Tục hái lộc đầu Xuân: Đôi điều suy nghĩ

Đã đọc: 7026           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

Tết cổ truyền của dân tộc ta có những phong tục độc đáo như: Tục xông đất đầu năm; đi chúc tết họ hàng, bạn bè, làng xóm, du Xuân xin chữ…đặc biệt là tục hái lộc Xuân với hy vọng năm tới có nhiều tài, lộc đến với gia đình mình. Lộc ở đây là những cành lá, cành cây tươi tốt, xanh non được hái vào thời điểm sớm nhất của năm mới.

Hái lộc Xuân là nét văn hóa đẹp của người Việt Nam, trong thời khắc giao hòa giữa đất trời thì việc hái lộc về nhà là điều mà nhiều người rất thích, đó là quan niệm mong muốn mang về những điều tốt đẹp với ý nghĩa ''Tống cố, nghinh tân”, xua đi những điều không may mắn trong năm cũ, mong những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới… Vì thế đầu Xuân năm mới mọi người thường đến những nơi linh thiêng như đình, chùa, đền hay những nơi thanh tao để hái lộc Xuân. Vì thế, trong mỗi dịp Tết đến Xuân về, mọi người đều đi lễ chùa và hái lộc Xuân mang về để ở những nơi trang trọng nhất là bàn thờ.

Nhận thức và quan niệm của một số người dân thì phong tục hái lộc Xuân bị hiểu sai, dẫn đến tình trạng nhiều người thi nhau hái theo kiểu ''Vặt chụi” rồi trèo lên cây hái những cành lộc thật to lớn, quan niệm hái được cành lộc càng to thì tài lộc đến càng nhiều…Vì vậy, những cây xanh tốt trong chốn thâm nghiêm đình, chùa đặc biệt là ở những thành phố lớn, chỉ sau đêm giao thừa, cây cối đã trở nên xơ xác, tàn trụi và gẫy nát, thật không hay chút nào! Nhiều nơi để hạn chế người dân đi hái lộc, chính quyền phải huy động lực lượng an ninh đứng tại khu vực có cây xanh để tuyên truyền khách du Xuân không nên hái lộc một cách bừa bãi.

Ở Lạng Giang, Bắc Giang là nơi có cây Dã hương cổ thụ nổi tiếng là lớn nhất thế giới, với tuổi đời ngàn năm, nhân dân tôn vinh làm ''Cụ cây”, Nhà nước xếp hạng… những năm trước cũng không tránh khỏi bị những khách du Xuân bẻ trụi cành. Ông Nguyễn Văn Đề là người trông coi khu di tích đình Viễn Sơn và cây Dã hương ngàn năm tuổi này xót xa nói với chúng tôi: Giao thừa năm nào ông cũng phải thức để ngăn không cho mọi người bẻ cành lá loài cây quý hiếm vào bậc nhất thế giới này.

Giữa mùa Xuân, trong không khí náo nức, rộn ràng của đất trời và lòng người, vạn vật, hoa cỏ đang khoe sắc, đua hương, mọi người đều mong muốn cầu chúc cho nhau năm mới với nhiều niềm vui, may mắn và tài lộc. Vì vậy, chúng ta nên để cho những cành lộc non được nảy chồi, vươn mình trong tiết trời mùa Xuân.

Lúc sinh thời Bác Hồ từng nói:''Mùa Xuân là Tết trồng cây/ làm cho đất nước càng ngày càng Xuân”. Học theo lời Bác chúng ta cần thay đổi lại cách hái lộc Xuân như hiện nay, thay vào đó hãy trồng thật nhiều cây xanh hơn nữa, như vậy mùa Xuân càng trở nên ý nghĩa và vui tươi. Không biết những cành lộc có mang lại nhiều tài lộc, nhiều may mắn cho gia chủ không? Những việc làm thiếu ý thức của con người đã làm hủy hoại chính môi trường sống, cảnh quan và không gian sống xung quanh chúng ta. Hái lộc là phong tục ngàn đời của dân tộc ta, là nét văn hóa truyền thống không dễ gì bỏ được nhưng chúng ta cần thay đổi cách hiểu, cách làm và những quan niệm sai lệch về việc hái lộc đầu năm mới, có như vậy niềm vui sẽ càng thêm trọn vẹn hơn trong mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (1 đã gửi)

avatar
Chinhtamhoangyen 02/02/2012 15:25:33
Tôi còn nhớ ngày còn nhỏ theo bố đi hái lộc xuân đêm giao thừa và nhất là gánh nước Tiên về nhà lúc còn rất khuya. Mọi nhà hãy còn ngủ say. Gần đến những ngày cận tết, năm nào bố cũng dở sách ra xem năm ấy là hướng Đông-Tây hay Nam-Bắc. Rồi chia bốn thế tam hợp tuổi ra các phương như: Tỵ-Dậu-Sửu đi về phương đông, chỉ cần hái một cành rất bé, trên một cây bất kỳ mà mình gặp ngay giây phút đầu tiên, chính đó mới thật sự lộc đầu xuân đem đến cho một năm tràn lộc. Còn ai là người thuộc tuổi ở thế tam hợp: Hợi-Mão-Mùi thì đi về phương Tây và cũng làm như vậy. Những ai ở tuổi thuộc tam hợp Dần-Ngọ-Tuất thì đi về Phương Bắc. Còn Thân-Tí-Thìn phải đi về phương Nam. Đó mới thật sự Lộc của Bát Lục cửa:Cha-Mẹ-Trời-Đất-Phật-Tiên-Thánh-Thần ban phát cho con người làm ăn, buôn bán, học hành, thi cử đỗ đạt trong năm đó. Để thử xem lời nói của bố thực thi đến đâu. Một lần đi hái lộc tôi đi ngược chiều của mình xem sự thịnh vượng trong năm đó sảy ra như thế nào. Đúng là đen đuổi ngay từ ngày mồng năm tết. Thậm chí đến nhà bác ăn Giổ, chậm một chút-Tất nhiên trong lòng muốn thử một chút xem sao-Lúc đến nơi mọi người đã ăn uống no say ra về.Duy nhất mỗi mâm cổ của các cụ còn đang chén tạc chén thù ngất ngưỡng trên bàn tọa vẫn tiếng to tiếng nhỏ. Nhìn qua đã thấy có cụ mặt mày đỏ gay gắt. Giọng lè nhè mà vẫn bưng lên đặt xuống, tay run như gà bị cắt tiết.Kể từ đó đến nây. Mỗi khi đi hái lộc tết đến Xuân về không bao giờ tôi còn dám ngạo mạn với Trời đất giống câu thơ cụ Tú Xương nói: Lúc túng toan lên bán cả trời. Trời cười thằng bé nó hay chơi! Đến đây xin khuyên tất cả những ai muốn đi hái lộc đầu xuân hay tuân thủ theo Đinh Luật bất biến của Cha-Mẹ-Trời-Đất-Phật-Tiên-Thánh-Thần để đem về cho bản thân-nhất là các nhà Doanh Nghiệp một năm làm ăn đầy tài lộc.
tổng số: 1 | đang hiển thị: 1 - 1

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài viết trong Tạp chí Đạo Phật Ngày Nay số 6:
Các bài mới :
Các bài viết khác :