Lưỡng nguyệt san Đạo Phật Ngày Nay

Phật giáo và từ bi

Đã đọc: 2678           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

“Theo quan điểm Phật giáo, từ bi là nguyện vọng, trạng thái của tâm thức muốn người khác thoát khỏi khổ đau...

Từ bi, Trí tuệ và Con đường

Đức Phật dạy muốn giác ngộ, một người phải phát triển hai phẩm chất trí tuệ và tình thương. Trí tuệ và tình thương thỉnh thoảng được so sánh như đôi cánh để có thể bay, hoặc như đôi mắt để nhìn sâu mọi sự vật.

Ở phương Tây, chúng ta có thể hiểu trí tuệ như là sự hiểu biết rộng lớn ban đầu, tình thương một điều gì đó như là cảm xúc ban đầu, hai yếu tố này luôn hòa hợp và không thể tách rời nhau. Chúng ta bị dẫn dắt bởi niềm tin rằng, những cảm xúc mê muội sẽ đưa chúng ta đến với trí tuệ hợp lý, rõ ràng. Thế nhưng hành động như thế không phải là người Phật tử có hiểu biết.

Trong ngôn ngữ Sanksrit, trí tuệ thường được dịch là prajna, theo ngôn ngữ Pali là panna. Có thể hiểu từ này cũng được dịch là “sự hiểu biết”, “ sự sáng suốt”, hoặc “sự nhìn thấu bản chất bên trong của mọi sự vật”. Nhiều trường phái Phật giáo hiểu prajna có một vài quan điểm khác nhau, thế nhưng nhìn chung chúng ta có thể nói rằng prajna là một sự hiểu biết, hoặc sự thấu hiểu lời Phật dạy, đặc biệt là giáo lý vô ngã.

Từ thường được dịch “từ bi” là karuna, nó được hiểu nghĩa như là một hành động thông cảm, hoặc sẵn sàng chịu đau khổ cho tha nhân. Trong thực hành, trí tuệ làm phát khởi từ bi, và từ bi làm sinh khởi trí tuệ. Quả thật, bạn không thể có cái này mà lại thiếu đi thứ khác. Chúng là những phương tiện đưa đến giác ngộ, và cũng là bản chất đặc thù của giác ngộ. 

Thực hành từ bi

Theo Phật giáo, quan điểm thực tập từ bi bao gồm những hành động vị tha nhằm làm giảm bớt những khổ đau khi nó xuất hiện bất kỳ ở đâu. Có thể bạn sẽ lý lẽ rằng loại trừ khổ đau là điều không thể làm được, có thể là như thế, tuy nhiên, chúng ta phản ứng một cách tùy tiện.

Những gì tốt đẹp làm cho người khác để có thể đưa đến giác ngộ? Đó là các hành động mà từ bi giúp chúng ta nhận ra rằng “cá nhân tôi” và “cá nhân bạn” là những quan điểm sai lầm. Và cũng như chúng ta bám lấy quan điểm “tôi được những gì?” Đó là điều chúng ta chưa hiểu. 

Trong sách Being Upright: Zen and Bodhisattva Precepts, Soto Giáo viên hướng dẫn thiền Red Anderson từng chia sẽ, “Từ bi là sự thực tập vượt lên giới hạn hành động riêng biệt của cá nhân, chúng ta sẵn sàng chấp nhận sự giúp đỡ bằng tình thương vượt lên trên nhận thức phân biệt của chính chúng ta.”

Red Anderson nói thêm: “Chúng ta nhận thấy sự kết nối mật thiết giữa sự thật thông thường và chân lý cứu cánh thông qua việc thực hành từ bi. Và cũng thông qua từ bi chúng ta trở nên hoàn hảo dựa trên sự thật thông thường, đây là bước cơ bản chuẩn bị giúp chúng ta nhận ra chân lý cứu cánh. Từ bi mang đến cả hai triển vọng tình thương ấm áp và lòng tốt. Đây là những yếu tố giúp chúng ta linh động trong việc hiểu rõ về sự thật, đồng thời nó dạy cho chúng ta cách cho và nhận rất hữu ích trong việc thực hành những giới luật.

Trong sách Cốt tủy của Tâm kinh Dalai Lama có viết:

“Theo quan điểm Phật giáo, từ bi là nguyện vọng,  trạng thái của tâm thức muốn người khác thoát khỏi khổ đau. Nó không tiêu cực, không là sự đồng cảm cô đơn, hơn là hành động cảm thông vị tha, hành động phấn đấu nhằm giải thoát khổ đau cho người khác. Từ bi thật sự phải hội đủ hai yếu tố: Trí tuệ và tình thương. Điều này muốn nói rằng: Người hiểu biết về bản chất của khổ đau  mới có ước muốn giúp người khác thoát khỏi khổ đau, đây là trí tuệ, phải có kinh nghiệm sâu sắc về khổ đau người ta mới thật sự cảm thông với tha nhân, đây là tình thương.”

Không cảm ơn

Có bao giờ bạn nhìn thấy ai đó làm điều gì thật nhã nhặn, lịch sự  sau đó trở nên nóng giận với người đã hàm ơn mình, vì lý do họ không nói lời cảm ơn đúng đắn hay không?

Theo Phật giáo, quam điểm về bố thí độ (dana paramita), hành động bố thí hoàn hảo là “không thấy người cho, không thấy người nhận.” Dựa trên lý do này mà truyền thống ôm bình bát khất thực của các tu sĩ thường đi trong im lặng và không bày tỏ lời cảm ơn. Dĩ nhiên, trong đời sống thông thường thì vẫn có người cho và kẻ nhận, thế nhưng điều quan trọng nên nhớ rằng hành động bố thí thì không thể không có người nhận, vì vậy người cho và người nhận có quan hệ mật thiết với nhau, không có ai cao hơn ai cả.

Điều này muốn nói rằng, cảm giác và bày tỏ sự biết ơn là những suy nghĩ sai lầm xuất phát từ sự ích kỷ của chúng ta. Vì thế, khi bạn gặp tu sĩ khất thực, cách tốt nhất là bạn nói lời cảm ơn họ  khi thích hợp.

Mở rộng từ bi

Có câu nói đùa khá cũ: “Bạn muốn đạt nhiều từ bi cũng như con đường bạn bước vào lâu đài Carnegie, và hãy thực hành.”

Nên nhớ rằng tình thương sinh khởi từ trí tuệ, chỉ có trí tuệ phát khởi từ bi. Nếu bạn có sự cảm thông hoặc không hiểu biết, cũng không có tình thương bạn có thể cảm thấy hoàn toàn thất vọng. Nhưng Pema Chodron là nữ tu, đồng thời là một cô giáo đã từng cho rằng : “Điểm xuất phát của bạn ở đâu”, bạn nên nhớ rằng bất kỳ khổ đau hay bất hạnh nào xảy ra với bạn trong cuộc sống thì ngay chính mảnh đất đau khổ ấy, hoa giác ngộ đơm nở.

Trong thực tế, bạn có thể thực hành song song từ bi và trí tuệ trong cùng một lúc, quan điểm Phật giáo là đi theo tiến trình như thế. Mỗi chi phần trong Bát chánh đạo đều được hỗ trợ của các chi phần còn lại. Mỗi chi phần là sự hợp nhất với tất cả chi phần còn lại.

Điều này chứng minh rằng, hầu hết mọi người bắt đầu thực hành từ bi đều có sự hiểu biết sâu sắc hơn khi họ gặp đau khổ, chính đau khổ đưa chúng ta trở về với trí tuệ. Thiền định hoặc các phương pháp tu tập chánh niệm là những phương tiện cho mọi hành giả bước đầu phát triển về sự hiểu biết. Một khi ảo tưởng sai lầm về cái tôi bị phá vỡ, chúng ta sẽ trở nên nhạy cảm hơn trước những khổ đau của người khác. Và một khi chúng ta có nhiều cảm xúc trước những khổ đau của người thì những ảo tưởng sai lầm của chúng ta sẽ ngày càng bị bào mòn. 

Thương chính mình

Tóm lại, đề cập đến lòng vị tha là điều kiện cần và đủ để yêu thương người. Thế nhưng điều quan trọng là chúng ta không nên trốn tránh và không thừa nhận những khổ đau của chính bản thân mình.

Pema Chodron nói: “Để có thể thương yêu người khác, trước tiên chúng ta phải biết thương yêu chính bản thân mình.” Trong Phật giáo Tây tạng, sự thực tập này được gọi là tonglen, một phương pháp tu tập thiền định nhằm kết nối nỗi đau của bản thân với người khác.

Một lần nữa, chúng ta có thể khẳng định con đường từ bi là “mở ra cho chúng ta tầm nhìn rộng lớn thật sự. Cái nhìn rộng lớn này được xem như hai con mắt: Trí tuệ và từ bi. 

(Dịch từ Buddhism and Compassion của O'Brien)

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)