Bế Mạc Hội Nghị Ban Thường Trực “Diễn Đàn Phật Giáo Châu Á Vì Hòa Bình” (ABCP) Tại Chùa Bái Đính, Ninh Bình

Đã đọc: 794           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Ngày 14/12/2019, tại Hội trường chính chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam, Hội nghị Ban thường trực “Diễn đàn Phật giáo Châu Á vì hòa bình” (ABCP) đã diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo 9 quốc gia thành viên thường trực. Đây là lần thứ 2 GHPGVN đượ vinh dự đăng cai sự kiện này nhân kỉ niệm 50 năm thành lập ABCP (1969-2019). Diễn đàn ABCP được tổ chức lần thứ nhất tại Hà Nội, Việt Nam vào năm 1991.

Về phía GHPGVN có tham dự của các Phó Chủ tịch: HT. Thích Thanh Nhiễu, HT. Thích Thiện Tâm, HT Thích Gia Quang, HT. Thích Quảng Tùng và TT. Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký GHPGVN kiêm Phó Chủ tịch ABCP, GS.TS. Lê Mạnh Thát, thành viên thường trực ABCP, TT. Thích Nhật Từ, Phó Chủ tịch kiêm Thư ký Trung tâm ACBP Việt Nam cùng quý tôn đức thành viên Hội đồng Trị sự GHPGVN, các ban ngành trung ương và Ban Trị sự GHPGVN một số tỉnh thành.

Về phía Ban thường trực ABCP quốc tế có sự hiện diện của Tổng thư kí ABCP là HT. Da Lama Kh. Byambajav (Mông Cổ) và Chủ tịch các Trung tâm ABCP quốc gia của các nước thành viên thường trực gồm TT. Munkhbaatar Batchuluun và TT. Altankhuu Tserenjav (Mông Cổ), ông Jibanananda Barua và ông Gautam Arindam (Bangladesh), TT. Khy Sovanratana (Cambodia), ông Kesang Wangdi và ông Sonam Wanchuk (Ấn Độ), HT.TS. Woneung Lee Chi Ran (Hàn Quốc), Đại đức Sayadej Vongsopha (Lào), HT. Maitri Bhikkhu (Nepal), HT. Maitipe Wimalasara và HT.TS. Pallekande Mahathero (Tích Lan).

Tại phiên khai mạc sáng ngày 14, HT. Thích Thanh Nhiễu đã giới thiệu khái quát về vai trò và những đóng góp then chốt của Phật giáo Việt Nam từ khi tham gia các hoạt động của ABCP từ năm 1969 đến nay. Các bậc tiền bối Việt Nam có công làm thành viên sáng lập ABCP gồm HT. Thích Tâm Anh, HT. Thích Danh Hảo và HT. Thích Minh Châu. HT. Thích Thanh Nhiễu giới thiệu mô hình quản trị của GHPGVN, thông qua đó khẳng định rằng GHPGVN luôn sẵn sàng hợp tác với ABCP cho mục đích và sứ mệnh của ABCP trên toàn cầu.

HT. Da Lama Kh. Byambajav, Tổng Thư ký ABCP nhấn mạnh các phương diện của ABCP bao gồm (i) Lịch sử và mục đích thành lập ABCP nhằm nối kết các nước Phật giáo và các tổ chức Phật giáo cùng hợp tác mang lại hòa bình cho châu Á và trên toàn cầu, (ii) Đánh giá cao Việt Nam về sự phát triển kinh tế nổi trội trong vài năm qua và sự đóng góp của GHPGVN trong sứ mệnh “hộ quốc an dân”, (iii) Tin tưởng vào sự hợp tác của GHPGVN trong các hoạt động của ABCP trên toàn cầu.
Tiếp tục trong không khí thân thiện, cởi mở, phiên thứ 2 của Hội nghị vào buổi chiều và buổi tối ngày 14-12-2019, ABCP đã thống nhất: (i) Thông qua kế hoạch hoạt động 3 năm của ACBP trên toàn cầu và tại các quốc gia thành viên ABCP, (ii) Khích lệ ABCP tại các quốc gia thành viên triển khai 9 hoạt động của ABCP tại quốc gia mình, (iii) Khích lệ các quốc gia thành viên xuất bản tạp chí ABCP bằng tiếng mẹ đẻ, góp phần giới thiệu sứ mệnh và hoạt động ABCP tại nước sở tại.

Vào sáng 15-12-2019, Ban Thường trực ABC đã kết thúc phiên làm việc cuối cùng, theo đó, chấp thuận và ủng hộ Trung tâm ABCP Ấn Độ đăng cai Hội nghị ABCP tại Ấn Độ vào năm 2021, đồng thời, đề xuất GHPGVN đăng cai Hội nghị ABCP tại Việt Nam năm 2023. Ngoài ra, đại biểu của các quốc gia thành viên nhất trí thông qua: (i) Kế hoạch hoạt động của ABCP 2020, (ii) Lệ phí thành viên ABCP quốc gia, (iii) Chương trình vận động ngân sách phục vụ cho các hoạt động của ABCP, (iv) Tổ chức chuổi các bài thuyết trình về Hòa bình và phát triển tại các quốc gia thành viên, (v) Ra mắt trang web của ABCP và một số nội dung quan trọng khác.

ACBP được thành lập vào tháng 7 năm 1969 đến 2019 đã trải qua 11 lần Đại hội toàn thể. Từ năm 1989, ABCP trở thành thành viên tham vấn thuộc Ủy ban Xã hội và Kinh tế của LHQ (UN UN ECOSOC). ABCP ra đời trong bối cảnh chiến tranh lạnh giữa khối Xã hội Chủ nghĩa và khối Tư bản Chủ nghĩa, đã góp phần giải quyết những xung đột nguy hiểm trên toàn cầu.

Trong phiên bế mạc của ABCP vào ngày 15/12/2019, Ban Thường trực đã thống nhất thông qua Tuyên bố Ninh Bình 2019 gồm 14 điều quan trọng, thể hiện các sứ mệnh và cam kết của ABCP trong việc góp phần mang lại hòa bình, thịnh vượng, phát triển bền vững cho các quốc gia châu Á và trên toàn thế giới.

 Sư cô Viên Giác














Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập