Tản mạn về tiếng Việt "hiện tượng đồng hoá âm thanh" (phần 3)- tẩm liệm hay tấn/tẫn/tẩn liệm?

Đã đọc: 1657           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Bài này là phần 3 trong loạt bài viết về hiện tượng đồng hóa âm thanh trong ngôn ngữ với tâm điểm là tiếng Việt. Phần 1 bàn về cách dùng ròng rọc < rọc rọc, phưng phức < phức phức, nơm nớp < nớp nớp, phấp phất/phất phới/phân phất < phất phất và khám bệnh < khán bệnh. Phần 2 bàn về cách dùng Huyền Trang < Huyền Tảng/Tráng, Tịnh Độ < Tịnh Thổ. Phần 3 chú trọng vào cách dùng tẩm liệm so với tấn/ tẫn/tẩn liệm. Các tương quan Hán Việt (HV) nêu ra trong bài không nhất thiết xác định nguồn gốc của các từ này (Việt cổ, Hán cổ). Các chữ viết tắt trong bài này là BK (Bắc Kinh), TVGT Thuyết Văn Giải Tự (khoảng năm 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), Tập Vận (TV/1037/1067), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), TTTH (Tứ Thanh Thiên Hải), Tự Vị Bổ (TViB/1666), KH (Khang Hi/1716), HNĐTĐ (Hán Ngữ Đại Tự Điển/1986), VBL (từ điển Việt Bồ La, Dictionarium Annamiticum-Lusitanum-Latinum, Alexandre de Rhodes/1651), L (La Tinh), ĐNQATV (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị/1895), NCT (Nguyễn Cung Thông). Chỉ số sau một âm tiết là chỉ thanh điệu, khác với số phụ chú ghi theo thứ tự trong bài. Vấn đề chính của bài viết này được ghi nhận trong mục "Sách Nhịp Sống Tin Mừng tháng 10-2018" của trang mạng Tổng Giáo Phận TP HCM (1/10/2018) - trích từ trang này http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20181001/44119

 

"Trên báo ‘Kiến Thức Ngày Nay’ số 996 ngày 10-4-2018 trang 15, tác giả Phanxipăng có bài tìm hiểu về các cụm từ ‘Tẩm, Tẫm, Tẩn hay Tẫn Liệm’.

Tác giả đã tra cứu 7 cuốn tự điển - từ cuốn  ‘Annam Latinh / Dictionarium Annamitico Latinum 1771-1772’  của Đức cha Bá Đa Lộc, cho tới cuốn từ điển ‘Từ và Ngữ Việt Nam’ của Nguyễn Lân (Nxb Tp.HCM, 2000, 2006). Tác giả thấy rằng:

- Cuốn từ điển của Nguyễn Lân chỉ có một mục từ liên quan là ‘Tẩm Liệm’.

- 6 cuốn từ điển còn lại cho chúng ta 2 mục từ liên quan là ‘Khâm Liệm’ và ‘Tẫn Liệm’. Không có các mục từ ‘Tẩm Liệm’, ‘Tẫm Liệm’ hoặc ‘Tẩn Liệm’ trong 6 cuốn này.

Còn theo Cha Huỳnh Trụ thì "Ai dùng cụm từ ‘Tẩn Liệm’ {thanh hỏi} là nhầm lẫn, nên cần điều chỉnh lại! Phải dùng cụm từ ‘Tẫn Liệm’ {thanh ngã} mới đúng.

Xưa nay chúng ta quen dùng cụm từ ‘Tẩm Liệm’, rồi sau đó lại dùng cụm từ ‘Tẩn Liệm’… Như vậy hẳn là vẫn chưa đúng!" (hết trích). Thật ra, khi tìm hiểu sâu xa hơn thì vấn đề không đơn giản như nhìn từ góc độ ngữ âm học lịch sử.

1. Phong tục cổ truyền của người Việt

Từ thời VBL (1651), LM de Rhodes đã quan sát phong tục làm đám tang (ma) ở VN qua các cách dùng để tang để tóc[2] (đàn ông không cắt tóc phía trước/trên đầu là để tang), thương khâm/hạ khâm (giấy[3] bao bên trên và dưới người chết trong hòm). Không thấy LM de Rhodes ghi cách nói tẩm liệm hay tẩn liệm. Cần phân biệt vài danh từ liên hệ đến bài này là khâm liệm (lễ nhập quan), đại liệm (thi thể được bọc bằng bẩy lần lụa hay vải), tiểu liệm[4] (thi thể được bọc bằng ba lần lụa hay vải). Mỗi tôn giáo và hoàn cảnh xã hội/địa phương đều có những tục lệ khác nhau về phương cách tẩn liệm/ma chay, tuy nhiên các đề tài này không nằm trong phạm vi bài viết này. Hai cách dùng tẩn liệm tẫn liệm cũng có thể xuất hiện trong cùng một bài viết về lễ tẩn liêm theo đạo Cao Đài - tỉ số tẫn liệm/tẩn liêm trong bài viết này là 1/7, xem thêm mục tấn ở phần 2.1 bên dưới; td. như "Kinh Tẩn Liệm ... Nội dung bài Kinh Tẫn Liệm nhằm nhắc nhở cho Chơn hồn" trích trang https://www.daotam.info/booksv/QuachVanHoa/ChuGiaiKinhTanDo/ChuGiaiKinhTanDo-V.htm. Ngoài ra, theo LM Stêphanô Huỳnh Trụ (4/9/2015) thì khi tra trên mạng cách dùng tẩm liệm so với tẫn liệm, tỉ số là 1500/600 hay 2.5. Sau hơn hai năm (2/2018), người viết/NCT tra trên mạng qua google search[5] thì thấy tỉ số dùng tẩm liệm/tẫn tẫn liệm là 56100/25400 hay khoảng 2.2, hay khoảng hơn 200%, phù hợp với tỉ số vào thời điểm trước (đăng vào 9/2015).

2. Các cách đọc và nghĩa của tẩm liệm và tấn/tẫn/tẩn liệm

2.1 Tấn/tẫn/tẩn

Chữ tấn/tẫn 殯 (thanh mẫu bang 幫 vận mẫu chân 眞 khứ thanh, khai khẩu tam đẳng) có các cách đọc theo phiên thiết: 必刃切,音儐 tất nhận thiết, âm tấn (TVGT, ĐV, QV, TV, VH, CV) - để ý QV ghi (giải thích) tấn[6] là tấn liễm/liệm 殯殮. Cách dùng tấn (tẫn) liệm (liễm) đã từng hiện diện trước thời QV như trong Hậu Hán Thư (năm 445) và Ngọc Thiên (năm 543):

後漢書.卷六十三.杜喬傳:「成禮殯殮,送喬喪還家,葬送行服,隱匿不仕。

Hậu Hán Thư. quyển lục thập tam. Đỗ Kiều truyện:「 thành lễ tấn liễm, tống Kiều tang hoàn gia, táng tống hành phục, ẩn nặc bất sĩ。

必刃反 tất nhận phản (LKTG), 必仞切 tất nhận thiết (TV, LT), 俾刃切 tỉ nhận thiết (NT, TTTH), 卑刃乀 ti nhận phật (TNTTĐTA 精嚴新集大藏音)

TNAV ghi vận bộ 真文 chân văn (khứ thanh)

CV ghi cùng vần/khứ thanh 儐 擯 賓 鬢 殯 (tấn thấn/tân)

必愼切,音鬢 tất thận thiết, âm tấn (TVi, CTT) ...v.v... Giọng BK bây giờ là bìn so với giọng Quảng Đông ban và các giọng Mân Nam客家话:[客英字典] bin5 [台湾四县腔] bin5 [东莞腔] bin1 [沙头角腔] bin5 [梅县腔] bin5 [宝安腔] bin5 [客语拼音字汇] bin4 [陆丰腔] bin5 [海陆丰腔] bin5, giọng Mân Nam/Đài Loan pin3, tiếng Nhật hin và tiếng Hàn pin.

玉篇.歹部: 殮,殯殮也。入棺也

Ngọc Thiên, đãi bộ: liễm/liệm, tấn liễm dã - nhập quan dã (xem hình chụp bên dưới). Điều này cho thấy là tấn liệm (> tẩm liệm) đã xuất hiện cách đây ít nhất 15 thế kỉ với nét nghĩa là bỏ vào quan tài (nhập quan/NT).

Ngọc Thiên

 

Có thể tấn[7] thường dùng chung với liệm thành ra đã điều hòa lại thanh điệu để có cùng âm vực cao như liệm (cùng âm điệu trắc) thành ra âm tẫn, hay cùng âm vực thấp để cho ra dạng tẩn. Các học giả Thiều Chửu (Hán Việt Tự Điển, 1942) và Đào Duy Anh (Hán Việt Từ ĐiểN, 1932) cũng như còn ghi một cách đọc khác của tấn là thấn.

Trong cuốn "Sấm Truyền Ca (Genesia)" có ghi cách dùng tẩn liệm:

Ướp xông đủ bốn mươi ngày

Rồi thì tẩn liệm quan tài mộc hương  (trang 159)

Sau đó thì ĐNQATV (Đàng Trong/1895, lẫn lộn thanh ngã và hỏi) ghi tẩn liệm hai lần, không thấy các dạng tẫn liệm, tẩm liệm. Tự điển Génibrel (1898, SaiGon) ghi tấn tán so với cách dùng tẩn liệm trong tiếng Việt hiện nay.

 

Génibrel trang 736

 

2.2 Tẩm

Chữ tẩm 浸 (thanh mẫu thanh 清 hay tinh 精, vận mẫu xâm 侵 bình/khứ thanh, khai khẩu tam đẳng) có các cách đọc theo phiên thiết: 子鴆切,音祲 tử trậm thiết, âm tẩm (TVGT, ĐV, QV, TV, LT, VH, CV, TTTH, LTCN 六書正

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập