Trung Quốc: Lễ Lạc thành Bia đá khắc Bát Nhã Tâm Kinh tại Chiết Giang

Đã đọc: 1234           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Ngày 01 tháng 02 năm 2015, đã diễn ra buổi Lễ Lạc thành Thạch bi “Bát Nhã Tâm Kinh” tại Lô Phong Thiền Tự, núi Hội Kê Sơn, Thành phố Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Vào giờ Ngọ cử hành buổi Lễ thật ấm cúng, trang nghiêm trọng thể. Nêu bật những bậc thầy Thư pháp như Đại sư Từ Sinh Ông, nhà nghiên cứu Thư pháp hiện đại và đệ tử Trầm Định Am, người thừa kế nghiên cứu Thư pháp và bản thảo: “Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh”, khắc vào bia đá và hoàn thành.

Ông Hoàng Văn Cương, Đại diện Chính quyền Thành phố Thiệu Hưng, Hòa thượng Tịnh Phương, Trụ trì Lô Phong Thiền Tự, Chủ tịch hiệp hội Phật giáo Thành phố Thiệu Hưng, Cư sĩ Trầm Định An, một nhà Thư pháp nổi tiếng và Phu nhân đi cùng con gái, Pháp sư Liễu Đức, Giám viện Lô Phong Thiền Tự, cùng chư tôn đức Tăng già các Tự viện và Thiện Nam Tín Nữ Phật tử và quan chức địa phương vô cùng hoan hỷ trong buổi lễ Lạc Thành Thư pháp khắc bia “Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh”.

Ông Hoàng Văn Cương, đại diện Chính quyền Thành phố Thiệu Hưng, đánh giá cao nhị vị Tiên sinh, Từ Sinh Ông, Trầm Định An, hai nhà Nghệ thuật Thư pháp nổi tiếng, góp phần nghiên cứu xây dựng Thạch bi “Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh”, để thúc đẩy nền văn hóa Phật giáo, di sản nghệ thuật Thư pháp, cho cả hai kết hợp để tạo ra một Danh sơn Thắng cảnh Phật giáo, Thư pháp Bát Nhã Tâm Kinh có một tác động hết sức tích cực.

Hòa thượng Tịnh Phương nói: “Bát Nhã Tâm Kinh” khắc vào vách đá và Thạch bi, cả hai đều tô đậm nét cho Thắng cảnh Lô Phong Thiền Tự, nhưng một số những người không ủng hộ lại hối tiếc sâu sắc. Trầm Định An lão tiên sinh thâm nhập khảo chứng, nếu không tập trung chuyên sâu nghiên cứu thì không thể đóng góp vào sự kiện lịch sử này.  Lô Phong Thiền Tự Lặc Thạch Tuyên Bi, thật xứng với Thiền phong, Văn đàn Thắng sự. Hai thế hệ tài năng kết hợp hoàn hảo, Trung Hoa-Việt Nam Phật giáo hai nước bổ sung thêm một Thắng cảnh mới, Cổ sát lưu phương, Thiên cổ truyền tụng (Có tài liệu ghi chép rằng ngôi Lô Phong Thiền Tự do Sư Việt Nam khai sơn, cũng gọi Quan Âm Đạo tràng của Việt Nam).

Trầm Định Am đại Cư sĩ tinh thần quắc thước, ứng xử nhanh nhẹn trí nhớ tốt, từng Cố vấn Văn bản ký tự “Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh”, Lô Phong Thiền Tự tôn trọng lịch sử và tầm quan trọng của văn hóa,  và cảm tạ Công đức qua bài thơ tưởng niệm, cho thấy tâm trí và niềm vui vô hạn của họ.

又作“徐師摩崖心經”詩雲:

寫經勒石八十年,

國破家亡夢未圓,

筆精般若境,

風骨菩提定.

 

常有白雲敬,

多將日月迎.

 

一代風物領,

千秋仰翁名!

 

Hựu tác “Từ sư ma nhai tâm kinh” thi vân: 

 

Tả kinh lặc thạch bát thập niên, 

Quốc phá gia vong mộng vị viên; 

Bút tinh Bát Nhã cảnh,

Phong cốt Bồ Đề định.

 

Thường hữu bạch vân kính,

Đa tương nhật nguyệt nghênh.

 

Nhất đại phong vật lĩnh,

 Thiên thu ngưỡng Ông danh!

 

Trầm Định Am đại Cư sĩ kể rằng: “Năm Bính Tý (1936) Từ Sinh Ông tiên sinh theo lời mời của Trưởng lão Hòa thượng Liễu Liễu, Trụ trì Lô Phong Thiền Tự, tập trung  để tả đại tự thể “Bát Nhã Tâm Kinh” trên vách đá Lô Phong, nhưng do chiến tranh bùng nổ nên công trình không thực hiện được như ý, Bát Nhã Tâm Kinh 260 chữ nhưng chưa hoàn thiện, phần còn lại cho các thế hệ tương lai tiếp tục, nhưng rất tiếc di tích quý giá này không còn nguyên vẹn.

Trầm Định Am đại Cư sĩ, Thư pháp gia trong Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thư pháp gia tỉnh Chiết Giang, Xã viên Tây Lĩnh Ấn xã,  Hội trưởng Hội Lan Đình thư, được đào tạo từ thuở nhỏ, tiền sử gia đình, Thân sinh là Cụ Trầm Công Hoa San tiên sinh, hệ trứ danh họa gia, là một Phật tử thuần thành, nhân vật đặc biệt sơn thủy, vẽ tranh tượng Phật tuyệt vời, tạc tượng Tăng Tây Tạng Cửu thế ban Thiền hoạt Phật.

Trầm đại Cư sĩ 6 tuổi đã học hội họa và tổng thể Thư Pháp với Đại sư Từ Sinh Ông tiên sinh. Sau 25 năm tuổi đã cao vẫn còn ở chức quan viên Văn Sử quán cấp tỉnh, Trầm đại Cư sĩ phúc duyên được Cụ Từ Sinh Ông tiên sinh thu nhận làm đệ tử đầu tiên để truyền nghề Hội họa Thư pháp, Trầm đại Cư sĩ là một Danh họa Thư pháp tầm cỡ, ảnh hưởng của Trầm đại Cư sĩ chẳng những địa bàn Tỉnh nhà, mà còn lan tỏa khắp cả nước và có uy tín các nước trên thế giới.

















Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập