"Hôn lễ dưới đài sen" của chú rể Minh Trang và cô dâu Mai Ca

Đã đọc: 522           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

ĐPNN - Sáng ngày 26/02/2022,, trang nghiêm tại điện Phật chùa Giác Ngộ, lễ Hằng thuận của chú rể Minh Trang (pháp danh Ngộ Thanh Lâm) và cô dâu Mai Ca (pháp danh Đạo Hải) được diễn ra dưới sự chứng minh của Tam bảo.

Buổi lễ được đặt dưới sự chứng minh ĐĐ. Thích Quảng Tịnh - Thư ký Trung tâm Dịch thuật Anh Việt Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Giảng viên Trường TCPH Bà Rịa - Vũng Tàu, quý Thầy trong Tăng đoàn chùa Giác Ngộ; cùng sự tham dự của Tăng đoàn chùa Giác Ngộ và quý quan khách, họ hàng hai bên gia đình. 

Sau ca khúc “Hôn lễ dưới đài sen” do Ban Đạo ca thể hiện, ĐĐ. Thích Quảng Tịnh hướng dẫn đôi trẻ phát nguyện và giữ trọn 4 điều đạo đức để có đời sống hôn nhân vững bền. Một là, sống tiếp nối đạo đức và truyền thống văn hóa Việt Nam cũng như gia tộc. Hai là, sống chung thủy, hiểu biết thương yêu, chăm sóc chia sẻ và nâng đỡ nhau với lòng kiên nhẫn. Ba là, sống với tinh thần tôn trọng, thái độ hài hòa, không gây sự, không trách móc, không hờn giận, không lý luận hơn thua để bồi đắp hạnh phúc và an vui. Bốn là, có trách nhiệm hướng dẫn con cháu quy y làm Phật tử từ nhỏ, dồn hết tâm lực và phương tiện, xây dựng hạnh phúc cho con cháu.

Đặc biệt, trong cột mốc trọng đại của đời người, chú rể Minh Trang phát nguyện trở thành con Phật, quay về nương tựa Tam bảo, lấy lời dạy của đức Phật là kim chỉ nam tìm kiếm an vui trong cuộc đời và cùng đồng hành với cô dâu Mai Ca trên con đường làm Phật tử. 

Phần nghi thức trọng thể đánh dấu sự kết nối cho mối lương duyên chính là trao nhẫn cưới cho nhau. Trước khi cô dâu - chú rể đeo nhẫn cho nhau, ĐĐ. Quảng Tịnh nói về ý nghĩa của chiếc nhẫn. Cụ thể, về mặt hình thức, chiếc nhẫn có hình tròn, biểu thị cho sự tròn tình trọn nghĩa, không có điểm kết thúc trong hôn nhân. Về mặt chất liệu, chiếc nhẫn làm bằng vàng, biểu thị cho sự quý giá trong tình yêu, xem người bạn đời chính là món quà quý giá. Về mặt ngữ nghĩa, từ “nhẫn” mang nghĩa là kiên trì, nhường nhịn, chuyển hóa những điều đau khổ. Sau cùng là sự bất hoại, trường tồn theo thời gian. Thông qua đó, Đại đức dặn dò đôi trẻ phải biết chấp nhận những điểm dị biệt khi sống chung với nhau.  

Nhân đây, Đại đức chủ lễ cắt nghĩa hai chữ hạnh phúc và khuyến khích tân lang tân nương hãy thiết lập cái nhìn tích cực về nhau, dùng đạo lý Phật dạy mà chấp nhận những điểm không hoàn thiện của nhau và làm lớn mạnh những yêu thương. Nếu chẳng may có sự xung đột thì đôi vợ chồng nên ngồi lại để hòa giải. Đặc biệt, Đại đức căn dặn vợ chồng nên xây dựng nếp sống tâm linh cho mình và cho cả con cái của mình bên cạnh nỗ lực làm kinh tế. Đó là khoảng vài chục phút đọc kinh sách, ngồi thiền, đó là sắp xếp được thời gian về chùa lễ Phật, nghe một thời pháp,... để làm tăng trưởng đời sống đạo đức, trí tuệ, thiền định.

Cũng trong buổi lễ, đại diện phụ huynh nhắn nhủ con cháu đôi điều để cuộc sống hôn nhân êm ấm, thuận hòa. Đáp lại công ơn sinh thành, dưỡng dục của mẹ cha, đôi vợ chồng cũng gửi lời cảm tạ đến gia đình, Tăng đoàn và họ hàng, bạn bè.  

Như vậy, sau khoảng 2 giờ đồng hồ, trước ba ngôi tâm linh, đôi trai tài gái sắc đã nên duyên vợ chồng thông qua nghi thức lễ hằng thuận, bắt đầu cho đời sống hôn nhân hạnh phúc và mang lại giá trị cho đời.

 

Tin: Bảo Tiên

Ảnh: Thái Sơn

 
































Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập