Siri Lanka: Tổng thống dự lễ Khánh thành Đại Tháp Abhayagiriya sau khi khôi phục xong

Đã đọc: 1132           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Dự án khôi phục Đại Bảo Tháp Abhayagiriya, Sri Lanka kéo dài thời gian 18 năm, cuối cùng cũng đã hoàn thiện. Vào ngày 31/07/2015, Cư sĩ Maithripala Sirisena, Tổng thống Sri Lanka thân lâm đến dự lễ Cắt băng Khánh thành, Cầu nguyện và Công bố mở cửa cho Công chúng và du khách du lịch hành hương chiêm bái.

Lễ Khai mạc Cắt băng Khánh thành ngôi Đại Bảo Tháp Abhayagirya, được sự quang lâm chứng minh của chư tôn Giáo phẩm Phật giáo Sri Lanka, Hòa thượng Pallegama Sirinivasa Thero, Trụ trì Chùa Atamasthana, Hòa thượng Kallanchiye Ratanasiri Thero, Trụ trì Chùa Abayagiriya, Senarath Dissanayake, Tiến sĩ Senarath Dissanayake, Tổng giám đốc của Cục Khảo cổ học Sri Lanka, Giáo sư Prishantha Gunawardena, Tổng giám đốc của CCF, Sri Lanka, Tiến sĩ S. Roland Silva, cựu Chủ tịch Hội đồng quốc tế về Di tích và Di chỉ (ICOMOS). Các vị Bộ trưởng, Tỉnh trưởng và quan viên chức địa phương.

Buổi lễ trang nghiêm trọng thể với sự tham dự của hàng nghìn khách, trong đó có 250 Tăng sĩ Phật giáo và 50 nữ tu.

Nằm ở phía bắc Thành phố linh thiêng Anuradhapura, Sri Lanka, công việc Dự án khôi phục của UNESCO bắt đầu khởi xướng từ năm 1997.

Dự án với tổng chi phí Rs519.5 triệu (US $ 3.900.000). Ngân sách từ Quỹ Văn hoá Trung ương Sri Lanka (CCF) và sự phát tâm đóng góp của các cá nhân và tổ chức trong nước và nước ngoài,  thập phương Phật tử và các tổ chức Quốc tế.

 Dự án dưới sự giám sát của Tiến sĩ S. Roland Silva, cựu Chủ tịch Hội đồng quốc tế về Di tích và Di chỉ (ICOMOS), một trong những chuyên gia hàng đầu Châu Á trong việc bảo tồn các di tích lịch sử Văn hóa, và Giáo sư Khảo cổ học T.B. Kulatunga Giám đốc Dự án.

Khai mạc buổi lễ, Tổng thống Sri Lanka phát biểu rằng: “Triết lý Phật giáo không chỉ dành cho các Phật tử, mà là sở hữu chung của nhân loại thế giới, là một phần di sản văn hóa của Phật giáo cống hiến cho nhân loại, để góp vào một xã hội nhân văn đạo đức.

Trong khi các nước phát triển về khoa học và công nghệ, chúng ta tự hào có một Di sản quý báu hàng nghìn năm, đã được bảo tồn và phát huy tốt đẹp. Dựa trên những Di sản này, chúng ta nên xây dựng một tương lai vững chắc cho các thế hệ tương lai.

Đạo Phật đã thổi ánh sáng Từ bi Trí tuệ vào đất nước Sri Lanka vào thế kỷ thứ 2 trước công nguyên bởi Ngài Mahinda, con trai vua A Dục, Ấn Độ, và thời trị vì của vị Hoàng đế anh minh Devanampiya-Tissa.

Sau đó, vị Tỳ kheo ni Sanghamitta, con gái của vua A Dục, đã mang một nhánh của cây Bồ đề được chiết từ cây gốc, để trồng tại Anuradhapura. Từ ngày đó đến nay, các Phật tử ở Sri Lanka đã hết sức tôn kính cây Bồ đề này là một phần của cây Bồ Đề chính tại Bồ Đề Đạo Tràng mà Đức Thế Tôn đã ngồi dưới bóng mát của nó để thiền định và đạt được giác ngộ.

Chư tôn đức Tăng già Sri Lanka đã giữ một vai trò quan trọng trong việc truyền bá Phật giáo Nguyên Thủy và Đại Thừa trong vùng Đông Nam Á.

Tại Sri Lanka, trong thế kỷ thứ 1 AD trong thời cai trị của vua Vatta Gamini chư tôn đức Tăng già Phật giáo đã họp mặt tại Tịnh xá  Aloka để phiên dịch Tam Tạng Giáo điển Pali lần đầu tiên.

Những vị Tỳ kheo ni đã giới thiệu Tăng đoàn tỳ kheo ni vào Trung Quốc vào năm 433 AD. Trong thế kỷ 16 người Bồ Đào Nha đánh chiếm Sri Lanka và họ đã đàn áp dã man Phật giáo,  và tiếp theo là người Hà Lan.

Vào đầu của thế kỷ thứ 19 khi người Anh chiếm được quyền kiểm soát thì Phật Giáo cũng đã bị suy giảm rất nhiều, tình huống như vậy đã khuyến khích các nhà truyền giáo người Anh tràn ngập đến hải đảo này.

Nhưng ngược lại với tất cả sự ước đoán, chư tôn đức Tăng già và cộng đồng Phật tử đã mang đến sự hồi sinh quan trọng cho Phật Giáo Sri Laka từ khoảng 1860 trở đi, một phong trào Phật giáo đã bộc phát song song với sự phát triển của phong trào quốc gia.

Kể từ đó Phật giáo đã phát triển và chư tôn đức Tăng già Phật giáo Sri Lanka cùng với các Cư sĩ Phật tử đã tận tình trong việc truyền bá Phật giáo Nguyên Thủy tại châu Á, phương Tây và ngay cả ở châu Phi.

Một số các đài kỷ niệm hùng vĩ nhất của thế giới Phật Giáo nằm ở Sri Lanka, và nghệ thuật điêu khắc của Sri Lanka liên hệ mật thiết với nền nghệ thuật xưa kia của vùng thung lũng Krishma và của thời vua Chola và Pallava về sau, do mối tương quan gần gũi giữa nam Ấn Độ và Sri Lanka”.

Tổng thống Sri Lanka một phút tưởng niệm liệt vị Quốc Tổ, hồn thiêng sông núi, đặc biệt đức vua Walagamba, người khởi xướng xây dựng Đại Bảo Tháp Abhayagiriya nổi tiếng thế giới.

Cuối cùng, Tổng thống xin chân thành cảm ơn các nhà hảo tâm và các vị quan chức đã đóng góp cho sự bảo tồn Di sản quý báu của nhân loại.

Thủ tướng Sri Lanka, Ranil Wickremesinghe đã gửi một Thông điệp ca ngợi truyền thống Phật giáo với dân tộc, và việc bảo tồn các giá trị Di tích văn hóa lịch sử, cũng như sự hài hòa trong nghiên cứu kỹ lưỡng các nguyên tắc cơ bản của giáo lý hai truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy và Đại Thừa, nhằm lột tả được bản chất của hệ thống giáo lý Nam Bắc truyền.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của Phật giáo Sri Lanka, là một ngôi nhà cho các Trung tâm giáo dục, đại diện cho ba truyền thống chính của Phật giáo.

 

Nằm ở phía bắc của phố cổ Anuradhapura, Đại Bảo Tháp Abhayagirya được xây dựng vào thời Vua Vattagamini Abaya (Valagamba) (89-77 trước công nguyên).  Đại Bảo Tháp Abhayagirya đã trở thành Trung tâm của Phật giáo thời bấy giờ.

Vào thế kỷ thứ 1, các Abhayagiriya Viharaya đã phát triển thành một tổ chức quốc tế, các học giả từ khắp nơi trên thế giới tấp nập đến nghiên cứu tu học Phật pháp.

 Năm 1982, thành phố cổ Anuradhapura được tuyên bố là một Di sản Thế giới và Quỹ Văn hoá Trung ương đã có bước tiến đầu tiên trong việc bảo tồn Di tích lịch sử Văn hóa địa phương này.

Clip Vodeo Tổng thống dự lễ Khánh thành Đại Tháp Abhayagiriya sau khi khôi phục xong:

http://varunamultimedia.com/videos/btv/vmtube/news-specials/president-unveils-archeolo_-01-08-15/play.html?1

 

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập