Những đợt sóng giao lưu ngôn ngữ Việt-Trung qua con đường tôn giáo - vài vết tích sau thời nhà Nguyên trong từ điển Việt Bồ La(phần 1.3)

Đã đọc: 2677           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Loạt bài viết "A Mi Đà Phật hay A Di Đà Phật?" và "Những đợt sóng giao lưu ngôn ngữ Việt-Trung" hi vọng đóng góp phần nào về cách đọc Hán Việt nói riêng, và quá trình hình thành tiếng Việt nói chung. Ngoài ra, ta nên phải cẩn thận khi nghĩ rằng tiếng Việt đã tiến hóa hoàn toàn độc lập từ thời lấy lại chủ quyền đất nước từ thế kỷ X về sau.

Những đợt sóng giao lưu ngôn ngữ Việt-Trung qua con đường tôn giáo - vài vết tích sau thời nhà Nguyên trong từ điển Việt Bồ La(phần 1.3)

Nguyễn Cung Thông

nguyencungthong@yahoo.com

Các bài 1.1 và 1.2 ghi nhận vài dữ kiện ngôn ngữ cho thấy vết tích của âm đọc chữ Hán sau thời nhà Nguyên (1271-1368) như Phạn (so với Phạm), Phổ Kiến (so với Phúc Kiến). Phần này (đánh số 1.3) ghi thêm vài cách đọc như “nghiện” (so với nghiệm trong linh nghiệm) và thành ngữ "Thượng hòa hạ mục/mộc" cho thấy giai đoạn nhập vào tiếng Việt sớm nhất là sau thời nhà Nguyên. Các tài liệu viết tắt là TVGT (Thuyết Văn Giải Tự - khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), Tập Vận (TV/1037/1067), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), Tự Vị Bổ (TViB/1666), KH (Khang Hi/1716), HNĐTĐ (Hán Ngữ Đại Tự Điển/1986), Thiết Vận (ThV/601), Vận Kinh (VK/1161), VBL (Dictionarium Annamiticum-Lusitanum-Latinum, Alexandre de Rhodes, 1651), VNTĐ (Việt Nam Tự Điển/1931/1954), HV (Hán Việt), Bắc Kinh (BK). Dấu hoa thị (*) chỉ dạng âm cổ phục nguyên (reconstructed sound).

Loạt bài viết "A Mi Đà Phật hay A Di Đà Phật?" và "Những đợt sóng giao lưu ngôn ngữ Việt-Trung" hi vọng đóng góp phần nào về cách đọc Hán Việt nói riêng, và quá trình hình thành tiếng Việt nói chung. Ngoài ra, ta nên phải cẩn thận khi nghĩ rằng tiếng Việt đã tiến hóa hoàn toàn độc lập từ thời lấy lại chủ quyền đất nước từ thế kỷ X về sau.

 

1.  Các cách đọc chữ nghiệm

Xem lại cách đọc chữ nghiệm trong linh nghiệm 靈驗, một cụm từ Hán xuất hiện vào thời Tấn như trong tác phẩm Thiên Thai San Phú 天臺山賦 của học giả Tôn Xước 孫綽 (314-371), và trong Sơ Khắc Phách Án Kinh kì 初刻拍案驚奇 (thời Minh Mạt)...v.v...  Chữ nghiệm 驗 (thanh mẫu nghi 疑 vận mẫu diêm/diễm 鹽 khứ thanh, khai khẩu tam đẳng) có các cách đọc theo phiên thiết

 

魚窆切,黏去聲 ngư biếm thiết, niêm khứ thanh (TVGT, ĐV, QV, TV, LT, VH)

魚欠切 ngư khiếm thiết (CV, CTT)

牛窆切 ngưu biếm thiết (NT, TTTH)

魚欠切, 黏去聲 ngư khiếm thiết, niêm khứ thanh (TVi)

...v.v...

 

Giọng BK bây giờ là yàn so với giọng Quảng Đông jim6 và các giọng Mân Nam 客家话:[海陆丰腔] ngiam6 [宝安腔] ngiam3 [沙头角腔] niam5 [客英字典] ngiam5 [客语拼音字汇] ngiam4 [梅县腔] ngiam5 [台湾四县腔] ngiam5, giọng Mân Nam/Đài Loan giam7, tiếng Nhật ken gen và tiếng Hàn hem. Một dạng âm cổ phục nguyên của nghiệm là *ŋjɛm. Dạng nghiệm trong tiếng Việt hiện đại và các giọng miền Nam TQ còn duy trì âm cổ hơn. Điểm đáng chú ý là trong VBL, các dạng nghiêm (an nghiêm) và nghiên (nghiên mực) đều đã có mặt, nhưng nghiệm lại được ghi là nghiện (trang 410). Điều này chứng tỏ âm đọc này là ảnh hưởng sau này của tiếng Hán sau thời nhà Nguyên (tiếp xúc hậu kỳ) , khi Trung Nguyên Âm Vận (1324) ghi nhận các phụ âm cuối -m, -n lẫn lộn với nhau.

 

 

VBL (1651)

 Kiểm lại các vần ghi trong phiên thiết bên trên: ta thấy âm biếm 窆 giọng BK bây giờ là biǎn, khiếm 欠 giọng BK bây giờ là qiàn - còn các vần khác như diễm 豔 cũng đọc là yàn (BK bây giờ), liêm 廉 đọc là lián (BK bây giờ) và tiêm 纖 đọc là xiān, jiān (BK bây giờ). Để ý rằng vào thời TNAV (1324), vần nghiệm tương ứng với các vần tiêm liêm 廉纖, tiếng Việt tuy nhập vào dạng nghiện (lênh nghiện thời VBL) nhưng sau này lại trở về dạng cổ hơn là nghiệm. Dạng Phạn (so với Phạm) vẫn còn duy trì cho đến ngày nay.

Cách đọc lênh nghiện cho thấy ảnh hưởng của giọng BK trong tiếng Việt thời VBL, so với các giọng miền Nam TQ đều có dạng -m (phụ âm cuối) cũng như dạng nghiệm HV.

Từ thời Béhaine/Taberd (1772/1838) về sau, nghiệm lại được dùng cho đến ngày nay. Quán tính của âm Hán Việt thời trước đó (Hán và Đường Tống), cộng hưởng với các giọng Nam TQ (qua các đợt giao lưu liên tục cho đến nay - như thời kỳ Minh Hương chẳng hạn), đã không cho dạng nghiện trở thành thông dụng so với dạng nghiệm.

 

2. Thành ngữ "Thượng hòa hạ mục/mộc"

 

2.1  Thành ngữ bốn chữ này chỉ xuất hiện vào thời trung đại trong kịch hay tiểu thuyết TQ, dựa theo văn bản thì vào thời Nguyên (1271-1368) nhà soạn kịch Nhạc Bá Xuyên 岳伯川 đã từng dùng thành ngữ này trong Thiết Quải Lí 鐵拐李, hay sau đó trong Hồng Lâu Mộng 紅樓夢 thời nhà Thanh (1636-1912), và trong Sơ Khắc Phách Án Kinh kì 初刻拍案驚奇 (thời Minh Mạt). Thứ tự chữ của "Thượng hòa hạ mục" có thể thay đổi như trở thành "Thượng hạ hòa mục" 上下和睦. Để ý VBL (1651) ghi nhận thành ngữ bốn chữ1 này hai lần so với Béhaine (1772-1773) ghi lại ba lần! Mục 睦 có nghĩa hòa thuận, thân thiết rất ít gặp trong tiếng Việt so với các chữ mục HV khác (đồng âm dị nghĩa) như mục (mắt), mục (chăn nuôi) ... Đôi khi ta thấy dùng thành ngữ2 bất hiếu bất mục mà thôi ...

 

VBL – trang 328

VBL – trang 329

 

VBL – trang 306

 

2.2 Các cách đọc chữ mục

Chữ mục 睦 (thanh mẫu minh 明 vận mẫu ốc 屋 nhập thanh, khai khẩu tam đẳng) có các cách đọc theo phiên thiết

 

莫卜切 mạc bốc thiết (TVGT, CV, TVi, CTT) - TVi/CTT ghi thêm âm mộc 音木

莫六切,音牧 mạc lục thiết, âm mục (TVGT, NT, QV, TV, LT, VH, TTTH)

莫筆切,音密 mạc bút thiết, âm mật (TVi, KH)

音目 âm mục (LKTG)

...v.v...

 

 

Giọng BK bây giờ là mù so với giọng Quảng Đông muk6 và các giọng Mân Nam 客家话:[海陆丰腔] muk8 [客英字典] muk8 [台湾四县腔] muk8 [宝安腔] muk8 [陆丰腔] muk8 [梅县腔] muk8 [客语拼音字汇] mug6, giọng Mân Nam/Đài Loan bok6, tiếng Nhật boku moku và tiếng Hàn mok. Một dạng âm cổ phục nguyên của mục là *miuk.

VBL đã ghi nhận chính xác hai cách đọc mục và mộc, từ thời TVGT đến thời TVi (1615) nhưng không thấy tiếng Việt dùng dạng mật theo TVi và  KH (1716).

Tóm lại, các dữ kiện ngôn ngữ ghi nhận trong VBL (1651) như nghiện (lênh nghiện ~ linh nghiệm), thượng hòa hạ mục/mộc cũng như các dạng Phổ Kiến (~ Phúc Kiến), phạn (~ phạm) cho thấy vết tích giao lưu Việt-Trung sau thời kỳ giành lại độc lập của nước nhà. Đây là những dữ kiện đáng suy nghĩ về quá trình hình thành âm Hán Việt và tiếng Việt nói chung.

 

3. Phụ chú và phê bình thêm

Phần này không hoàn toàn theo cách ghi tài liệu (Bibliography) tham khảo APA hay MLA vì bao gồm các phê bình thêm về đề tài, tài liệu và tác giả để người đọc có thể tra cứu thêm chi tiết và chính xác. Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là cuốn từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La) in lại bởi NXB Khoa Học Xã Hội (1991); có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false

Để cho liên tục, bạn đọc có thể xem bài "Những đợt sóng giao lưu ngôn ngữ Việt-Trung qua con đường Phật giáo - âm Hán Việt phạm hay phạn? (phần 1.1)" trang này chẳng hạn http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=21418 hay http://www.daophatngaynay.com/vn/files/file-nen/nhungdotsong_524971468.pdf  …v.v…

Một tài liệu tra cứu quan trọng khác là "Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt" của cố GS Nguyễn Tài Cẩn (NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội - lần in năm 2004), đặc biệt là chương thứ ba viết về khả năng giao lưu Việt-Trung sau khi Việt Nam đã giành được độc lập.

 

1)  Có nhiều thành ngữ dùng hai từ thượng và hạ từ lâu đời như “Thượng hành hạ hiệu” (người trên làm, người dưới bắt chước) chỉ thấy ghi từ thời Taberd (1838):

 

既忠既孝,上行下效

Kí trung kí hiếu, thượng hành hạ hiệu

Trích từ 'Hoa Suất Hứa Quốc Công Đức Chánh Bi' 华帅许国公德政碑, tác giả là 司空图  Tì Không Đồ (837-908)

 

 

少長有禮,上下鹹和

Thiểu trường hữu lễ, thượng hạ hàm hòa

Trích từ 'Sách Nguỵ Công Cửu Tích Văn’  冊魏公九錫文, tác giả là Phan Úc 潘勗 (?-215)

 

 

Thượng thổ hạ tả

Thượng thật hạ hư

Thượng lâu hạ thấp

Thượng tình hạ đạt

Thượng hảo hạ thậm

Thượng siểm hạ độc

Thượng thoán hạ khiêu

Thượng lục hạ bát

...v.v...

Một số thành ngữ đã trở nên phổ thông (dân gian hóa) như thượng vàng hạ cám ...

 

2)  Bất hiếu bất mục 不孝,不睦 có thể là cách nói vắn tắt từ điều 7 và điều 8 (hàm ý ngỗ nghịch, không có đạo đức) trong Thập Ác (10 điều ác) - hay là 10 tội nặng theo pháp luật TQ cổ đại - điều thứ nhất là mưu phản 謀反 ...

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập