Lưỡng nguyệt san Đạo Phật Ngày Nay

Điều cần biết khi du học Ấn Độ

Đã đọc: 3645           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Ấn Độ, một quốc gia rộng lớn, có dân số đông thứ hai sau Trung Quốc, có chiều dài lịch sử trên năm ngàn năm, có nền văn hóa lâu đời, đa dạng và phong phú, đặc biệt là nền văn hóa tâm linh Đông phương, trong đó có Phật giáo. Ấn Độ là mảnh đất thiêng mà nhiều tôn giáo xuất hiện như Ấn giáo (Hinduism), Kì-na giáo (Jainism), Sikh giáo (Sikhism), Phật giáo (Buddhism)…và cũng là nơi các bậc Thánh xuất hiện ra đời như Mahāvira, vị giáo chủ của đạo lỏa thể - Kì-na giáo; Mahatma Gandhi, nhà cải cách Ấn giáo và nhà chính trị bất bạo động nổi tiếng; Guru Nanak, vị thầy thứ nhứt sáng lập đạo Sikh, và đặc biệt nhất là Sakyāmuni Buddha, đức Phật Thích Ca Mâu Ni lịch sử, nhà sáng lập Phật giáo.

Chính những điều lý thú và hấp dẫn đó đã thúc đẩy những vị Tăng Ni sinh viên khi có đủ duyên lành tham gia học các khóa học, họ không thể không tìm đến Ấn Độ để du học. Để nghiên tầm kinh điển - giáo lý của những bậc Thánh, đặc biệt là đức Phật, tôn giáo và lời dạy của Ngài, các vị Tăng Ni sinh viên cần phải biết và nắm vững những điều dưới đây như sau:

1/ Trước hết, Tăng Ni sinh hoặc sinh viên phải tốt nghiệp cử nhân Phật học hay cử nhân Anh văn, văn chương…

2/ Có kiến thức tổng quát, đặc biệt là kiến thức Phật học.

3/ Ngoại ngữ như Pāli, Phạn (Sanskrit), tiếng Hán cổ và hiện đại, đặc biệt là tiếng Anh Phật học và thế học.

4/ Tịnh tài hay nói rõ hơn là tiền để đóng học phí, mua sách vở, đồ ăn thức uống, phương tiện xe cộ, tiền thuê phòng, điện nước… Trong thời buổi hiện nay, người học có thể chi phí tiền tổng quát cho một năm khoảng  từ $2200 tới $2500.

5/ Trí nhớ tốt: Khi sinh viên học ở cấp độ thạc sĩ, bài vở rất nhiều nếu không có trí nhớ tốt thì khó vượt qua kỳ thi cuối năm và không dễ đạt được điểm cao toàn khóa.

6/ Kham nhẫn và tinh tấn: Hai yếu tố này thường đi đôi với nhau tạo thành một sức mạnh vững chãi để đưa hành giả và học giả tới thành công tốt đẹp. Trên lộ trình hướng thượng, thiếu một trong hai yếu tố trên, chúng ta không dễ gì đạt được viên mãn. Dĩ nhiên, theo quan điểm của đạo Phật, kham nhẫn và tinh tấn luôn đi với trí tuệ vì có trí tuệ, kham nhẫn và tinh tấn không rơi vào tà kham nhẫn và tà tinh tấn. Kham nhẫn có các loại như sau:

a/ Kham nhẫn thời gian

Ở Ấn Độ khi mình đi làm giấy tờ, mua sắm, thuê phòng…người Ấn thường mở miệng 'một phút,' 'sau trưa,' 'ngày mai'...; “một phút của người Ấn”giống như nửa tiếng đồng hồ; “sau trưa của người Ấn” có nghĩa là ngày mai; “ngày mai của người Ấn” có nghĩa là ngày mai, ngày mai, ngày mai…cho tới một tuần. 

b/ Kham nhẫn thời tiết

Thời tiết bên Ấn Độ có hai mùa đáng chú ý; ban ngày vào mùa Hè khoảng tháng 6-7 dương lịch, thời tiết rất nóng có thể lên tới 430 C hoặc 450 C. Chỉ sử dụng một máy hơi nước (Cooler) cho mát phòng. Không dám dùng máy điều hòa (AC) vì sợ tốn kém. Ban đêm vào mùa Đông khoảng tháng 12 tháng giêng dương lịch, thời tiết rất lạnh khoảng 30 C hoặc 60 C. Cái lạnh bên Ấn Độ khó chịu vì thiếu phương tiện lò sưởi, hệ thống nước nóng…Hơn nữa, là một sinh viên xa nhà, việc sử dụng tiền bạc giới hạn, hạn chế việc tiêu xài điện nước càng ít càng tốt. Ở trong ký túc xá, việc sử dụng điện nước có phần thuận tiện hơn bên ngoài, không sợ chủ nhà phàn nàn.

c/ Kham nhẫn về con người    

Con người ở đây chỉ người Ấn nói chung, con người đòn đưa, khi mình đi làm giấy tờ ở điểm A, nhân viên văn phòng ở điểm A bảo mình tới điểm B; khi mình tới điểm B, nhân viên văn phòng ở điểm B bảo mình tới văn phòng ở điểm A. Một lần nữa, mình cố gắng tới văn phòng điểm A thì họ  bảo là sau trưa. Sau trưa mình sắp hàng chờ xong, khi tới lượt mình thì họ nói là ngày mai. Làm xong giấy tờ, có khi mình mất thời gian cả tuần.

d/ Kham nhẫn về ăn uống

Đồ ăn và thức uống của người Ấn khác biệt với đồ ăn và thức uống của người Việt. Trong bữa ăn của người Ấn thường có bánh Chappati, bánh làm bằng tinh bột lúa mì, cà ri, khoai tây…Không có nước tương, nước xì dầu, đậu hủ, muốn có những thứ này phải đi ô tô Rickshaw khoảng hơn một tiếng đồng hồ. Rickshaw giống như xe lam Việt Nam chở khoảng ba người. Tuy nhiên, mình có thể mua rau, bầu, bí…luộc, nấu canh, chiên xào…theo ý muốn của mình. Các bạn thường nói giởn khi lấy được bằng thạc sĩ thì mình có bằng thạc sĩ nấu ăn.

e/ Kham nhẫn về môi trường

Về khía cạnh nào đó, Ấn Độ có môi trường thiên nhiên rộng lớn, họ bảo vệ cây cối rất tốt. Nhưng nhìn về mặt tổng thể, môi trường xung quanh mà người dân đang ở thì rất dơ, tràn đầy phân bò, rác rến, nước tiểu…

f/ Kham nhẫn học hành

Mặc dầu thời gian, thời tiết khắc nghiệt, con người đòn đưa, ăn uống khắc khổ, môi trường không trong lành…, nhưng chúng ta cố gắng kham nhẫn vượt qua những khó khăn ấy, thì việc học của chúng ta có ý nghĩa trọn vẹn. Nếu không kham nhẫn và khắc phục những khó khăn đó, thì việc học của chúng ta khó mà thành tựu. Chúng ta nghĩ rằng khi các vị Tăng Ni sinh viên qua Ấn Độ, mục đích của họ là tu học, nếm được Pháp lạc, đặt chân trên đất Phật và lấy được mảnh bằng trong tay.

Điều đó cũng giống như khi mình đi trồng cây ở xứ người mục đích của mình và của nhiều người là muốn nhìn thấy cây có hoa thơm, trái ngọt, hái và thưởng thức được chúng. Do vậy, muốn thưởng thức được hoa thơm trái ngọt, việc trước tiên đòi hỏi chúng ta phải kham nhẫn mọi khía cạnh và mọi trường hợp trong cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta. 

Ngoài những việc đề cập ở trên, sinh viên cần biết thêm một số thông tin về các khóa học thạc sĩ, hậu thạc sĩ, tiến sĩ bao nhiêu năm, có bao nhiêu môn học cho các khóa học, điểm thi…

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (2 đã gửi)

avatar
cihang 28/12/2010 06:00:29
bai viet cuc hay va suc tich,thac si, tien si tu An ve it nhat phai co nhung bai viet nhu the nay de dan em con nuong theo chu. Nghe dau thac si, tien si ve nhieu lam ma chang thay dau ca. Phai quang ba len de ban doc gan xa duoc tuong tan chu. (Neu co vai tam hinh, trang web nua thi cang thuyet phuc) cam on tac gia da chia se.minh cung dang muon sang An de hoc day, thiet nghi chac hanh trang ma minh con thieu do la tinh kham nhan wa. Nam mo thuong kham nhan bo tat mahatat.
avatar
HOANGUYEN 17/03/2013 06:02:14
đọc một hồi thì thấy những thông tin rất cần thiết, nhưng xét ky lại thì có lẽthông tin có "cũ" quá không? chuong trinhgf hoc thế nào, cóthẻ tư vấn cho them dc ko vậy, dù sao đây cũng là một ý kiến, cảm ơn nhiều, a di đà phật
tổng số: 2 | đang hiển thị: 1 - 2

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)