Trang nghiêm Lễ tắm Phật online ngày Rằm tháng Tư

Đã đọc: 771           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

ĐPNN - Theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy, ngày trăng tròn tháng Vesak hằng năm là ngày kỷ niệm sự kiện đức Phật đản sanh tại vườn Lâm-tỳ-ni. Sáng nay, ngày 26/5 (nhằm Rằm tháng Tư Tân Sửu), Tăng đoàn Chùa Giác Ngộ long trọng tổ chức Lễ tắm Phật online, thu hút hàng ngàn lượt theo dõi trên các nền tảng YouTube, Facebook.

Trong không khí lễ Vesak thiêng liêng, Thượng tọa Nhật Từ chia sẻ về 3 sự kiện trọng đại của ngày Vesak: Sự đản sinh, sự thành đạo và sự nhập Niết-bàn. Tại vườn Lâm-ty-ni năm 624 TTL, hoàng hậu Maya đã hạ sinh thái tử khi trên đường trở về nhà mẹ. Cùng một sự kiện đản sinh, có 2 cách mô tả: một là, mô tả bằng biểu tượng (cách mô tả đượm văn hóa Ấn Độ và mang màu sắc tôn giáo) và hai là, mô tả lịch sử (mang tính hiện thực). 

Sự kiện thứ hai – thành đạo gắn liền với thánh tích Bồ-đề Đạo tràng, thánh tích quan trọng nhất mở ra đạo Phật. “Nếu Lâm-tỳ-ni là nơi cống hiến đức Phật cho lịch sử nhân loại thì Bồ-đề Đạo tràng là nơi mở ra đạo Phật.” – Thượng tọa khẳng định. Tại đây, đức Phật đã chứng đắc ba tuệ giác: Túc mạng minh, thiên nhãn minh, lậu tận minh.

Sự kiện thứ ba của Lễ Tam Hợp là sự kiện đức Phật nhập Niết-bàn. Trong khoảng thời gian này, đức Phật đã dặn dò các vị đệ tử của mình những lời dạy cuối cùng trong Kinh Di giáo. Giáo lý nhà Phật quan trọng nhất là bài Kinh Bốn chân lý thánh, gồm Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế. Cốt lõi chính là Bát Chánh Đạo, dựa trên 3 nền tảng: Đạo đức – Thiền định – Trí tuệ để giải quyết các vấn nạn khổ đau của con người.

Bằng cái nhìn lịch sử, khoa học, TT. Nhật Từ lý giải về sự hình thành và ý nghĩa của ngày Tam Hợp, ngày kỷ niệm của 3 sự kiện Phật đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết-bàn. Vào năm 1999, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã chọn ngày Vesak hằng năm kỷ niệm 3 sự kiện trọng đại này của Phật giáo.

Sau khi xá lạy 12 lần và tụng bài “Sám khánh đản”, Tăng đoàn tiếp tục nghi thức tắm Phật – một nghi thức thiêng liêng trong dịp khánh đản của Ngài. Theo truyền thống Phật giáo Đại thừa, tắm Phật như một cách thức giúp quý Phật tử gần Phật hơn, bày tỏ được lòng thành kính qua các động tác cúi chào, kính cẩn nâng gáo nước rưới lên tôn tượng đức Phật. Nghi lễ này còn có ý nghĩa thanh tịnh tâm, rửa sạch phiền não. 

Chúng con xin nguyện:

Dứt bỏ lục tình gây khổ

Học đòi đức tánh quang minh

Cúi xin Phật tổ giám thành

Từ bi gia hộ…

(Trích "Nghi thức tưởng niệm đức Phật" - Thích Nhật Từ soạn dịch)

Trong những ngày qua, vì tình hình dịch bệnh Covid-19 hoành hành phức tạp, Chùa Giác Ngộ đã tạo ra một trang web tắm Phật online nhằm đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của quý thiện nam tín nữ gần xa. Kết quả là, sau khi vừa mới công bố được 2 ngày, đã có hơn 10.000 người tham dự lễ tắm Phật online. 

Cũng trong buổi lễ, ca sĩ Ưng Hoàng Phúc và vợ đã thực hiện nghi thức tắm Phật thiêng liêng cùng với Tăng đoàn. Trước đó, nam ca sĩ – Phật tử thuần thành cũng đã dâng cúng lên đức Phật bản nhạc “Khúc ca thành đạo”, được sáng tác bởi TT. Thích Nhật Từ. 

Đồng thời, các Ban Đạo ca của chùa Giác Ngộ cũng trình diễn một số nhạc phẩm trong phần diệu âm cúng dường như: Cuộc đời đức Phật Thích Ca, Em mừng Phật đản sinh, Mừng Phật Thích Ca chào đời, Tất-đạt-đa đản sanh, Ba tuệ giác của Phật, Theo dấu chân Phật,…

 

Tin: Bảo Tiên

Ảnh: Ngộ Trí Thuận

 






















































Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập