Lưỡng nguyệt san Đạo Phật Ngày Nay

Thông tin Phật giáo thế giới

Đã đọc: 2369           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Phật pháp trong thập niên qua đã trở thành lối sống tinh thần khả thi và tùy chọn cho hàng chục ngàn thanh niên ở thành phố để đối phó với sự căng thẳng trong các trường học, nơi làm việc và giữa các đồng nghiệp...

NHỮNG HỌA PHẨM MÔ TẢ DẤU CHÂN ĐỨC PHẬT TẠI ẤN ĐỘ

Bộ Văn hóa Nghệ thuật và Thiếu niên tại Bharatiya Nritya Kala Mandir thuộc tỉnh Patna ở Bihar đã tổ chức buổi mỹ thuật cho khoảng 25 họa sĩ trên toàn quốc trong 7 ngày. Các tác phẩm được trưng bày như “Những dấu chân Phật còn lưu lại tại Bồ Đề Đạo Tràng”, “Chư Tăng tụng kinh” và một số hình ảnh khác cũng được trưng bày tại trại.

Các điều kiện tham dự trại là tất cả những họa sĩ phải được công nhận ở cấp quốc gia và có những tác phẩm được trưng bày tại Viện Rashtriya Lalit Kala Academy ít nhất một lần.

Các họa sĩ nổi tiếng như S.N. Pranam, Surendra Jagtap, Manas Ranjan Raina, Jeva Hasan và S.N. Lahiri và Shyam Sharma, cựu hiệu trưởng trường Mỹ thuật cũng đã đến tham dự. Những họa sĩ cảm thấy rất phấn khởi khi được mời tham dự trại vì đây là một kinh nghiệm hết sức lớn lao và tuyệt vời đối với họ.

PHẬT PHÁP CÓ THỂ CHỮA LÀNH NHỮNG CĂN BỆNH TRONG CUỘC SỐNG

Phật pháp trong thập niên qua đã trở thành lối sống tinh thần khả thi và tùy chọn cho hàng chục ngàn thanh niên ở thành phố để đối phó với sự căng thẳng trong các trường học, nơi làm việc và giữa các đồng nghiệp. Phật pháp cũng được sử dụng trong việc chuyển hóa tội phạm. Đây là nghiên cứu được Đại học Washington tiến hành đối với các phạm nhân trong các nhà tù ở Ấn Độ, cho thấy rằng thiền “Vipassana” hiệu quả có thể làm giảm các triệu chứng rối loạn tâm lý của các tù nhân.

Bác sĩ Maurits GT Kwee, một nhà tâm lý học lâm sàng và là giáo sư danh dự của Đại học Flores ở Argentina cho biết “Phật giáo đã trở thành một khoa học chữa bệnh khi bạn loại bỏ các điều khoản tôn giáo và thay thế chúng với điều kiện tâm lý như “sai lầm” cho “tội lỗi” và không có ích cho “ác”, không cần phải nâng cao đến một vị thần.”

Bác sĩ Kwee, người biên tập của tuyển tập “Tầm nhìn mới trong tâm lý Phật giáo” cho biết “Ông đã tự giúp chính mình điều trị với nỗi buồn khi vợ ông vừa qua đời cách đây 14 tuần do bệnh ung thư phổi.”

DI SẢN TẠI SANCHI TRỞ THÀNH NƠI THÂN THIỆN ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHIẾM THỊ

Tại Bhopal, Ấn Độ, tháp Sanchi đã trở thành di sản thế giới thân thiện đầu tiên cho người khiếm thị kể từ ngày Chủ nhật 20-11-2011.

Những dấu hiệu đặc biệt trên đường đi, ký hiệu bằng chữ nổi, âm thanh và bản đồ nổi làm cho những công trình kiến trúc Phật giáo nổi tiếng bao gồm bảo tháp Sanchi trở nên sống động cho người khiếm thị. Người khiếm thị được quyền chạm vào những tháp hùng vĩ từ mọi hướng.

Bihari Ota, Tổng giám đốc khảo cổ của Ấn Độ nói: “Đây là vùng khảo cổ đầu tiên của quốc gia, nơi mà chúng tôi hướng dẫn người khiếm thị từ cổng đi vào vùng kiến trúc vĩ đại. Chúng tôi cho phép họ được sờ vào và cảm nhận những kiến trúc vĩ đại này.”

ẤN ĐỘ DỰ KIẾN NHỜ PHẬT GIÁO TĂNG CƯỜNG SỰ SUY GIẢM VỀ DU LỊCH CỦA TRUNG QUỐC

Tại Bắc Kinh, Trung Quốc – Chính phủ Ấn Độ đã quảng cáo một chương trình du lịch nhắm vào những quốc gia Phật giáo phát triển nhanh nhất với dịch vụ viếng thăm Ấn Độ và tạo lại đức tin.

Ấn Độ đã giới thiệu “Chuyến xe lửa vòng quanh các Phật tích” cho cư dân Trung Quốc nhằm thu hút số lượng du khách Trung Quốc đến Ấn Độ. Mỗi năm số lượng du khách của Trung Quốc lên đến 47 triệu. Mỗi năm du khách Trung Quốc đã chi tiêu khoảng 40 tỷ cho việc du lịch nước ngoài nhưng chỉ có khoảng 102 ngàn đến thăm Ấn Độ, tức khoảng 0.21% dựa theo thống kê năm 2009. Trong khi đó Việt Nam, Đại Hàn và Nhật Bản đã thu hút hơn 10 lần du khách đến với Ấn Độ.

Dịch vụ du lịch “Chuyến xe lửa vòng quanh các Phật tích” đưa du khách đến nhiều nơi có liên quan đến cuộc đời đức Phật trong vòng 1 tuần bắt đầu từ Tân Đề Li và sẽ dừng lại nhiều địa điểm như Bồ Đề Đạo Tràng, Varanasi, Nalanda, Kushinagar và Lumbini tại Nepal, nơi đức Phật đản sanh.

Tại Bắc Kinh, ông Tandon nói: “Do sự thành công của các tuyến xe lửa chú trọng vào các địa điểm hành hương, công ty đường sắt Ấn Độ sẽ khai trương tuyến đường đặc biệt khác tháng tới, xuất phát tại Chandigarh, nhắm vào những ngôi đền quan trọng của đạo Sikh tại Ấn Độ.” Ngoài ra, ông còn hứa hẹn trong dịp quảng cáo những chuyến du lịch tại Ấn Độ “Đây là những chuyến hành hương an toàn và máy điều hòa không khí cho mỗi toa nhằm đánh tan sự lo ngại lớn nhất của du khách đến thăm Ấn Độ là an ninh và thời tiết nóng bức.”

NGUY CƠ SỤP ĐỔ TẠI CÁC NGÔI CHÙA CỔ THÁI LAN DO LŨ LỤT

Các di tích chùa cổ tại Ayutthaya Thái Lan có hiểm họa bị sụp đổ vì những cơn mưa và lũ lụt bất thường trong tháng 7 vừa qua. Ayutthaya cách Bangkok khoảng 80km về hướng Bắc đã bị ảnh hưởng nặng nề trong mùa nước lụt. Khu vực này đã bị chìm trong biển nước.

Ayutthaya là khu du lịch đồng thời cũng là khu di sản thế giới UNESCO và được thành lập khoảng năm 1350 trong kinh đô Xiêm Rệp cũ vào thời cao điểm đã có đến 3 cung điện và hơn 400 ngôi chùa. Trải qua 4 thế kỷ, thủ đô của vương quốc này đã bị rơi vào sự xâm lăng của Miến Điện vào năm 1767. Phần lớn Ayutthaya đã bị hư hại và một số di tích đã được trùng tu lại sau này.

Chaiyanand, giám đốc của công viên lịch sử đã cho biết những kiến trúc này bị thiệt hại nặng nề do bão lụt vì các kiến trúc không được thiết kế để tải một lượng nước như vậy nên sức thiệt hại được ước tính lên đến 650 triệu bát (hơn 20 triệu đô la) để phục hồi.

Ông Chaiyanand chỉ một đường nứt thẳng gần 2m trên kiến trúc bằng gạch tại chùa Phra Ram. Dân chúng địa phương đã nhất tâm góp sức để khôi phục nét đẹp rực rỡ trước đây của nó.

NHÀ SƯ TRÊN CHIẾC PHẢN LỰC CƠ RIÊNG

Người đàn ông tên là Ananda Krishnan và nhà sư trẻ là người con trai độc nhất của ông đã đáp chiếc máy bay riêng đến Paro của nước Bhutan để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 70 của ông. Vài năm trước ông đã mất đứa con trai này và ông đã bắt đầu đi tìm con. Cuộc tìm kiếm đã dừng lại tại ngôi chùa miền Bắc Thái Lan. Ông sững sờ khi nhìn thấy con mình trong chiếc y vàng với bình bát trong tay và ông đã đến để mời con mình một buổi ăn. Nhà sư đáp: “Con xin lỗi, con không thể nhận lời mời của cha được. Con phải làm giống như các bạn đồng tu của con, con phải đi khất thực mà ăn.” Đến nay nhà sư này vẫn sống tại một tu viện trong rừng Thái Lan và giống như tất cả những vị sư khác trong tu viện bằng sự lệ thuộc vào sự bố thí của mọi người để được sinh sống. Câu nói của ông Ananda Krishnan đã trở thành một đề tài “Với tất cả tài sản của tôi, tôi vẫn không đủ khả năng để nuôi chính đứa con tôi.” Vậy họ là ai?

Ông Krishnan là người giàu thứ nhì tại Mã Lai. Theo báo Forbes, tài sản ông trị giá 7.6 tỷ đô la. Ông là người Mã Lai gốc Tamil của Tích Lan. Tuy ông rất giàu có nhưng ông sống rất khiêm tốn bởi vì gia đình ông là Phật tử.

Sự việc này đã chứng minh rằng sự thỏa mãn của con người và sự bình an của nội tâm cần phải vượt qua sự thử thách về vật chất, tinh thần và tình cảm. Nhà sư, con trai của ông Krishnan đã cho thấy sự xả ly cao quý hơn cả tài sản trong cuộc sống của chúng ta.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)