Lưỡng nguyệt san Đạo Phật Ngày Nay

Tác dụng trị liệu của nội tâm tĩnh lặng

Đã đọc: 4777           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Nội tâm tĩnh lặng thực ra không thể dùng lời nói, điệu bộ hoặc bất kỳ phương cách diễn đạt nào giải thích được chân lý là cái tuyệt đối...

Vừa qua, lúc tại hội trường khách sạn Ommi Saigon, bà Dadi Janki 94 tuổi người Ấn Độ - trợ lý giám đốc điều hành Học viện Brahma Kumans, giám đốc Quỹ Janki Chăm sóc sức khỏe và chương trình giá trị trong ngành y tế Quốc tế; là một trong mười người nắm giữ sự thông thái về tâm linh do Liên Hiệp Quốc bầu chọn, đã có buổi truyền đạt đến chúng ta - những người có nhu cầu về dưỡng sinh tâm thể, với đề tài “Tác dụng trị liệu của nội tâm tĩnh lặng” do Bác sĩ Trương Thìn nguyên Viện trưởng Viện Y học Dân tộc; Chủ tịch hội Đông y thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.

Thông điệp của Dadi từ Nội tâm tĩnh lặng đã được truyền ra. Thiết nghĩ, những giá trị tâm linh vô giá này không chỉ dành cho những người có mặt là ông Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam và một số tầng lớp, quan chức trí thức khác, mà rất cần nhân rộng trong đời sống tinh thần của tất cả chúng ta.

Một nhóm quy tụ gồm những người lỗi lạc, thông thái cao tuổi trên khắp thế giới cùng triệu tập lại trong những buổi họp mặt của Liên Hiệp Quốc, nhằm đề ra một biện pháp phối hợp của sự thông tuệ đối trị những lĩnh vực nguy cấp mà thế giới đang lo ngại. Dadi Janki, người phụ nữ 94 tuổi này đã có hơn 79 năm nghiên cứu và thực nghiệm đề tài “Nội tâm tĩnh lặng” hướng đến mục đích đem lại sức mạnh, sự hài hòa thể xác và tâm hồn. Kết quả của nghiên cứu này và nhiều nghiên cứu khác cho thấy, sự uyên áo của công năng ẩn tánh, bà đã đóng góp rất nhiều cho hòa bình, cho sức mạnh tâm linh của nhân loại trên toàn thế giới từ những điều thực chứng đơn giản.

Đầu thập niên 90, Dadi Janki chính thức được Liên Hiệp Quốc bầu chọn là một trong mười người nắm giữ sự thông thái của toàn cầu.

Thông điệp từ Nội tâm tĩnh lặng

Nội tâm tĩnh lặng thực ra không thể dùng lời nói, điệu bộ hoặc bất kỳ phương cách diễn đạt nào giải thích được chân lý là cái tuyệt đối. Đó là một sự chỉ thấu cảm bằng trực giác đốn ngộ không cần luận giải, được truyền trực tiếp từ tâm hồn này qua tâm hồn khác. Khi tôi nghe Dadi Janki truyền đạt về Nội tâm tĩnh lặng bằng tiếng Hindi, tôi đã cảm nhận được thiền dù không hiểu nghĩa của chữ. Bà đã nói để chỉ cái không nói. Và ngay sau đây, tôi xin thông đạt lại thông điệp của Dadi Janki từ Nội tâm tĩnh lặng qua sự thấu cảm của tôi.

Om Shanti! Tôi bình yên!

Khi thốt lên từ Om Shanti, là các bạn đang bình yên và đang mỉm cười. Mỉm cười thì rất dễ, và khi bạn có một tâm trí tĩnh lặng thì chuyện mỉm cười không có gì lớn lao; kể cả bạn đang gặp những biến cố trong cuộc đời và những tật bệnh đang có trong cơ thể. Ở thời đại hiện nay, bệnh tật của nhân loại ngày càng nhiều, theo đó, người ta càng sáng chế ra nhiều loại thuốc mới. Khắp nơi trên thế giới, tôi nhìn thấy nguồn gốc bệnh tật của con người là từ tâm trí. Tâm trí sẽ ảnh hưởng đến cơ thể và ngược lại. Do đó, người ta đã nỗ lực tìm kiếm nhiều phương thuốc trị bệnh cho cả thể xác lẫn tâm hồn. Nhưng ít người thấy được tác dụng trị liệu của nội tâm tĩnh lặng.

Và hôm nay, tôi sẽ chia sẻ đến các bạn về những căn bệnh để tự nó biến mất.

Bệnh có nhiều nguồn gốc khác nhau. Bạn đừng để ý đến nguồn gốc mà hãy chúý tìm những phương pháp để chữa trị nó. Nghĩa là, chú trọng về thực hành. Thực hành theo phương pháp hành thiền để được nội tâm tĩnh lặng loại trừ những biến cố và bệnh tật.

Thiền là gì? Thiền là nghệ thuật nhìn vào bản tính của hiện hữu mình; nó là con đường từ hệ lụy đến tự do; nó ngăn chặn chúng ta khỏi hóa điên hay bệnh tật, và thúc đẩy ta bộc lộ khả năng hạnh phúc và yêu thương. Thiền không phải là “vô cảm” (apatheia), nghĩa là trạng thái thụ động, lãnh đạm như nhiều học giả phương Tây lầm tưởng.

Thiền là một trạng thái hoàn toàn chủ động, chú tâm liên tục và rất năng động, đó là “nguồn sống” đem lại tự do cho nội tâm. Như vậy, hành thiền không phải là trạng thái tiêu cực, thụ động mà hoạt động tối đa, đó không phải là ngừng bặt tâm trí, mà đẩy tâm trí đến mức tuyệt đối thâm sâu đạt được nội tâm tĩnh lặng. Nội tâm tĩnh lặng ở đây không phải là “trống không” hiểu theo nghĩa thông thường mà là toàn thể, tự do cùng khắp, không bị tạp niệm xâm lấn. An nhiên, tự tại.

Khi được an nhiên, tự tại rồi, bạn sẽ thấy bình yên khi ở bất cứ nơi đâu. Và bình yên ngay trên căn bệnh của mình để tự nó biến mất.

Lúc nhỏ đến chùa, tôi cảm nhận được sự bình yên và nhớ lời dạy của người khi ngắm tượng Thích Ca. Lớn lên có dịp đi nhiều nơi trên thế giới, hành trang của tôi chính là sự bình yên. Bình yên ngay trong suy nghĩ của mình và chia sẻ suy nghĩ bình yên đến nhiều người khác. Đã có lúc bạn than thở: “Cuộc sống thật buồn chán, chẳng có ý nghĩa gì cả!”, đây thật sự là một suy nghĩ tiêu cực.

Thật ra, bạn có khả năng điều hành cuộc sống của mình để nó không buồn chán và có ý nghĩa “Bạn hãy nghĩ về cách sống. Đó không phải sướng khổ tùy thuộc vào số phận mà từ quan niệm”. Bạn đừng phí thời gian than thở về những bất hạnh của mình: những lạnh lùng ở đời, sự gian truân, bệnh tật...

Càng đề cập đến những vấn đề tệ hại, bạn càng giữ nó bên mình. Như bệnh tật của bạn chẳng hạn. Cho dù bạn bệnh gì, tinh thần hay thể xác, nếu bạn cảm thấy đau khổ với căn bệnh của mình sẽ kéo theo sự đau khổ của kẻ khác cộng hưởng với sự bất hạnh của bạn. Rõ ràng, sự cộng hưởng về nỗi đau luôn là đường dẫn vào bế tắc. Dadi nói tiếng Hindi, các bạn có chia sẻ được với Dadi không?

Có nhiều ngôn ngữ, nhiều tiếng nói khác nhau. Nhưng riêng ngôn ngữ của cảm xúc thì có thể truyền đạt cho bất cứ ai họ đều có thể cảm nhận được. Khi nói đến trái tim thì, ta đưa tay sờ lên ngực của mình. Khi đưa tay lên đầu thì, tim sẽ chuyển dịch lên đầu những tín hiệu và, biểu lộ ra đôi mắt lời của trái tim yêu thương.

Các giác quan nói chung, đều có sự liên quan. Cũng đôi mắt ấy vì thống khổ mà khóc, chúng ta có thể dùng khăn để lau khô; với cảm xúc yêu thương, mắt cũng khóc nhưng không phải như mưa mà như những hạt ngọc trai và nó sẽ tồn đọng trong tâm hồn, hòa cái một vào cái toàn thể. Sự liên hệ mật thiết giữa trái tim và khối óc đều có liên quan đến cơ thể của chúng ta tạo nên một năng lượng sống gọi là linh hồn. Từ trong linh hồn có bốn phần: Tâm trí, trí tuệ, ý thức, ký ức.

Khi ta đau khổ sẽ ảnh hưởng đến tâm trí; từ tâm trí sẽ ảnh hưởng đến cơ thể. Cho nên, bạn đừng hỏi tại sao mình bị bệnh, mà hãy tập trung giải quyết thế nào để bệnh biến đi. Và dù, nguyên nhân căn bệnh là gì đi nữa, ta vẫn biểu lộ sự yêu thương trong sáng. Tâm trí sẽ không suy nghĩ nhiều nếu tim được bình ổn vì, khi đầu nặng nề, tim đập nhanh, cơ thể sẽ mệt mỏi. Đầu tĩnh lặng, tim bình yên thì cơ thể sẽ được yên ổn.

Cho nên, dù thể xác đau đớn như thế nào, bệnh tật có căn nguyên như thế nào mà lý trí không hướng về bệnh tật, trí tuệ không bị trấn áp thì mọi hoạt động sẽ rất tốt. Khi phần lương tâm, ý thức trong sáng thì sẽ xuất hiện sự minh triết đến với chúng ta. Ngoài ra, trong tâm hồn còn có phần ý thức - nơi đây vốn lưu giữ quá khứ; khi chuyện đã qua trỗi dậy sẽ làm cho tâm trí ta bị trầm uất - nhất là những chuyện đau buồn sẽ kết tụ lâu ngày thành bệnh tật. Có lần tôi đến Malaysia, tôi thấy nhiều người bị u não, đau mắt. Nguyên nhân do họ nghĩ quá nhiều về quá khứ, tích tụ quá nhiều đau khổ cho mình.

Con người chúng ta có hai đức hạnh quan trọng: khoan dung và sự chịu đựng - tinh thần khoan dung và sự chịu đựng giúp ta luôn an lạc. Thưa các bạn, những gì tôi chia sẻ với các bạn không phải là những lời nói suông mà những điều đã thực hành - vì tôi không phải là diễn giả. Các bạn hãy thực hành cùng tôi mà xem. Hãy nhìn mọi người bằng cặp mắt yêu thương là bạn đang đem niềm vui đến cho kẻ khác và từ đó sẽ đem lại niềm an lạc cho chính mình.

Còn nếu, bạn đem tâm địa hẹp hòi để hành xử với mọi người, dùng lời lẽ làm tổn thương họ thì bạn đã tự tạo khổ não cho chính mình. Cho nên, khi bạn làm chủ được mình, điều hành được mình theo lẽ phải thì điều xấu, bệnh tật sẽ không còn ngự trị trong bạn. Lúc đó, bản thân chúng ta cùng các mối quan hệ, những tình huống xảy ra trên thế giới đều ổn.

Đó là sự thiền hành trong cuộc sống: Đi thiền, đứng thiền, ngồi thiền... Tất cả sẽ an nhiên. Chung lại, Thiền là sống với sự đơn giản và chiều sâu - trong tất cả và không đâu cả. Trong nhà bếp, trong hội trường, và trong căn phòng không vách ngăn: Tâm người.

Vì đời sống trong thiền “Có nghĩa là đối xử với chính mình và thế gian bằng một tâm thức yêu mến và tôn kính nhất”, minh triết thiền đang ảnh hưởng ngày càng rộng lớn tới nhiều nước, nhất là các nước Âu Mỹ.

Đến lúc này, nếu có ai hỏi: Bạn có khỏe không? Bạn sẽ chắp tay, rằng: Tôi khỏe! Cũng như đối với Dadi, sẽ hiếm ai hỏi tôi là có khỏe không. Vì tôi luôn khỏe!

Đừng vỗ tay tán thưởng, mà hãy vẫy tay chào tôi - Dadi Janki! Cả khán phòng im lặng. Chỉ nghe vô thanh của những cánh tay đưa lên - tĩnh lặng: Dadi... Omshati!

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)