Hàn Quốc : Phật giáo tiếp tục đầu tư Giáo dục tại Myanmar

Đã đọc: 1495           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Tổ chức Từ thiện xã hội Cộng sinh toàn cầu thành lập vào năm 2003 và đã có các chi nhánh trong sáu quốc gia phát triển, bao gồm Campuchia, Lào, Mông Cổ, Nepal, Kenya, Myanmar, hỗ trợ giáo dục và cung cấp nước sạch, cải thiện vệ sinh môi trường cho cư dân nông thôn vùng sâu. Đầu tư nhiều cho Miến Điện là thứ hai, sau đó là ở Campuchia.

Nhân mùa Phật đản sinh lần thứ 2638, Chư tôn thiền đức Tăng già Hàn Quốc và Phật tử chùa Jeonghyesa (Định Huệ Tự), Thànhphố Jeonju (Toàn Chu) tỉnh Jeollabuk (Toàn La Bắc Đạo), Chùa Geumsansa (Kim Sơn Tự), Thành phố Gimje (Kim Đề) tỉnh Jeollabuk (Toàn La Bắc Đạo), cùng với Hòa thượng Wolju (Nguyệt Châu), Tổ chức Từ thiện xã hội Cộng sinh toàn cầu, đồng góp tịnh tài Một trăm năm mươi triệu Won (150.000.000 ₩) = 3.087.588.200 (Ba tỷ không trăm tám mươi bảy triệu năm trăm tám mươi tám ngàn hai trăm đồng VN) để tiếp tục đầu tư giáo dục trẻ em học sinh nghèo tại nước bạn Myanmar.

Tổ chức Từ thiện xã hội Cộng sinh toàn cầu thành lập vào năm 2003 và đã có các chi nhánh trong sáu quốc gia phát triển, bao gồm Campuchia, Lào, Mông Cổ, Nepal, Kenya, Myanmar, hỗ trợ giáo dục và cung cấp nước sạch, cải thiện vệ sinh môi trường cho cư dân nông thôn vùng sâu. Đầu tư nhiều cho Miến Điện là thứ hai, sau đó là ở Campuchia.

Theo thống kê của CIA Factbook Hoa Kỳ thì tỷ lệ người biết chữ của Myanmar năm 2006 là 89.9% (nam: 93,9%, nữ: 86,4) như vậy so với các nước nghèo trong khu vực là một mức tiến bộ về giáo dục rất tốt. Những nhà sư Phật giáo Myanmar đã có những đóng góp đáng kể trong việc giáo dục đào tạo tại bổn quốc. Myanmar Tín đồ Phật tử chiếm 90% dân số.

Hệ thống Thiền viện Phật giáo đóng một vai trò quan trọng trong nền giáo dục Myanmar. Vào những năm 1960, các Thiền viện này bị Nhà nước quốc hữu hóa. Hiện nay, có khoảng 93.000 học sinh theo học tại 1.500 Thiền viện trong phạm vi cả nước.

Học sinh của các Thiền viện thường là trẻ em của những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn không thể theo học các trường công lập và dân lập. Tuy nhiên, các Thiền viện Phật giáo thường bị hạn chế về số lượng phòng học và cơ sở vật chất khác. Hiện nay chính phủ Myanmar chưa có văn bản hướng dẫn công nhận bằng cấp, chứng chỉ của các Thiền viện, nhưng hệ thống các Thiền viện vẫn tồn tại kể ở các làng bản, khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa nơi chưa có trường học chính quy.

Phật giáo Hàn quốc đã tổ chức từ thiện xã hội cộng sinh toàn cầu, phát triển cứu trợ quốc tế phi chính phủ đã tích cực hoạt động trọng các lĩnh vực y tế, giáo dục, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường . . .

Trong những năm gần đây từng đầu tư phúc lợi xã hội cho các nước như : Cam-pu-chia, Lào, Sri Lanka, Myanmar, Mông Cổ, Nepal, Kenya, Việt Nam. . .

Chi nhánh Global Village (ngôi làng toàn cầu) được thành lập vào năm 2008, và bắt đầu đặc biệt quan tâm đến đất nước Myanmar, để đầu tư giáo dục cho các Thành phố Yangon, Thành phố Mandalay, Thành phố Bago, khu vực sông Irrawaddy, một con sông chảy uốn lượn theo hướng bắc nam của Myanmar. Xây nhiểu bể chứa nước sạch cho Thành phố cổ Bagan, công đức này được nêu danh “Kiết Thủy Công Đức-給水功德”.

 Thời gian qua Phật giáo Hàn Quốc đã xây dựng hàng chục mái trường Trung tiểu học, mỗi trường với không gian diện tích 243m2 (27m x 9m) tại Myanmar. Hỗ trợ tiện nghi cho Trường học như bàn ghế, vở, bút và đồ dùng học tập, phụ kiện học sinh, phòng đọc sách (Thư viện nhỏ), hệ thống vệ sinh, cung cấp nước sạch, quạt trần, . . .

Đại diện Phật giáo, Chính quyền cùng Phòng Giáo dục và nhân dân địa phương Myanmar bày tỏ lòng tri ân đối với Phật giáo Hàn Quốc. Ước mong tình hữu nghị hai nước Hàn – Miến mãi mãi họp tác trên tinh thần Từ bi Trí tuệ của Phật giáo, cùng song phương phát triển.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập