiện nay chỉ còn hơn 2.200 ngôi Tự viện Phật giáo.

 

Thành phố thịnh vượng này phát triển quy mô và vang danh một thời, trở thành trung tâm quốc tế cho mọi nghiên cứu về Phật giáo. Các học giả nghiên cứu Phật giáo, Tăng tục đến từ Ấn Độ, Ceylon (tên trước của Sri Lanka) và đế chế Khmer cũng đến Bagan để nghiên cứu thơ, âm vị học, ngữ pháp, chiêm tinh, thuật giả kim, thuốc và luật.

 

Thành phố cổ Bagan, Myanmar  thu hút du khách thập phương hành hương bởi vẻ đẹp cổ kính, bình yên, trong lành của những di tích khảo cổ tráng lệ. Quần thể Già Lam Phật địa linh thiêng này được công nhận là những công trình quý giá.

 

Ngôi Đại Già lam Cổ Tự Ananda được khai sáng từ năm 1105, dưới thời trị vì của vua Kyanzittha triều đại Pagan (1084-1113). Đây là một tuyệt tác về kiến trúc Tự viện, Bảo tháp Phật giáo vào thời bấy giờ, đồng thời cũng là một ngôi Đại Già lam Cổ tự chùa đẹp nhất ở Bagan, và vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt cho đến nay.

 

Điểm  ấn tượng nhất của ngôi Đại Già lam Cổ tự này là bốn tôn tượng Phật cao hơn 10 mét được dát vàng đứng ở bốn hướng. Trong đó hai tôn tượng Phật nguyên bản dát vàng ở phía Bắc và phía Nam thể hiện các sắc thái biểu cảm của khuôn mặt khác nhau khi ngắm nhìn ở mỗi khoảng cách khác nhau.

 

Tượng hướng về phía Đông là Phật Konagamana (Câu Na Hàm Ma Ni), hướng về Tây là Phật Gautama (Cồ Đàm), hướng Nam là Phật Kassapa (Ca Diếp) và hướng Bắc là Phật Kakusanda (Câu Lưu Tôn). Đây là các vị Phật của thời hiện kiếp, quán cả bốn cõi, xuất hiện trên trần thế để cứu chúng sinh bằng năng lực trí tuệ vô biên.

 

Nếu đứng dưới chân tượng khoảng 10 mét trở lại sẽ thấy khuôn mặt đức Phật hơi nghiêm khắc và phảng phất vẻ ưu buồn, nhưng nếu lùi xa hơn một chút sẽ cảm thấy vẻ mặt đức Phật trở nên tươi cười.

 

Tháp chính của ngôi Đại Già lam Cổ tự này cao 54 mét, đỉnh Bảo tháp dát vàng có 4 mặt nhìn ra bốn hướng, mỗi mặt có một gian thờ, bài trí một tượng Phật khổng lồ dát vàng lấp lánh.

 

Ngoài bốn pho tượng Phật, nơi đây còn có những tác phẩm nghệ thuật, 1.442 bức phù điêu tuyệt xảo khắc trên đá, vẽ trên tường, trần, mái của ngôi Cổ Tự mô tả cuộc đời đức Phật Thích Ca  Mâu Ni từ lúc Đản sinh cho đến khi nhập Niết Bàn. Tất cả đã góp phần tạo nên sắc thái độc đáo của ngôi Đại Già lam Cổ tự Ananda.

 

Theo truyền thuyết, việc xây dựng ngôi chùa này đã kết thúc trong bi kịch. Tám vị Thánh Tăng tiếp cận nhà vua Kyanzittha và đưa ra một mô tả đồ họa của ngôi Tự viện Phật giáo trong dãy Himalaya, nơi chư vị Thánh Tăng thiền định. Nhà vua hài lòng và thỉnh cầu chư vị Thánh Tăng kiến tạo một ngôi Già lam ở giữa vùng đồng bằng Bagan. Sau khi chư vị Thánh Tăng hoàn thành việc xây dựng, để giữ lại tính độc đáo của ngôi Già lam cũng như đảm bảo rằng một cấu trúc tương tự sẽ không được xây dựng ở bất cứ nơi nào khác, nhà vua đã ra lệnh giết những kiến trúc sư (chư vị Thánh Tăng) này.

 

Trong trận động đất năm 1975, ngôi Đại Già lam Cổ tự Ananda đã bị hư hại và sau đó được phục chế nguyên vẹn. Năm 1990 ngọn Bảo tháp đã được mạ vàng nhân dịp kỷ niệm 900 năm xây dựng.






















































Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

4.50

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập