Lưỡng nguyệt san Đạo Phật Ngày Nay

Ấn Độ tặng ngôi chùa Phật giáo cho Trung Quốc

Đã đọc: 2891           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Tin từ New Delhi, Ấn Độ: Một ngôi chùa Phật giáo theo truyền thống văn hóa Ấn Độ sẽ được xây dựng trong 5 năm từ nguồn cảm hứng bởi tháp Sanchi với chi phí 4 triệu đô do tổng thống Pratibha Devisingh Patil cống hiến cho người Trung Hoa trong thời gian viếng thăm của mình vào tháng tới.

Ngôi chùa được đặt ở Lạc Dương, một trong những thủ đô cổ của Trung Quốc tại trung tâm tỉnh Hà Nam của Trung Quốc. Ngôi chùa nằm sát với tu viện Bạch Mã (Baima Si) được xây dựng vào thế kỷ đầu tiên sau công nguyên với niềm vinh dự của hai vị thầy Ấn Độ đã du lịch trên lưng ngựa, mang theo những kinh điển và hình ảnh của đức Phật.

Ý định muốn ngôi chùa này được đề xuất bởi người Hoa năm 2003 khi thủ tướng Atal Bihari Vajpayee viếng thăm Lạc Dương. Để nhận ra sự quan trọng của một ngôi chùa Phật giáo linh thiêng như là một phương tiện liên lạc giữa mọi người với nhau, ông ấy đã chấp nhận liền.

Một sự thỏa thuận đáng ghi nhớ đã được ký kết trong thời gian thủ tướng Manmohan Singh viếng thăm vào năm 2008. Ngôi chùa sẵn sàng cống hiến vào ngày 27-5, đánh dấu ngày Ấn Độ và Trung Quốc làm lễ kỷ niệm 60 năm có mối quan hệ ngoại giao.

Ấn Độ đã và đang cung cấp kỹ thuật, tài chính, còn những ủng hộ khác cho ngôi chùa thì được chính phủ Trung Quốc cung cấp cho ngôi chùa ở trong mảnh đất 6.000 mét vuông.

Sự xây dựng đã được giao cho những kiến trúc sư Akshaya Jain and Raka Chakravarty đặt ở New Delhi. Họ đã thắng cuộc đấu thầu thiết kế về kiến trúc được tổ chức bởi bộ ngoại giao. Người phụ tá là Kshitij Jain. Tất cả kiến trúc sư luôn nhớ rằng thiết kế được vẽ dựa trên nguồn cảm hứng từ tháp Sanchi với một bức tượng đức Phật ngồi trong tư thế giảng pháp.

Sanchi ở Madhya Pradesh được biết như là tháp, tu viện, ngôi chùa và các trụ cột được làm từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên tới thế kỷ 12 sau công nguyên.  Tháp Sanchi là những công trình kiến trúc lớn nổi tiếng nhất được xây dựng bởi vua A Dục.

 

Tổng thống Ấn Độ Patil đã cống hiến đền thờ Phật giáo cho sự quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc

DH News Service (25-5-2010)

New Delhi, Ấn Độ - Với chính phủ Bắc Kinh nới lỏng các hạn chế thận trọng về tôn giáo và thúc đẩy Phật giáo, Ấn Độ đã xây dựng một ngôi đền Phật giáo tại Lạc Dương ở tỉnh Hà Nam của Trung Quốc.

Tổng thống Pratibha Patil, người đang chuẩn bị một chuyến thăm sáu ngày tới Trung Quốc vào ngày thứ tư, sẽ cống hiến đền thờ như một món quà từ những người dân Ấn Độ cho những người dân của một quốc gia vô thần một cách chính thức.

Đền thờ được xây dựng trong khuôn viên di tích lịch sử tu viện Bạch Mã, nơi mà hai nhà sư Phật giáo Ấn Độ đầu tiên đến Trung Quốc sống và thuyết giảng dưới sự bảo trợ của hoàng tộc.

New Delhi đã chi khoảng 20 triệu Rs để xây dựng ngôi đền mang phong cách Ấn Độ trong bốn năm rưỡi qua. Ngoại trưởng Nirupama Rao cho rằng “Patil sẽ tới thăm các thành phố lịch sử của Lạc Dương ở miền Trung - Trung Quốc vào thứ bảy”.

Rao đã nói thêm rằng “Cô ấy sẽ cống hiến ngôi đền như một món quà từ người dân của Ấn Độ cho người dân Trung Quốc”.

Tu viện Bạch Mã được thành lập năm 68 sau công nguyên dưới sự bảo trợ của hoàng đế nhà Minh để đón các nhà sư Ấn Độ Dharmaratna và Kasyapa Matanga, những người như là huyền thoại đã đi du lịch sang Trung Quốc cưỡi trên con Bạch mã để giới thiệu Phật giáo. Tu viện được cho là một ngôi chùa Phật giáo đầu tiên được xây dựng tại Trung Quốc.

Trong chuyến du lịch của họ sang Trung Quốc, cựu thủ tướng PV Narasimha Rao và Atal Behari Vajpayee đã viếng thăm tu viện, nơi mà được coi là một biểu tượng của các liên kết văn hóa lịch sử giữa hai nước.

Theo một biên bản đã ký kết giữa New Delhi và Bắc Kinh vào ngày 11-4-2005, Ấn Độ bắt tay vào xây dựng một ngôi chùa Phật giáo trong một chu vi của 6.000 mét vuông ở phía Tây vườn quốc tế của tu viện Bạch Mã.

Kiến trúc của ngôi đền được lấy cảm hứng từ tháp Sanchi tại Madhya Pradesh.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)