Lưỡng nguyệt san Đạo Phật Ngày Nay

Những vấn đề về mắt

Đã đọc: 2697           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Một số bệnh về mắt có thể gây rối loạn giấc ngủ như khó dỗ giấc ngủ, mất ngủ vào ban đêm, thức dậy bất chợt và thường xuyên ngủ ngày…

1. Để tránh bị cườm mắt khi lớn tuổi

Người càng bị lớn tuổi càng có nguy cơ bị giảm thị lực và mắc các bệnh liên quan tới mắt, có thể dẫn tới mù lòa.

Kết quả một cuộc nghiên cứu trái cây có ảnh hưởng như thế nào đến mắt các nhà khoa học tại Bệnh viện Boston (Mỹ) thực hiện cho thấy, những người ăn trái cây thường xuyên khoảng  3 lần/ngày giảm 36% nguy cơ bị cườm mắt khi lớn tuổi so với những người ít ăn hơn 1.5 lần/ngày.

Các nhà khoa học cũng khuyến cáo việc ăn trái cây cũng phải được thực hiện thường xuyên và ngay từ thở nhỏ chứ không chờ đế khi lớn tuổi.

Các loại rau quả, trái cây cũng mang lại những lợi ích khác cho cơ thể đặc biệt là các trái, quả màu đỏ, vàng, cam rất giàu vitamin A, C và các chất khoáng. (BBC)

2. Nhỏ mắt quá nhiều có thể bị mù

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Phẫu thuật mắt Hồng Kông (HKAPES), sử dụng thuốc nhỏ quá thường xuyên có thể khiến mắt bị tổn thương, thậm chí có thể bị mù hoàn toàn.

HKAPES cho biết hầu hết các loại thuốc nhỏ mắt đều chứa chất bảo quản và chất tẩy mà nếu dùng với liều lượng lớn sẽ gây hại.

Theo đó, một người nếu nhỏ mắt thường xuyên với liều lượng quá 6 lần/ngày sẽ đối mặt với nguy cơ mắt bị sưng tấy, nhiễm trùng giác mạc và sụt giảm thị lực.

Đối với người sử dụng kính áp tròng thì nguy cơ này còn cao hơn bởi miếng kính có thể giữ các chất có hại ở trong mắt lâu hơn.

3. Gien gây bệnh tăng nhãn áp

Theo Tân Hoa xã, các nhà khoa học thuộc công ty chuyên về công nghệ sinh học de CODE (Iceland) cùng các đồng sự Thụy Điển đã phát hiện ra những đột biến trong gien LOXLI ở người gây ra bệnh tăng nhãn áp, một trong những nguyên nhân dẫn mù lòa ở người già.

Nghiên cứu trên 16.000 người, các chuyên gia nhận thấy những ai có hai đột biến gien tại nhiễm sắc thể 15 trong gien LOXLI có nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp cao gấp 8-26 lần so với những người không có đột biến gien.

Theo giới chuyên môn, đây là môt phát hiện quan trọng vì giúp họ sớm tìm ra phương pháp vô hiệu hóa tác động của các đột biến gien kể trên, từ đó giúp trị bệnh tăng nhãn áp hữu hiệu.

4. Cảnh báo về bệnh thoái hóa điểm vàng

Bệnh thoái hóa điểm vàng, nguyên nhân chính gây mù mắt, có thể làm tăng nguy cơ tử vong vì đột quỵ.

Theo Hãng tin Reuters, các nhà khoa học thuộc Đại học Sydney (Úc) đã tiến hành nghiên cứu trên 3.000 người tuổi trên 49 trong 10 năm.

Kết quả cho thấy những người bị thoái hóa điểm vàng giai đoạn đầu có nguy cơ tử vong vì đau tim hoặc đột quỵ tăng gấp đôi trong 10 năm sau đó.

Những người ở giai đoạn cuối của bệnh thoái hóa điểm vàng có nguy cơ tử vong vì đau tim hoặc đột quỵ tăng từ 5-10 lần.

5. Điều trị bệnh giảm thị lực

Các nhà khoa học thuộc Đại học Tokyo ( Nhật Bản) đã thành công khi sử dụng tế bào giác mạc để phát triển tế bào biểu mô giác mạc  cần để điều trị bệnh giảm thị lực do tác động phụ làm giảm bề mặt giác mạc của các loại thuốc chữa bệnh.

Báo Yomiuri shimbun (Nhật) cho biết, theo phương pháp thông thường, các bác sĩ lấy giác mạc có diện tích khoảng 2mm2 để nuôi dưỡng tế bào biểu mô giác mạc.

Thế nhưng phương pháp mới chỉ cần một miếng tế bào giác mạc ở khu vực bao quanh đồng tử, sau đó dùng chất enzyme biến nó thành những những miếng nhỏ để nuôi tế bào.

Chỉ trong vòng một tuần, các miếng nhỏ này phát triển thành những khối giác mạc. Sau 3 tuần chúng trở thành tế bào biểu mô giác mạc tương tự như tế bào biểu mô giác mạc bình thường.

6. Bảo vệ đôi mắt ở người già

Một lối sống năng động có thể giúp người cao tuổi giảm nguy cơ suy giảm thị lực.

Theo nghiên cứu trước đây, thoái hóa hoàng điểm ở mắt (AMD) gây mất thị lực ở vùng trung tâm. Đây là chứng bệnh liên quan đến tuổi tác.

Mới đây, các chuyên gia tại Đại học Wisconsin (Mỹ) đã phát hiện ra rằng người cao tuổi có thể làm chậm quá trình AMD bằng các hoạt động như đi bộ, leo cầu thang.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 4.000 người trong vòng 15 năm trước khi đi đến kết luận trên. (Reuters)

7. Hy vọng mới cho bệnh nhân khiếm thị

Các bác sĩ thuộc bệnh viện mắt Moofields (Anh) đang nghiên cứu và phát triển phương pháp cấy ghép gien chữa bệnh mù.

Các bác sĩ đã phẫu thuật cấy ghép gien cho một bệnh nhân bị rối loạn thị giác bẩm sinh và thu được các kết quả khả quan.

Bước đầu, bệnh nhân này đã khôi phục được khả năng nhìn vào ban ngày. Nếu thành công phương pháp này có thể điều trị các biểu hiện rối loạn thị giác đa dạng.

Theo báo Daily Mail ,gien gây rối lọan thị giác RPE65 làm giảm chức năng tiếp nhận ánh sáng của võng mạc, sẽ được thay thế bằng cách tiêm các loại gien thông thường vào vùng đáy mắt.

Phương pháp này đã được thực hiện thành công trên loài chó.

8. Lời khuyên trước khi phẫu thuật mắt

Những ai sử dụng Flomax hoặc các loại thuốc tưong tự để chữa chứng phì đại tiền liệt tuyến cần thông báo với bác sĩ chứng đục nhân mắt.

Nhóm chuyên gia Đại học California cho biết các loại thuốc này thường làm suy yếu một cơ quan trong mắt, gây ra chuyển động bất thường của cơ quan này.

Điều đó có thể khiến mắt dễ bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật. Vì vậy bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ nhãn khoa để lường trước sự cố xảy ra.

9. Phẫu thuật ruột ảnh hưởng thị lực

Nhóm khoa học gia Trường đại học Y Baylor (Mỹ) phát hiện phẫu thuật có thể khiến cơ thể hấp thụ kém vitamin A, gấy ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt sau này.

Sau khi xem lại bệnh án của các bệnh nhân bị chẩn đoán thiếu vitamin A, các nhà khoa học ghi nhận có sự liên hệ giữa tình trạng thiếu vitamin cần thiết cho mắt với việc bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật đường ruột.

Chỉ trong vòng vài tuần được chích vitamin A, thị lực của các bệnh nhân này tốt dần lên. Rối loạn thị lực do thiếu vitamin A bao gồm khô mắt, hư võng mạc, quáng gà,… (Reuters)

10. Mắt bị bệnh có thể gây khó ngủ

Một số bệnh về mắt có thể gây rối loạn giấc ngủ như khó dỗ giấc ngủ, mất ngủ vào ban đêm, thức dậy bất chợt và thường xuyên ngủ ngày…

Đó là nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Y khoa Wanshington công bố trên BBC Health 2.2. Thực hiện nghiên cứu trên nhóm người mắc bệnh “thiểu năng nhìn” ở độ tuổi 12-20, nhóm những người bị “thiểu năng nhìn” do tổn hại về thần kinh thị giác có mật độ ngủ ngày cao gấp 20 lần so với khả năng bình thường và cao gấp 9 lần so với nhóm người bị “thiểu năng nhìn” từ các bệnh về mắt khác.

Căn nguyên có thể là do những bệnh nhân trên thường gặp khó khăn trong việc dùng ánh sáng ban ngày để đồng bộ hóa nhịp điệu sinh lý bên trong cơ thể với thế giới bên ngoài.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)