Lưỡng nguyệt san Đạo Phật Ngày Nay

Mỏ đồng Trung Quốc đe dọa tu viện Phật giáo 2.600 năm tuổi

Đã đọc: 1922           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

MES AYNAK, Afghanistan - Ngày nọ trên sườn núi đá, các nhà khảo cổ và những người lao động đã phát hiện các tượng Phật nhờ khai quật tu viện Phật giáo có 2.600 tuổi. Phụ nữ Trung Quốc trong bộ trang phục của người Afghanistan, đại diện cho công ty Trung Quốc thiết tha được khai thác mỏ đồng lớn thứ hai của thế giới đang nằm bên dưới các đống đổ nát chưa được khai thác trọn vẹn.

Khoáng mỏ là phần đầu tư quan trọng của Trung Quốc đầu tư tại Afghanistan, quốc gia đang nỗ lực phát triển kinh tế trong khi vẫn còn sa lầy trong chiến tranh. Cổ phần 0,5 tỷ USD của Bắc Kinh đầu tư vào hầm mỏ ở Afghanistan được xem là lớn nhất từ trước đến nay ở nước ngoài, nhằm đạt được mức giao dịch khai thác tài nguyên khoáng sản chưa được khai thác của Afghanistan, gồm có vàng, sắt và coban. Chính phủ Afghanistan đã thỏa thuận với Trung Quốc để đạt được nhiều doanh thu từ hầm mỏ, cũng như tạo nhiều việc làm cần thiết cho dân chúng.

Hình ảnh tu viện Phật giáo cổ này đã gợi nhớ đến các tượng Phật Bamiyan đứng cao ngất ở miền Trung Afghanistan bị quân phiệt Taliban phá hủy hoàn toàn vào năm 2001 vì cho rằng các tượng Phật là biểu tượng của ngoại giáo.

Không ai muốn bị đổ lỗi cho lịch sử đang đốt trụi tương tự tại Mes Aynak, ở tỉnh phía Đông của Logar. Được sự hậu thuẫn của chính phủ Afghanistan, Liên Đoàn luyện kim Trung Quốc muốn bắt đầu khởi công khai thác các hầm mỏ vào cuối năm 2011. Theo nguồn tin không chính thức từ chính phủ Kabul, các nhà khảo cổ phải tiến hành khai quật trong vòng ba năm để cứu lấy các di tích khỏi sự hư hoại khi việc khai thác mỏ được bắt đầu.

Các nhà khảo cổ làm việc trên vùng đất khai quật từ tháng năm vừa qua nói rằng họ không thể hoàn tất công việc trong thời gian quá ngắn như vậy. Laura Tedesco, nhà khảo cổ được Đại sứ quán Mỹ tại Afghanistan giao nhiệm vụ tham gia cuộc khai quật nói rằng "Di tích khảo cổ này rất lớn, phải mất 10 năm các nhà khảo cổ mới có thể cứu lấy di tích này". Cô giải thích: "Ba năm chỉ đủ thời gian thống kê và lưu trữ tài liệu về di tích này".

Khoảng 15 nhà khảo cổ Afgha-nistan, ba cố vấn Pháp và vài chục người lao động đang làm việc trong phạm vi 2 km vuông (0,77 dặm vuông). Ở phía xa hơn, nhóm 24 nhà khảo cổ và 100 người lao động đang làm việc khiêm tốn so với tiêu chuẩn cần thiết để làm việc trong khu vực rộng và giàu có về tài nguyên khảo cổ như thế này.

Ông Marquis nói: "Đây có lẽ là một trong những địa danh quan trọng nhất dọc theo con đường tơ lụa", Marquis cho biết thêm: "Những gì chúng tôi có ở di tích này đủ để làm giàu và đầy đủ kho di vật của bảo tàng quốc gia Afghanistan".

Tổ hợp tu viện được khai quật trên bao gồm các lối đi, các phòng ốc tu viện được trang trí bằng các bức tranh tường và các tác phẩm điêu khắc Đức Phật bằng đất sét đang đứng hoặc nằm, trong số đó có bức cao hơn 3 mét.

Hơn 150 bức tượng đã được tìm thấy cho đến nay mặc dù nhiều tượng vẫn còn tại chỗ. Những tượng lớn, quá nặng được di chuyển, đội thiếu các chất hóa học cần thiết để giữ những tượng nhỏ từ sự phân hủy khi trích xuất.

Liên Đoàn luyện kim Trung Quốc thúc bách các nhà khảo cổ kết thúc cuộc khai quật trước thời hạn 3 năm. Tháng 7- 2010 vừa qua, các nhà khảo cổ nhận được thư yêu cầu của Liên đoàn này rằng công tác khai quật chỉ được kéo dài đến tháng 8 và phần còn lại nên thực hiện vào cuối năm 2010.

Tháng 8 đã đến và đi, cuộc khai quật tại Mes Aynak tiếp tục. Các nhà khảo cổ Afghanistan thực hiện công trình khai quật cho biết họ phải làm việc gắng sức, không bận tâm về thời gian cho phép.

Nhóm khai quật hy vọng sẽ phát hiện nhiều tượng hơn và đem ra khỏi tu viện khai quật trước mùa Đông lạnh lẽo năm nay, họ vẫn không mua được các cần trục và thiết bị cần thiết để làm việc này theo thời gian dự kiến.

Chính phủ Afghanistan đã phải chi hàng triệu USD cho việc khai quật và đang cố gắng tìm nguồn tài trợ cần thiết. Thứ trưởng Bộ Văn hóa Afghanistan, ông Sultan Omar cho biết: “Nguồn tài trợ được hứa hẹn từ chính phủ nước ngoài vẫn chưa thành hiện thực.”

Phát ngôn viên Đại sứ quán Mỹ, Mireille Zieseniss đã phát biểu Hoa Kỳ hứa tài trợ nhưng vẫn chưa biết là bao nhiêu.

Khoáng mỏ được xem là nguồn lực quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của Afghanistan. Theo Bộ Khai khoáng Afghanistan, quặng mỏ này chứa 5.52 triệu tấn đồng, trị giá hàng chục tỷ đô la theo thời giá hiện nay. Đầu tư vào kinh tế khoáng mỏ và giao thông liên quan sẽ tạo ra công ăn việc làm đáng kể và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Mỏ sắt Hajigak ở miền Trung Afghanistan ước tính có trử lượng 1,9 tỷ tấn mêtric. Chính quyền Kabul đã cho đấu thầu để phát triển mỏ từ cuối tháng 9 và dự kiến thực hiện hợp đồng vào cuối năm 2010 hoặc đầu năm 2011.

Một nhà ngoại giao tiết lộ thông tin Liên đoàn luyện kim Trung Quốc đã gây áp lực với chính quyền Kabul ngăn chặn các nhà khảo cổ không được mở rộng phạm vi khai quật, ngoài 12 vùng đất đã được tìm thấy. Đây là vấn đề nhạy cảm.

Marquis nói Liên đoàn luyện kim Trung Quốc đã được hợp tác với các nhà khảo cổ trong việc ủi đất. Zakir, nhà khảo cổ Afghanistan cười nói trong bất mãn. "Đúng, họ rất hữu ích. Họ muốn giúp đỡ chúng tôi để sớm kết thúc công việc khai quật quan trọng này. Họ không muốn chúng tôi khai quật gì thêm. Họ muốn chúng tôi đi càng sớm càng tốt."

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)