Lưỡng nguyệt san Đạo Phật Ngày Nay

Thông tin Phật giáo thế giới

Đã đọc: 3285           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

BANGLADESH TRAO TẶNG XÁ LỢI TÓC CỦA ĐỨC PHẬT TỔNG THỐNG RAHAPAKSA, TÍCH LAN

Janaka Alahapperuma

Bộ Tôn giáo của chính phủ Tích Lan tổ chức Đại lễ Phật đản vào ngày 17-5-2011. Chương trình Đại lễ đặc biệt để tưởng niệm lần thứ 2600 đức Phật thành đạo năm nay triển lãm xá lợi tóc của đức Phật. Xá lợi tóc đang giữ tại Chittagong được Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina trao tặng cho Tổng thống Tích Lan Rajapaksa. Sau đó xá lợi được đưa về thờ tại chùa Hunupitiya Gangaramaya ở Colombo.

ẤN ĐỘ VẼ LẠI CON ĐƯỜNG PHẬT GIÁO CỔ

Pranava K Chaudhary

Chính phủ bang Bihar sẽ vẽ lại tuyến đường hành hương trong tỉnh. Phòng Văn hóa và Trường Đại học Nalanda đã cùng nhau thiết kế một dự án nhiều cấp để phát triển những khu vực chưa từng biết đến. Di sản rộng lớn này nằm hầu hết trong các làng thuộc tỉnh Bihar, kế hoạch phát triển những di tích này vì lợi ích của cộng đồng địa phương và di sản của họ. Giai đoạn đầu của dự án sẽ bao gồm tuyến đường du lịch nối liền Bodh Gaya, Pragbodhi, Gurpa, Jethian, Nalanda, Rajgir, Parwati và Checher. Kế hoạch đề ra với sự tham gia của cộng đồng và tập trung vào sự hỗ tương giữa cộng đồng và di sản gọi là “Phật giáo nhập thế.” Các tài liệu du lịch của hai nhà du lịch Trung Hoa là Pháp Hiển và Huyền Trang đã hướng dẫn trong việc tái khám phá về những địa danh quan trọng có liên quan đến cuộc đời đức Phật và những sự kiện xảy ra cho đến khi Ngài nhập diệt.

NEPAL BẮT ĐẦU TÁI THIẾT LÂM TỲ NI

AFP

Một phái đoàn bảo tồn di sản quốc tế bắt đầu công việc tái tạo 3 pho tượng đang gặp nguy hiểm tại nơi đức Phật đản sanh ở Lâm Tỳ Ni, phía Tây Nam của Nepal.

Phái đoàn này sẽ bắt đầu tái tạo phiến đá đánh dấu nơi đức Phật đản sanh, bức tượng điêu khắc cho thấy mẫu thân của đức Phật vịnh cành cây trong lúc hạ sanh Ngài và trụ đá A Dục. Trụ đá được xây dựng bởi Hoàng đế Ấn Độ vào thế kỷ thứ III trước Công Nguyên. Chương trình tái tạo này được bảo trợ bởi chính phủ Nhật Bản.

 

HỘI NGHỊ PHẬT GIÁO QUỐC TẾ TẠI KANDY

Asian Tribune

Colombo, Sri Lanka - Tổng thống Tích Lan Mahinda Rajapaksa đã khai mạc Hội nghị Phật giáo quốc tế được tổ chức bởi Hội đồng Liên hệ Văn hóa Ấn Độ (ICCR) tại Học viện Phật giáo Quốc tế Tích Lan (SIBA).

Thủ tướng Tích Lan, D. M. Jayaratne, Giáo sư G. L. Peiris, Bộ trưởng Bộ Ngoại vụ, ông Asholk K. Kantha, Cao ủy Ấn Độ và ông Suresh K. Goel, Tổng giám đốc Hội đồng Ấn Độ về liên hệ văn hóa đồng tham gia khai mạc buổi lễ.

Các học giả từ Campuchia, Indonesia, Ấn Độ, Nepal, Miến Điện, Tích Lan, Thái Lan, và Việt Nam đồng tham dự buổi Hội nghị với chủ đề “Giao diện Văn hóa giữa Ấn Độ và Tích Lan qua lịch sử Nghệ thuật, Văn chương và Triết học Phật giáo.”

Những hoạt động này gồm có việc triển lãm xá lợi Kapilvastu tại Tích Lan hồi cuối năm này, thành lập viện trưng bày Ấn Độ tại Viện bảo tàng Phật giáo Quốc tế tại Kandy, và một hình tượng đức Phật đặc biệt tại Sarnath theo phong cách thời Gupta được đặt ngay tại cổng vào của Viện bảo tàng Phật giáo Quốc tế tại Sri Dalada Maligawa.

Ấn Độ dự tính đưa ra tuyến xe lửa Phật giáo đặc biệt, Buddhist train damba diwa vandana, vào cuối năm nay. Tuyến xe lửa sẽ nối liền Chennai và Tích Lan. Ấn Độ nhấn mạnh rằng những sáng kiến này nhằm phản ánh sự liên kết giữa nền văn hóa và văn hóa, người và người, và sự gắn bó lịch sử sâu xa giữa Ấn Độ và Tích Lan.

Hội nghị được bảo trợ bởi ICCR và tương tự sẽ được tổ chức tại Singapore và Campuchia. Đồng thời nhiều hội nghị Phật giáo quốc tế đang được nghiên cứu cho Nepal và Việt Nam.

TRUNG QUỐC PHỤC HỒI MÁI HIÊN BẢO VỆ NHỮNG HANG ĐỘNG CỔ PHẬT GIÁO

Xinhua

Thái Nguyên, Trung Quốc - Các nhà khảo cổ và kỹ sư đang nỗ lực phục hồi và làm chậm lại sự hư hại do thời tiết gây ra cho mái hiên và những hoa văn trên mái hiên của hang động cổ Phật giáo Yungang 15.000 năm. Đây là di sản thế giới nằm ở phía Bắc tỉnh Sơn Tây. Chi phí cho công trình là 7,69 triệu Mỹ kim và phải mất đến hai năm mới hoàn thành. Ngoài ra, dãy Vân Cương còn có hơn 51.000 hình ảnh Phật với độ tuổi là 1.500 năm được điêu khắc dọc theo vách đá của 53 hang động với chiều dài 1 km. Đây cũng là một di sản được UNESCO công nhận vào năm 2011.

BẢO THÁP CỦA THỜI ĐẠI A DỤC BỊ BIẾN MẤT TRONG KHI PHỤC HỒI

Sanjay Sharma, TNN

Chaneti, Yamunanagar (Ấn Độ) Một bảo tháp 2300 năm vào thời vua A Dục được khai quật vào năm 2005, nay đã biến thành tòa nhà hiện đại trong quá trình phục hồi tại huyện Haryana. Sự lầm lỗi của công trình là do sự thiếu hiểu biết và sử dụng không đúng vật liệu để tái tạo. Đây chính là yếu tố quan trọng đã đưa đến sự thất bại của công trình này.

HỘI NGHIÊN CỨU KHẢO CỔ HỌC CỦA ẤN ĐỘ (ASI) PHÁT TRIỂN CÁC ĐỊA ĐIỂM PHẬT GIÁO

K Pranava Chaudhary, TNN

Theo dấu chân Phật, nhiều di tích Phật giáo đã được các nhà khảo cổ khám phá ra trong bốn khu vực của tỉnh Bihar. Đồng thời các nhà khảo cổ đã đến thăm phía Đông và Tây Champaran, Muxaffarpur và Vaishali. Họ đã chứng minh được rằng đức Phật đã từng đi qua Rampurva, Lauriya, Nandangarh, Areraj, Kesariya, Vaishali và Hajipur để đến Bồ Đề Đạo Tràng. Ngoài ra, các nhà khảo cổ cũng đã tìm ra được hai trụ đá A Dục còn lại tại Rampurva khoảng 5 km về phía Tây Bắc của nhà ga Gunaha trên biên giới của Bihar và Nepal ở khu vực Tây Champaran.

Theo các nhà nghiên cứu, Rampurva là một địa điểm rất quan trọng sau Lâm Tỳ Ni, Vườn Lộc Uyển và Câu Thi Na. Thêm nữa, một ngôi tháp cao 52 m và nóc hình trụ cao 20.25 m cũng đã được tìm thấy tại Kesariya ở khu vực Đông Champaran, nơi mà đức Phật đã từng đi qua trong cuộc hành trình tới Bồ Đề Đạo Tràng. Tuy nhiên, có một số vùng Phật giáo không mấy nổi tiếng không được bảo vệ và giữ gìn như Bhikhan Thori, Hetukunwar, Mahayogini, Shahodra, Baudh Barva, Chanmari, Jadhishpur, Chankigarh ở phía Tây Champaran và Sagardih, Nawniardhi ở phía Đông Champaran.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)