Lễ cầu siêu và tưởng niệm nhạc sĩ Hằng Vang tại chùa Giác Ngộ

Đã đọc: 779           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

ĐPNN - Tối ngày 03/02/2021 (nhằm ngày 22/12 Canh Tý), Chùa Giác Ngộ trang nghiêm tổ chức Lễ cầu siêu và tưởng niệm nhạc sĩ Hằng Vang.

Nhạc sĩ Hằng Vang (thế danh: Nguyễn Đình Vang, Pháp danh: Như Niên) sinh ngày 01/01/1933, tại Thừa Thiên - Huế. Nhạc sĩ đã vẫy tay chào tạm biệt cuộc đời ở tuổi 89 (ngày 01/02/2021).

Chứng minh và tham dự buổi lễ, có TT. Thích Nhật Từ - Ủy viên HĐTS GHPGVN, Trụ trì Chùa Giác Ngộ, TT. Thích Nhật Bình - Phó Trụ trì Chùa Giác Ngộ, cùng quý Thầy thuộc Tăng đoàn Chùa Giác Ngộ.

Trước khi cử hành thời Kinh cầu siêu, TT. Thích Nhật Từ có đôi lời về cố nhạc sĩ. Được biết, kể từ năm 2002, Thượng tọa đã có dịp tiếp xúc với nhạc sĩ Hằng Vang. “Ông là nhạc sĩ thế hệ thứ 2, có nhiều đóng góp to lớn, vượt bậc hơn thế hệ đầu tiên” - Thầy Nhật Từ nhận định. 

Thuở sinh thời, nhạc sĩ Hằng Vang là người chuyên tu Tịnh độ. Vì thế, Tăng đoàn Chùa Giác Ngộ tụng Kinh Thực tập vô ngã và Kinh A Di Đà trong Lễ cầu siêu. Bởi lẽ, ý nghĩa của bài Kinh Vô ngã tướng là không chấp các nỗi đau là thân đau, không chấp các nỗi khổ là tâm khổ. 

Suốt cuộc đời mình, cố nhạc sĩ đã cống hiến tích cực cho nền tân nhạc Phật giáo Việt Nam với hàng trăm ca khúc, nổi tiếng nhất là bản “Ánh Đạo vàng” (1958). Những nhạc phẩm của ông đã trở nên quen thuộc trong các buổi sinh hoạt của nhiều gia đình Phật tử kể từ thập niên 50 của thế kỷ trước. Một số ca khúc phổ biến như: Ca mừng Phật đản, Cảm niệm Ca tỳ la thành, Ca mừng Thành đạo, Kính mừng Phật Đản, Bồ tát Quán Thế Âm, Hiếu đạo: Mẹ linh cảm tầm thanh, Mẹ hiền Quán thế âm, Em mong mùa sen nở, Tình đạo, Vui sông lục hòa, Kết niềm tin,... 

Trong phần tưởng niệm, Thượng tọa bồi hồi kể lại: “Thời điểm cách đây 19 năm, khi Thầy còn gắn kết với Ban Văn hóa GHPGVN TP.HCM, đã có không ít cơ hội tiếp xúc với nhiều văn nghệ sĩ Phật giáo... Nhạc sĩ gắn kết một kiếp người cho nền âm nhạc Phật giáo thì không nhiều nhưng cố nhạc sĩ Hằng Vang lại thuộc trong số đó. Điều ấy cho thấy những đóng góp của nhạc sĩ là rất quan trọng, đáng trân quý”.

Tuy nhạc sĩ đã ra đi mãi mãi nhưng ca từ, giai điệu của những khúc hát Phật giáo cứ vang vọng trong lòng người con Phật, không chỉ Phật tử ở thế kỷ trước mà cả những Phật tử thuộc thế kỷ 21. Tuy nền âm nhạc Phật giáo hiện đại đã phát triển, các nhạc khúc được ra đời ngày một nhiều hơn, ổn định về lời và nhạc nhưng hình tượng những con chim đầu đàn cống hiến hết sức mình sẽ không bao giờ phai nhòa đi, mãi in dấu theo thời gian. Giờ đây, trong Lễ cầu siêu và tưởng niệm, TT. Nhật Từ nói riêng và hàng Tăng, Ni, Phật tử nói chung thắp lên nén hương như một lời tri ân chân thành.

Cũng tại buổi lễ, Ban Đạo ca đã trình diễn 2 ca khúc Phật giáo là “Cát bụi phù du” và “Tây phương cực lạc”. Đây là hai trong số các bản nhạc thuộc chủ đề chia ly, tiễn biệt được TT. Thích Nhật Từ chấp bút nhằm thể hiện tính trang nghiêm, ý nghĩa cho buổi lễ.

 

 

Tin: Bảo Tiên

Ảnh: Ngộ Trí Thông



 

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập