Quan điểm của một bạn Thiên Chúa Giáo khi đọc tập sách “Chúa và Phật là hai anh em”

Đã đọc: 14269           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Vấn đề then chốt mà thầy Nhất Hạnh chú tâm là nguyên tắc chánh niệm, một ý tưởng là chúng ta phải có chánh niệm trong tất cả mọi suy nghĩ và hành động của mình, từ việc làm sao chúng ta tiếp xúc với người khác cho tới việc chúng ta ăn uống và thở như thế nào. Thầy Nhất Hạnh đã nhìn vào truyền thống của mình và đưa ra nhiều bài giảng để khẳng định việc tỉnh thức, một con đường sống nhằm mang lại an lạc cho cá nhân, hiểu và thương. Đối với Thiên Chúa Giáo, thầy chỉ ra Thánh Thần là một con đường mà mỗi cá nhân có thể tìm kiếm chánh niệm, bình yên, hiểu và thương tương tụ mà thầy thấy trong truyền thống của Phật giáo. Đặc biệt, Ngài thấy Thánh Thần là con đường để chạm đến “Đức Chúa Trời” và thầy nói rằng “Nếu bạn chạm đến Thánh Thần, bạn chạm đến Đức Chúa Trời không phải là ở khái niệm mà là cuộc sống thực tế.” Quyển sách tuy ngắn nhưng rất đáng để đọc.

Những mùa hè qua, tôi thường có rất nhiều sách tôi tập hợp cả năm nhưng không có thời gian đọc hết. Vì thế tôi định là cuối mùa hè sẽ đọc hết tất cả nhưng điều này chưa bao giờ xảy ra. (Hiện nay tôi chỉ đọc được có hai quyển sách và 29 quyển sách còn lại vẫn còn trên bàn.” Một trong những quyển sách mà tôi vừa đọc xong là “Chúa và Phật là hai anh em” của nhà sư ThíchNhât Hạnh, một tu sĩ Phật giáo nổi tiếng khi so sánh giữa Phật giáo và Thiên Chúa Giáo.

            Trong khi tôi rất quan tâm đến việc so sánh giữa các triết lý thần học, tôi thường thấy đa phần là so sánh giữa Hồi Giáo hay Do Thái Giáo với Thiên Chúa Giáo. Trước khi đọc quyển sách “Chúa và Phật là hai anh em” này, tôi không đọc nhiều về mối quan hệ giữa Phật giáo và Thiên Chúa Giáo vì tôi nghĩ rằng nó rất khác nhau. Tuy nhiên, thầy Thích Nhất Hạnh đã chứng minh cho tôi thấy mình đã sai.

            Vấn đề then chốt mà thầy Nhất Hạnh chú tâm là nguyên tắc chánh niệm, một ý tưởng là chúng ta phải có chánh niệm trong tất cả mọi suy nghĩ và hành động của mình, từ việc làm sao chúng ta tiếp xúc với người khác cho tới việc chúng ta ăn uống và thở như thế nào. Thầy Nhất Hạnh đã nhìn vào truyền thống của mình và đưa ra nhiều bài giảng để khẳng định việc tỉnh thức, một con đường sống nhằm mang lại an lạc cho cá nhân, hiểu và thương. Đối với Thiên Chúa Giáo, thầy chỉ ra Thánh Thần là một con đường mà mỗi cá nhân có thể tìm kiếm chánh niệm, bình yên, hiểu và thương tương tụ mà thầy thấy trong truyền thống của Phật giáo. Đặc biệt, Ngài thấy Thánh Thần là con đường để chạm đến “Đức Chúa Trời” và thầy nói rằng “Nếu bạn chạm đến Thánh Thần, bạn chạm đến Đức Chúa Trời không phải là ở khái niệm mà là cuộc sống thực tế.” Quyển sách tuy ngắn nhưng rất đáng để đọc.

            Trớ trêu thay, sau hai ngày đọc xong quyển sách, tôi cùng đại chúng cửa hành lễ ba ngôi Thiên Chúa vào một ngày chủ nhật đặc biệt tại một ngôi nhà thờ Thiên Chúa Giáo chú tâm vào ba ngôi.  Tôi chết lặng khi thấy sự kết nối trong đại chúng với quyển sách của thầy Nhất Hạnh.

            Với người Thiên Chúa Giáo, ba ngôi là trung tâm cuộc sống của nhà thờ, bằng chứng là và vai trò trọng tâm trong việc rửa tội khi mà một người được mang đến nhà thờ “nhân danh cha, con và thánh thần.” Là một người Thiên Chúa Giáo, tôi có thể thấy mối quan hệ giữa ba ngôi thông qua thánh thần, thông qua chánh niệm như lời thầy Nhất Hạnh nói. Trong mối quan hệ này, tôi thấy bản chất của ba ngôi Thiên Chúa, một mối quan hệ không phải dựa trên hệ thống phân cấp mà dựa trên sự bình đẳng và tình yêu.

            Một lần được mang đến đây, tình yêu và hiểu biết mà tôi trải qua và nhận được phải được mang tặng cho những người xung quanh mình. Thầy Nhất Hạnh đã chỉ ra điều này bằng cách đưa ra những ví dụ về một nhà sư tu tập chánh niệm hàng ngày trong một cốc ở tu viện nhưng cũng phải ra ngoài đi khắp thế giới và là một phần của công chúng thông qua những hoạt động dấn thân vì cộng đồng. Bằng mối liên hệ với ba ngôi Thiên Chúa, chúng ta cũng được gọi là cộng đồng.

 

            Chúng ta được kêu gọi là phải mở rộng ra với gia đình, bạn bè, người lạ và tất cả những ai khác niềm tin với mình. Chúng ta được kêu gọi là phải bắt chước tính chất cộng đồng của ba Ngôi Thiên Chúa tu tập trong đời sống hàng ngày. Khi chúng ta làm được điều này, khi chúng ta sống trong cộng đồng với những người xunh quanh mình, chúng ta sẽ có mối quan hệ toàn vẹn với Ba Ngôi Thiên Chúa.

            Tôi cũng khuyên mọi người hãy đọc quyển sách này của thầy Nhất Hạnh và mang những lời khuyên của Ngài để sống có chánh niệm hơn. Bằng cách làm được như vậy không chỉ giúp chúng ta có những mối quan hệ tốt đẹp hơn với niềm tin tôn giáo của mình mà còn giúp tạo ra một cồng đồng hiểu và thương giữa cá niềm tin tôn giáo khác nhau.

Ngọc Hằng dịch

Theo Stltoday.com

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (8 đã gửi)

avatar
GS001 02/07/2011 12:47:00
Nếu tôi được phép phát biểu một lời phê bình thẳng thắn về tư tưởng "PHẬT và CHÚA là ANH EM" của thầy NHẤT HẠNH thì tôi phải nói rằng đó là một tư tưởng "THIẾU TRÍ TUỆ".

1) Nếu là anh em với CHÚA JESUS thì không lẽ ĐỨC PHẬT cũng có một CHÚA CHA như CHÚA JESUS?

2) Nếu là anh em với CHÚA TRỜI, THƯỢNG ĐẾ thì CHÚA TRỜI là độc tôn, làm gì có anh hoặc em

3) Nếu giữa PHẬT và CHÚA JESUS có liên hệ thì chỉ là liên hệ trong tình CHA CON mà thôi, chứ không thể là ANH EM được. Nhưng ai là CHA? ai là CON?

4) Trong các sách Phúc âm CHÚA JESUS luôn luôn ca ngợi về một đấng cha trọn lành của ngài. Như vậy nếu đặt CHÚA JESUS vào vị trí của một người CON, đối với một người cha như ngài diễn tả thì chẳng có gì là vô lý.

5) Trái lại qua kinh của PHẬT thì khi PHẬT đã tuyên xưng rằng "THIÊN THƯỢNG THIÊN HẠ DUY NGÃ ĐỘC TÔN", có nghĩa là ngài là đấng cao nhất trong cả chư thiên và nhân loại. Như vậy thì không thể có chuyện PHẬT còn là CON của một đấng nào khác nữa.

6) Nói tóm lại, nếu CHÚA và PHẬT là cùng một giòng giỏi, thì chỉ có chuyện PHẬT là CHA, và CHÚA JESUS là CON mà thôi. Ở đây CHÚA TRỜI tức THƯỢNG ĐẾ không thể được kể vào vì với Đạo PHẬT thì THƯỢNG ĐẾ là một TÀ KIẾN, không đúng với sự thật.

7) Tuy nhiên điều mà các tín đồ Kitô có thể phản bác là từ xưa tới nay họ đã được dạy rằng CHÚA JESUS là con của CHÚA TRỜI JEHOVAH của DO THÁI GIÁO, đấng thượng đế tạo ra muôn loài vạn vật. Như vậy làm sao họ có thể chấp nhận PHẬT là cha của CHÚA JESUS được?

-- Xin thưa rằng lý thuyết CHÚA TRỜI JEHOVAH là cha của CHÚA JESUS là một lý thuyết không đáng tin cậy. Thứ nhất là do ông ST. PAUL suy diễn ra. Nhưng ông ta là một tín đồ của DO THÁI GIÁO muốn chạy tội giết CHÚA JESUS cho đạo ông ta. Ông ta không phải là một tông đồ của CHÚA JESUS. Ông ta còn là một kẻ thù của đạo CHÚA JESUS, đã đi lùng giết các tín đồ của Chúa sau khi CHÚA JESUS bị đóng đinh bởi đạo DO THÁI GIÁO.

Hơn nữa qua những câu Phúc Âm sau đây, thì chính CHÚA JESUS đã hàm ý phủ nhận JEHOVAH là cha của ngài:

MATTHEW 5:

38 Các ngươi có nghe lời (JEHOVAH) phán rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng.
39 Song ta bảo các ngươi, đừng chống cự kẻ dữ. Trái lại, nếu ai vả má bên hữu ngươi, hãy đưa má bên kia cho họ luôn;
40 nếu ai muốn kiện ngươi đặng lột cái áo vắn, hãy để họ lấy luôn cái áo dài nữa;
41 nếu ai muốn bắt ngươi đi một dặm đường, hãy đi hai dặm với họ.
42 Ai xin của ngươi hãy cho, ai muốn mượn của ngươi, thì đừng trớ.
43 Các ngươi có nghe lời (JEHOVAH) phán rằng: Hãy yêu người lân cận, và hãy ghét kẻ thù nghịch mình.
44 Song ta nói cùng các ngươi rằng: Hãy yêu kẻ thù nghịch, và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi,
45 hầu cho các ngươi được làm con của Cha các ngươi ở trên trời; bởi vì Ngài khiến mặt trời mọc lên soi kẻ dữ cùng kẻ lành, làm mưa cho kẻ công bình cùng kẻ độc ác.

Nếu JEHOVAH là cha của CHÚA JESUS thì làm gì có chuyện ngài dạy ngược lại 180 độ những gì JEHVOVAH đã phán. Thêm nữa, theo sự diễn tả của CHÚA JESUS qua câu 45 ở trên thì cha của ngài là một đấng trọn lành, thương kẻ dữ cũng như người lành, làm gì có chủ trương "mắt đền mắt", "răng đền răng" như JEHOVAH. Cho nên không thể có chuyện JEHOVAH là cha của CHÚA JESUS được.

Trong khi đó, qua cái nhìn của PHẬT thì "CÁC PHÁP DO DUYÊN SANH", người hiền, kẻ dữ, cũng chỉ như những giòng sông ĐỤC hay TRONG đều do DUYÊN gặp những đất đá trên giòng chảy đã đi qua. Với cách nhìn như thế thì kẻ dữ đáng ra phải được đáng thương và đáng cứu vớt hơn. Vì họ là những kẻ đã không được duyên may. Như vậy thì PHẬT đúng là đấng trọn lành yêu thương chúng sanh bình đẳng đúng như CHÚA JESUS đã diễn tả về cha của ngài.
Reply Tán thành Không tán thành
-4
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Minh Triết 03/07/2011 10:39:09
Ông "GIÁO SƯ 001" (GS001) này phê bình, phân tích dài dòng một hồi toàn là phân tích theo nghĩa đen của tựa đề quyển sách "Chúa và Phật là hai anh em" (chứ không phải "Phật và Chúa là anh em" như Ông đã nêu).
Tôi chưa được đọc quyển sách này nên có thể ý kiến của tôi là sai. Và chính vì thế tôi cũng không dám kết luận rằng Ông mang một tư tưởng "THIẾU TRÍ TUỆ" như Ông đã nói thầy Nhất Hạnh như thế.
Tôi không biết ông có phải là "Giáo sư" gì đó không mà ông dám nói thầy Nhất Hạnh là THIẾU TRÍ TUỆ. Tôi nghĩ chắc là ông cũng chỉ mới nghe qua tựa đề quyển sách thôi mà ông đã lên tiếng phê bình tác giả - là một vị thiền sư nổi tiếng trên thế giới rồi. Nếu thật sự thầy Nhất Hạnh có viết một quyển sách nói "Tất Đạt Đa - Phật Thích Ca" và "Chúa Giêsu" là hai anh em theo tư tưởng thiếu trí tuệ như Ông nói thì tôi nghĩ không đến lượt Ông phải phê bình, đánh giá đâu.
Reply Tán thành Không tán thành
-3
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
AMEN 10/07/2011 09:53:20
Phản biện thiếu dẫn chứng, chỉ suy luận theo cảm tính. Một vị thiền sư nổi tiếng thế giới không phải là một vị thánh và lời họ nói ra chưa chắc đã đúng. Tinh thần phản biện DỰA TRÊN LẬP LUẬN, BẰNG CHỨNG, KHÔNG DỰA TRÊN TUỔI TÁC, HỌC VỊ, CHỨC VỤ,DANH XƯNG...
avatar
hihi 08/07/2011 11:15:20
anh em gi cung duoc, nhung xin moi nguoi, moi ton giao deu ton trong ton giao khac.thi ok. dung co muu mo tim cach cai dao nguoi khac la duoc
avatar
Le Anh Tuan 09/09/2011 03:27:03
Ông giáo sư gì đó chưa hiểu về lịch sử của Thiên Chúa giáo và cũng không hiểu Phật giáo nốt.
Gợi ý :tìm sách của CharlieNguyễn để đọc về lịch sử Thiên Chúa, còn về Phật giáo sự hiểu biết của GS bằng 0.
avatar
ANTON 26/09/2011 23:14:42
Sau khi đọc xong bài viết trên và đọc các comment của các bạn, theo thiển nghĩ của mình, mình cũng xin góp một đôi lời để các bạn đọc và suy ngẫm.

Đầu tiên, như các bạn hiểu biết, các ngôn từ văn phong chỉ là phương tiện dùng để biểu lộ, truyền đạt ý của người viết, tuy nhiên do chỉ là phương tiện để biểu lộ, truyền đạt nên ý nghĩ sâu xa thì các văn tự, ngôn từ không thể diễn tả hết được, do vậy cái ta cần khi đọc bài viết là cần cẩm nhận ý nghĩa của thầy muốn truyền đạt. Theo thiển nghĩ của mình, thầy đã không chấp nhất, phân biệt tôn giáo, không tranh chấp hơn thua trong việc Đạo mà chỉ muốn người đọc dù theo bất kỳ tôn giáo nào cũng cần phải hiểu điều cần hướng tới, mục đích cầu và theo Đạo. Ở đây làm cho người đọc cảm nhận và phát huy cái tốt đẹp của Đạo để từ đó tâm sinh ra chánh kiến, chánh tư duy. Khi điều kiện cần chánh kiến, chánh tư duy đã nảy sinh trong tâm rồi thì điều kiện đủ là việc học và cầu Đạo sẽ dễ dàng và trôi chảy. Bên cạnh đó, do trên đã nói khi chúng ta đọc bài viết với cái tâm không phân biệt, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, thầy chỉ đã dùng những điểm tương đồng giữa hai giáo phái (Phật giáo và TCG) nhằm chỉ ra mục đích tối hậu là cảm nghiệm tu tập tâm thức của chính chúng ta, phải biết sống tỉnh giác trong thế gian này. Khi đó nếu bạn theo TCG bạn sẽ thấy Thượng đế/Thiên Chúa trước mặt chúng ta, nếu bạn theo Phật giáo bạn sẽ thấy Đức Phật hiện tiền ngay trước mặt chúng ta. Tóm lại, thầy đã sử dụng phương cách đơn giản nhất để hướng con người tới mục đích tối hậu là đem lại cái tâm an lạc cho chính mình, xây dựng một xã hội hòa bình, hạnh phúc. Chúng ta chưa có duyên với Đạo, không khoác áo thầy tu nên chúng ta chỉ cần nhiêu đó để đóng góp một phần cho việc xây dựng xã hội hòa bình an vui đồng thời cũng tích tũy thiện nghiệp để các kiếp kế tiếp có thể tu tập hoàn thành chánh quả vậy.

Đối với ngoại giáo (TCG), do giáo lý của họ không đủ nên việc khơi mở, xây dựng và đem lại cho họ chánh kiến, chánh tư duy là rất quan trọng vì nếu họ không có chánh kiến và chánh tư duy, họ có thể tu tập dựa trên nền tảng một đức tin thiếu hiểu biết, mù quáng. Bạn có nghĩ sẽ có hòa bình, an lạc cho tất cả mọi người dựa trên đức tin ấy không? Thêm vào đó, nếu họ được khơi mở chánh kiến, chánh tư duy bạn có nghĩ họ sẽ còn chấp nhận giáo lý mà họ đang theo không? Bạn không cần tranh luận, tự họ sẽ nhận ra vấn đề chính họ mắc phải? Như bạn nhận thấy, tại sao ngoại giáo lại đang lụn bại tại Phương tây mà chỉ tìm về Phương đông? Tại sao Phật giáo đang ngày càng mạnh mẽ tại Phương tây nhưng lại chưa thể phát huy mạnh mẽ hơn nữa tại phương đông? Bởi vì tri kiến con người một khi được mở, tự chính bản thân họ sẽ nhận thấy vấn đề và Chân Lý. Điều quan trọng là làm thế nào, dùng phương tiện gì để khai mở tri kiến con người mà thôi.

Đối với các bạn Phật tử, các bạn có thể trao dồi thêm nhiều giáo lý kinh sách Phật, xây dựng nền tảng giáo lý vững chắc nhằm giúp phần bẻ cong những giáo lý sai lệch. Bên cạnh đó, các bạn cũng nên dành thời giờ cho mình để tu tập nhằm khai sáng tuệ giác của mình để từ đó đóng góp một phần vào công việc xiển dương giáo pháp Phật vậy. Mình nhận thấy nhiều bạn khi tham dự diễn đàn chỉ biết trích dẫn các giáo lý kinh sách ngoại giáo, hay Phật giáo để tranh luận mà không bỏ công tu tập nên dẫn đến sự không phục của các bạn ngoại giáo, cản trở tiến trình hoằng dương Phật Pháp thêm. Nếu các bạn biết trình độ giáo lý của mình có hạn, mình chưa tu tập được gì thì thay vì đi tranh cãi mình tu tập nâng cao có tốt hơn không? làm vậy còn có thể lợi mình, ích người nữa. Chỉ khi mình có chánh kiến, chánh tư duy, nhìn sự vật với tâm không phân biệt, học được chữ "nhẫn", không bám chấp vào dục vọng, của cải, những gì của thế gian mà chỉ học những pháp xuất thế gian khi đó sự giảng giải, thuyết pháp không gặp trở ngại mình mới nên lên tiếng. Do các bạn chỉ là những Phật tử các bạn nên quan tâm, chỉ ra những điểm trì trệ để các thầy, các vị Hòa Thượng có thể khắc phục, truyền bá ngày càng nhiều giáo lý Phật, cách thức tu tập đến cho mọi người thì các bạn cũng xem như đã đóng góp một phần vào việc xây dựng Phật giáo.

Có những bài viết hay các bạn có thể đọc và góp ý chẳng hạn như: "Tại sao phải run sợ với việc cải đạo?", làm thế nào để xây dựng, truyền bá đạo Phật trong thời đại hiện nay?...

Mình cũng nhận thấy một số người chống và phản ứng với việc cải đạo, tại sao vậy? Ý nghĩa của việc cải đạo là gì? cải đạo là tốt hay xấu? nếu cho rằng xấu, làm thế nào có thể đưa người ngoại đạo theo Phật giáo? Nguyên nhân nào dẫn đến Phật giáo như một miếng mồi ngon cho việc dụ dỗ cải đạo của TCG, TL..? Biện pháp khắc phục là gì? Phát huy, truyền bá như thế nào là hiệu quả và tốt nhất? Đây mới là vấn đề chúng ta cần xem xét, đóng góp phần công sức của Phật tử chúng ta.
avatar
hura 07/12/2011 17:24:44
sao cữ cãi nhau về vấn đề của hai giáo phái mãi thế.... không sống chung hòa bình được hả mọi người.... dù là giáo phái nào, chúng ta cũng là người Việt Nam. Phải làm gì cho quê cha đất tổ chứ, làm gì có ít cho đồng bào, xã hội. chứ không phải lên diễn đàn để tranh cãi như thế này. xin dùng 4 chữ ":dĩ hòa vi quí"
avatar
Hoàng Lan 01/06/2012 10:22:22
Tôi nghĩ là mình chưa đủ kiến thức đẻ bàn cải thật nhiều vê vấn đề này.Tôi chỉ hiểu nông cạn theo quan điểm của mình với đè tài mà quý vị đang bàn đến ."Phật và Chúa là hai anh em". Theo tôi nghĩ ở đây chỉ là một thuật ngữ được dùng theo nghĩa bóng để nói rằng dù là con Phật hay con chiên của Chúa thì có thể ngòi lại với nhau trong tình cảm thân thiện,cùng trao đổi ,đàm luận một vấn đè nào đó để có thể hiểu nhau nhiều hơn với niềm tin đem lại hòa bình an lạc cho mọi người.Dù niềm tin Tôn giáo ,dù con đường đi đến phía trước có khác nhau chăng nữa thì trong bản năng làm người ai cũng muốn an vui cho mình và những người xung quanh chứ không nói đến sự quan hệ về tình thâm huyết thông bởi lẽ hoàn cảnh ra đời của Phật và Chúa hoàn toàn khác nhau.
tổng số: 7 | đang hiển thị: 1 - 7

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập