Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam - Phần III - CHƯƠNG HAI: Việc Tách Bắc Kỳ Ra Khỏi Trung Kỳ

Đã đọc: 9337           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Chúng ta đã thấy, trong các chương trước , ý kiến tách bắc kỳ ra khỏi Trung kỳ để thành lập một nước độc lập là ý kiến của các kẻ truyền giáo . Vì đạo Thiên Chúa tương đối mạnh ở Bắc kỳ, là nơi mà các kẻ tryuền đạo đã khôn khéo biết khai thác tình trạng hổn loạn và đau khổ của dân chúng để đổi đạo các người nông dân , nhửng kẻ truyền đạo muốn tách miền Bắc Việt Nam ra khỏi chính quyền trung ương tại Huế để biến thành một thái ấp Thiên Chúa. Do đó, mà có sự tuyên truyền của các kẻ truyền đạo về nẩn độ lập của Bắc kỳ và về huyền thoại nhà Lê.

Mặt khác, chúng ta cũng biết rằng chiều hướng chính sách Pháp muốn chiếm Bắc kỳ phát sinh  ở Nam kỳ và tham vọng của các thống đốc của thuộc địa nầyđã gặp phải những chống đối mạnh mẽ tại chính quốc đang sợ làm thức dậy các nổi bất bình của các nước phương Tây và gây thù oán với triều đình Huế và đế quốc Thanh triều mà triều đình Huế yêu cầu can thiệp vào. Trong mục đích giảm bớt sự chống đối đó, đĩ nhiên là các kẻ thúc đẩy hành động tại bắc kỳ nghỉ đến việc lập lại các ý kiến có sẳn của những kẻ truyền đạo và trình bày xứ nầy như đã thoát ra ngoài vòng thế lực của triều đình Huế. Để ủng hộ cho xác nhận trên, họ nêu lên các cuộc nổi loạn khá thường xảy ra lúc đó tại Bắc kỳ, các cuộc nổi loạn mà những người nổi loạn thường đưa dòng họ nhà Lê ra trước .[1]

Tuyên truyền của những kẻ truyền đạo và của các giới chức thực dân ở nam kỳ phổ biến đến nổi nói chung các người Pháp ở chính quốc công nhận rằng ở bắc kỳ đã tự tách rời ra khỏi đế quốc An nam ngay từ khi người Pháp xuất hiện và họ hoan nghênh người Pháp như là những nhá giải phóng mà Thượng đế phái xuống . năm 1883, báo chí Pháp hầu như nhất trí đã làm ồn lên chung quanh”sự thật” nầy. ví dụ, tờ báo Thời Đại, đã có thể viết như thế nầy trong các số 24-3 và 11-5-1883 :

Từ khi có tin đồn sai lạc từ hương cảng lan truyền trong nước, rằng từ nay nước Pháp định không chú ý gì đến vấn đề Bắc kỳ, tôi biết rằng có một số dân bản xứ nghỉ đến việc cởi bỏ cái ách của triều đình Huế dù chúng ta có đồng ý hay không, và lập lên triều Lê, quốc gia mà từ lâu đã biến khỏi chính trường Đông Dương. Phong trào nầy mạnh nhất là tại các tỉnh mà ảnh hưởng các nhà Nho cân bằng ảnh hưởng các quan An Nam. Tự hào về di tích vinh quang quá mức một vương quốc mà sử ký phù hợp với sử ký của Trung quốc, cho thấy là nó đã có mặt thừ thế kỷ 23 trước kỷ nguyên chúng ta, và mạnh đến độ mà mă, 1706, vua Trung quốc muốn chấm dứt cuộc chiến tranh lâu dài với Bắc kỳ, đã phải liên minh với Cambodge, các nhà Nho đó tìm cách đánh thức tình cảm dân tộc tại các tỉnh biên giới .” ( số 24-3)

“… Chúng tôi vừa nhắc lại rằng chính phủ định giữ lại nền cai trị An Nam… Một kế hoạch có vẽ hấp dẫn hơn, đó là kế hoạch thay thế chính quyền An Nam bằng chính quyền hoàn toàn Bắc kỳ… Người Bắc kỳ khó mà cam chịu dưới gông cùm của người An Nam và luôn luôn có những cuộc nổi loạn chống lại những người đó, đó là việc chúng ta xuất hiện như những người giải phóng khi trả cho họ vua chúa của họ.” (số 11-5).

Chính tư tưởng nầy gợi hứng cho các hiệp ước 1883 và 1884 và toàn thể chíng sách Bắc kỳ của Pháp sau khi lập chế độ bảo hộ.

I- VIỆC TÁCH BẮC KỲ RA KHỎI TRUNG KỲ THEO HIỆP ƯỚC                                               

                                     1883 VÀ 1884

Quả thật, các căn bản mà Jule Ferry ra lệnh cho Tổng ủy Harmand thương thuyết là “An Nam thừa nhận rõ ràng để Cộng hòa Pháp chiếm Bắc kỳ” chứ không phải là thiết lập chế độ bảo hộ trên toàn đế quốc, là điều mà chính phủ hình như không nghỉ đến.[2]

Vì thế, trong hiệp ước 1883, harmand đã thiết lập các chế độ khác nhau cho mỗi vùng.

Ở Trung kỳ, triều đình Huế vẫn giữ tất cả mọi khả năng hoạt động vai trị và hành chánh, các tỉnh vẫn còn bên ngoài mọi kiểm soát và mọi thế lực Pháp nữa. Thật vậy, điều 6 hiệp ước 1883 nói rằng  các viên chức hàng tỉnh của Trung kỳ “cai trị như củ, không có sự kiểm soát nào của Pháp, ngoài việc thuộc về quan thuế, công chánh và nói chung, tất cả những gì đòi hỏi một sự lãnh đạo duy nhất cùng thẩm quyền của các nhà chuyên môn Châu âu.”

Điều 11 nói : “ Tại Huế, sẽ có một Khâm sứ, công chức rất cao cấp. ông không xen vào các vấn đề nội trị của Huế, nhưng ông sẽ là người thay mặt cho chính phủ bảo hộ dưới quyền của vị tổng ủy.” Ở Trung kỳ, Pháp không thu thuế, kể cả thuế quan.

Bắc kỳ trái lại nằm dười chế độ bảo hộ chặc chẽ : quân phòng vệ Việt nam rút đi. mỗi tỉnh lỵ có một công sứ Pháp. Theo điều 14, quan lại Việt nam nằm dưới quyền kiểm soát của các Công sứ Pháp và có thể bị đổi theo lời yêu cầu của những công sứ Pháp trong trường hợp quan lại tỏ vẻ có ác cảm đối với họ. Các công sứ tập trung, nhờ sự giúp đở của các bố chánh, quyền thu thuế và xử dụng (điều 18).

Cũng tư tưởng đó ngự trị việc thảo hiệp ước sau chót do Patenotre ký ngàt 6-6-1884. Hiệp ước nầy chỉ khác hiệp ước Harmand về các điểm phụ, còn tinh thần vẫn là một  : nó thừa nhận hai chế độ bảo hộ khác nhau cho Trung kỳ và Bắc kỳ .

Ở Trung kỳ, Bố chánh thu thuế mà không bị viên chức Pháp kiểm soát, và thu cho triều đình Huế (điều 11) . Các viên chức Việt nam vẫn tiếp tục cai trị các tỉnh ngoài những gì thuộc thuế quan, công chínhvà nói chung, chững công việc đòi hỏi một sự chỉ huy duy nhất hay dùng đến kỷ sư hay nhân viên Châu âu  (điều 3) Chỉ có cảng Qui Nhơn, Đà nẵng, Xuân Đài là mở ra cho các nước buôn bán, còn các cảng khác có thể sẽ được mở sau này sau khi có thoả thuận chung . Chỉ có tại các cảng đã mở chứ không phải tại các tỉnh mà chính phủ Pháp có quyền “đặt các nhân viên thuợc quyền khâm sứ tại huế.” (điều 4)

Tại Bắc kỳ, “các Công sứ sẽ tránh không lo đến chi tiếtcủa sự cai trị nội bộ các tỉnh, Các viên chức bản xứ mọi cấp đều tiếp tục lãnh đạo và cai trị dưới quyền kiểm soát của họ, nhưng họ sẽ bị bãi chức theo lời yêu cầu của giới chức Pháp (điều 7) , Vậy rõ ràng việc bổ nhiệm hay bãi chức của họ đều được dành cho triều đình Huế . Điều khoản sau nầy sẽ bị tránh khéo qua việc sáng lập ra chức Kinh Lược (một thứ phó vương) , một sự sáng lập mà chưa bao giờ triều đình long trọng chấp nhận vì nó không thể hiểu lầm ý nghĩa việc nầy.

Khi giữ lại hai chế độ cho Trung kỳ và Bắc kỳ, hiệp ước 1884 làm trầm trọng thêm sự phân chia pháp lý nuớc Việt namđã nhen núm do sự xậm lăng Nam kỳ.

Chắc Harmand và Patenotre nghỉ rằng khi ban cho Trung kỳ sự độc lập hoàn toàn về hành chánh và tài chánh, họ sẽ làm cho việc thiết lập chính quyền Pháp tại Bắc kỳ được dễ dàng. Họ càng dễ tin điều đó khi họ có sẵn thành kiến cho rằng Bắc kỳ thù nghịch Trung kỳ và chỉ muốn tách ra. Theo Lanessan, triều đình Huế có hết mọi lợi ích khi không xóa bỏ mọi ảo tưởng của họ : nó hy vọng lợi dụng sự độc lập dành cho Trung kỳ để đánh đổ Pháp ở bắc kỳ, và cũng có thể để giải phóng hoàn toàn trái tim của đế quốc. Ngay từ 1883, toàn thể triều đình lúc đó do Thái hậu Từ dủ, mẹ vua Tự Đức lãnh đạo, đã lợi dụng rất khéo léo sự tin tưởng của giới chức Pháp về một sự thù nghịch giả tạo giữa Bắc và Trung bộ để khiến cho Harmand gần như bỏ hẳn việc bảo hộ Trung kỳ. Nó cũng đã đề nghị với harmand trong những cuộc thương thuyết về hiệp ước 1883, là để cho người Pháp “chiếm toàn thể Bắc kỳ mà lập thành thuộc địa như Nam kỳ, thay vì chỉ lập nền bảo hộ, miễn là để cho Trung kỳ độc lập” và ghép vào đó các tỉnh Thanh HÓa, Nghệ An mà harmand đã ghép vào Bắc kỳ, cùng tỉnh Ninh BÌnh, tỉnh nầy về mặt địa lý thuộc Bắc kỳ cũng như về mặt hành chánh từ bao giờ. Harmand khá sẵn lòng chấp nhận các điều khoản đó, nhưng triều đình không nhắc lại. Có lẽ nó cho rằng tốt hơn là đừng đi đến chổ hy sinh đó và với sự độc lập tương đối mà trung kỳ hưởng được, họ dễ đuổi người Pháp ra khỏi Bắc kỳ nếu người Pháp chỉ lập chế độ bảo hộ ở đó thôi hơn là nếu họ giao trọn vẹn quyền sở hửu.[3]

Khi viên tướng De Coursy đến Huế năm 1885, y muốn sửa đổi lại tình thế do hiệp ước 1884 gây nên bằng cách đặt một chế độ bảo hộ đồng nhất cho đế quốc. Giải pháp do một viên chức cai trị  rất thông minh, Champaux, đại diện cho Pháp tại thủ đô đề nghị. Một hiệp ước được lập ra trên nền tảng nầy với sự thỏa thuận của Nguyễn văn Tường, người đã bỏ Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết đang chạy trốn, để trở về Huế hợp tác với De Coursy.

Chúng ta đọc trong đó “ mọi tỉnh của vương quốc An Nam (gồm cả Trung và Bắc kỳ)  đều sẽ nằm dưới một chế độ bảo hộ duy nhất ”, “ việc kiểm saót và lãnh đạo tuyệt đối nhất, về việc thu và dùng lợi tức công cộng thuộc về nước Pháp nhưng không thay đổi mảy may nào về cách cai trị An Nam ”, “ ngân sách chi tiêu sẽ do chính phủ bảo hộ ấn định ”, “ tiển thu thuế quan, bưu điện, điện tín sẽ nộp hoàn toàn cho kho bạc chính phủ bảo hộ, và chính phủ nầy phải chịu mọi chi phí cho các dịch vụ nầy ”.

Quân đội sẽ gồm có lính bản xứ và cán bộ người Âu và một lực lượng trừ bị quân đội Pháp, “ tất cả đều dưới quyền của Bộ chỉ huy người Pháp ”. Ngân sách chi phí do “ chính phủ bảo hộ ấn định ”, sẽ gồm tất cả mọi chi phí không có biệt lệ nào của chính phủ An Nam cũng như chính phủ Pháp , Thượng thư Bộ Hộ và Thượng thư Bộ Binh, nếu được lập lại, sẽ có “ kịp theo vào cho mỗi vị một viên kiểm soát người Pháp. Các viên nầy sẽ dự vào hội đồng nội các.” Còn về viên khâm sứ “ lúc nào y cũng có quyền triệu tập hội đồng cơ mật, và trong trường hợp nầy, y sẽ chủ tọa.”

Champaux hy vọng với hiệp ước nầy, chế độ bảo hộ sẽ dặt trên cả nước, vì không bẻ gãy một bánh xe hành chánh và chính trị nào, trái lại còn xử dụng được  chúng, sẽ bảo đảm cho nước Pháp thống trị toàn xứ mà không có sự chuyển động  nào hay khó khăn nào.

Nguyễn văn Tường lấy làm thỏa mãn về hiệp ước này đến nổi y lên tiếng nhân danh chánh phủ Huế bày tỏ “lòng biết ơn của các dấu hiệu ôn hòa và ưu ái mà nước Pháp đã gây ra cho nước An Nam trong dịp nầy”.[4]

Nhưng Paris, nhiểm đầy ý tưởng của các nhà truyền giáo, bác bỏ kế hoạch Coursy, mặt khác kế hoạch nầy cũng bị các giám mục Puginier và Van Camelbeque (?) tấn công mạnh mẽ. Hai người mở chiến dịch điên cuồng chống Nguyễn Văn Tường, mà theo họ là”kẻ thù lớn nhất của người Pháp và đồng thời cũng là người An nam điêu ngoa nhất mà người ta có thể gặp.”[5] và cũng theo họ sự hợp tác của ông ta với Coursy là một mưu mô nhằm đánh lừa người Pháp.

Coursu không còn bận tâm về vụ nầy nữa, Champaux rời bỏ Huế, Nguyễn văn Tường bị đày sang đảo Tahiti và chết tại đó, các biến cố đã diển tiến không theo một sự lãnh đạo có phương pháp nào, viên Khâm sứ nào cũng thiách làm theo ý mình áp dụng cho Bắc kỳ chế độ nào mình thích và không kể gì đến hiệp ước 1884 mà người ta luôn luôn nêu lên,cũng như đến một quy tắc chính trị nào.

 

II- BIẾN ĐỔI BẮC KỲ THÀNH MỘT CHUẨN THUỘC ĐỊA

Paul Bert đến Việt nam năm 1885 để làm Khâm sứ Trung kỳ và nam kỳ, y cũng là kẻ chủ trương cai trị trưc tiếp. Không thể áp dụng hệ thống đó vào trung kỳ vì muốn thế thì phải bãi bỏ triều vua, viên khâm sứ nầy bèn quay sang Bắc kỳ, là do những tin tức sai lạc, y tưởng là dể thi hành hơn. Do đó mà y cố gắng chuẩn bị sự tách biệt trên thực tế của hai miền Việt Nam. Theo y, thì sát nhập thuần túy Bắc kỳ “không khiến chúng ta từ bỏ các quy tắc dè dặt và chừng mực, và còn xa vời với việc khiến chúng ta đến chổ theo chính sách phức tạp ở Nam kỳ. Chúng ta có thể và nên giao cho dân bản xứ một phần cai trị rộng rãi gần như trong chế độ bảo hô, chỉ có điều là các viên chức không còn hành động nhân danh vua An Nam mà nhân danh một nước cộng hòa Pháp.”[6]

Paul Bert bị thúc đẩy theo ngã đó cũng do Thái hậu nữa. Bị tuổi tác tật nguyền và những tập quán trong cung sâu giam giữ, mẹ Tự Đức luôn luôn ôm ấp ảo tưởng giữ nền độc lập của Trung kỳ bằng cách bỏ hẳn Bắc kỳ cho Pháp. “Miễn là chúng tôi còn giữ được một phần đất thuộc về nước An Nam, để chúng tôi có thể giữ được sự tồn tại quốc gia chúng tôi, phong tục chúng tôi, lịch sử chúng tôi trong nơi chôn nhau cắt rốn của nhà Nguyễn, chúng tôi sẽ còn cứu vớt được nước An Nam ! ” [7]

Khi được tin Paul Bert đến Saigon, Thái hậu phái một viên quan mang theo một dự kiến về một hiệp ước mới theo chiều hướng đó. Paul Bert xin để có thì giờ suy nghĩ đã. Tại Hà nội, y rơi  vào trong một môi trường chia rẽ ý kiến trực tiếp cai trị của y. Y chỉ đợi một sự tán đồng như thế để theo một kế hoạch y ưng ý : Y có phần mạnh mẽ khuyến cáo bộ cho kế hoạch đó.

Nhưng khi đến Huế, thực tế phơi bày trước mắt y. Thực vậy, ích gì mà ký kết với một ông Vua không quyền hành, mà số mệnh tùy thuộc duy nhất vào ý muốn người Pháp? Tốt hơn há không phải là trực tiếp kiểm soát Bắc kỳ mà vẫn không hoàn toàn chú ý đến vấn đề Trung kỳ?

Chính sách Paul Bert ở Trung kỳ như sau : giữ lại tại trung kỳ một quyền hành khá lớn vừa đủ để một mặt không cho nó có thể can thiệp bí mật vào các vấn đề Bắc kỳ, mặt khác, nước Pháp sẽ không mất đi sự khai thác các tài nguyên trong vùng cùng khai thác vị trí độc nhất của nó ở Đông dương. Còn thì để lại cho nó các thể chế lâu đời, đó là phần độc lập mà vua và quan lại tha thiết.[8]

Vì thế ở trung kỳ, Pháp chỉ còn lưu tyâm đến Huế, Thuận An cùng các cảng đã mở, viên Khâm sứ sẽ là Thượng thư ngoại giao của vua . Thuế quan, mỏ, công quản, bưu điện, điện tín, công chánh, và nói chung các công việc ngoài sự trang bị của các chuyên viên đều giao cho Pháp. Số thu thường sẽ thuộc về Trung kỳ, vì dù sao, nó vẫn còn độc lập.

Ngược lại vua An nam từ bỏ hẳn mọi sự xen lấn ngoài chuyện bắc kỳ-điều nầy trái với hiệp ước 1884, vì thế từ nay sự cai trị toàn thể Bắc kỳ chỉ còn thuộc về viên Thống sứ trong tinh thần đó, vào những ngày đầu của tháng 9-1886, Paul Bert gửi cho Huế một dự hiệp ước, mà điều 3 như sau :” Nền hành chánh bảo hộ, mà đặc biệt ở Bắc kỳ theo điều 6,7,8 hiệp ước tháng 6 1884, trực tiếp thuộc về quan thống sứ mà chính phủ An nam không can dự vào. Vua nước An nam sẽ không chống đối và đòi hỏi gì về những sửa đổi mà quan Thống sứ cho là cần thiết trong việc cai trị 13 tỉnh Bắc kỳ cùng trong các biện pháp.”

Để thực hiện chính sách “ chia để trị ”, việc đầu tiên phải làm tại Bắc kỳ là thay thế tất cả các viên chức Trung kỳ bằng những những người mới thuộc Bắc kỳ. Trong mục đích nầy, Paul Bert lập “ viện Hàn lâm Bắc kỳ ” mà vai trò thực sự là cung cấp cho người Pháp một số chấm thi tài ba cho ngày mở lại các khoa thi sắp đến. Hội viên của Hội Hàn lâm hết thảy đều là người Bắc kỳ, giúp Paul Bert lập hội đồng khảo thí mà chỉ có những người gốc Bắc kỳ mới có hy vọng được họ chấm cho đậu [9] như thế viện hàn lâmBắc kỳ được hai cái lợi : trước hết nó giúp Paul Bert chọn được các viên chức theo tục lệ dân chủ trong xứ, nghĩa là bằng các kỳ thi long trọng, thể thức tuyển lựa nầy bảo đảm cho các viên chức mới cái uy tín mà các nhà Nho xưa và các quan lại có được đối với dân chúng. Kế đó, khi đào tạo một đoàn thể Văn thân đứng đắn, thông thái và hoàn toàn Bắc kỳ nhờ vào Hàn lâm viện, người Pháp hy vọng sẽ rút mất ảnh hưởng của triều đình Huế đối với giới trí thức Bắc kỳ và lần hồi nhét vào họ một “ lòng yêu nước Bắc kỳ ” mới.

Nhưng dù cho tốt đến đâu, kết quả của các thể chế này vẫn chưa có thể có ngay được. Một khi Hàn lâm viện đã được tuyển lựa rồi, nó cần phải vững bền, và có ảnh hưởng, văn bằng nó có có giá trị và sự phán xét nó có uy thế . Điều nầy cần đến đôi ba năm.

Trong khi chờ đợi, vì người Pháp bi bắt buộc phải giữ lại các quan của Huế, điều cần là phải tiêu diệt lòng trung thành mà những người nầy vẫn luôn luôn giữ đối với triều đình và ngăn cản đừng để họ tiếp xúc với nó, trong mục đích nầy Paul Bert đòi được vua Đồng Khánh ban cho một đạo sắc dụ ủy quyền – đây là một vi phạm trắn trợn đối với hiệp ước - nhờ đó mà quyền lập pháp và hành chánh của vua An N am  chuyển qua cho viên Kinh lược Bắc kỳ. Từ nay, người Pháp chỉ yêu cầu hoạt động lập pháp đối với dân Bắc kỳ nơi y mà thôi, và về việc hành chánh, các quan chỉ tùy thuộc thẩm quyền nơi y . Vì thế mà người Pháp chỉ cần bổ nhiệm viên Kinh lược trung thành với mình và chính phủ Bắc kỳ rơi trọn trong tay họ. Chính sự thay đổi to tát nầy, bề ngoài trông có vẽ giản dị và dễ dàng, để chuẩn bị cho Bắc kỳ hoàn toàn độc lập với triều đình.

Paul Bert chết một năm sau đó, khi y đến mà không thực hiện được tất cả mọi kế hoạch. Là kẻ chủ trương cai trị trực tiếp và đồng hóa , y phảiduy trì bộ máy hành chánh quan lại, việc chinh phục hoàn toàn không cho phép y, năm 1886, nghỉ đến việc can thiệp to lớncủa các viên Công sứ vào các vấn đề Bắc kỳ. Theo y, việc sát nhập hoàn toàn Bắc kỳ vào chính quốc chỉ có thể thực hiện sau một chuẩn bị lâu dài và lúc đầu phải tôn trọng tổ chức địa phương .[10]

Richaux, toàn quyền 1888-1889, ngay khi mới đến, để giải quyết bộ máy hành chánh, đã ra các nghị định, trông bề ngoài thì có tính cách kiểm soát, nhưng thực sự là những hành vi cai trị trực tiếp. Vì hèn nhát, Đồng Khánh, vua thuộc ý muốn của Pháp, “không những không đưa ra một nhận xét bong gió nào – Richaux viết cho Bộ trưởng – mà trái lại, như ngài sẽ đọc trong các biên bản các cuộc hội kiến giữa tôi cùng vua và các quan, nhà vua còn hứa đem hết sức mình giúp tôi trong các cố gắng cai trị trực tiếp ”[11]

Cho rằng “chúng ta chỉ đạt được kết quả một chính sách thuộc địa thực tiển, và chỉ có thể rút ra được ở nơi xứ nầy các tài nguyên cần thiết để cho nó sống với điều kiện là mỗi ngày chúng ta đi sâu vào guồng máy cai trị của nó.”[12]  Richauxnghĩ đến việc là bảo viên Kinh lược bổ dụng các quan mà theo hiệp ước, phải giúp đở nền cai trị trong xứ, dù phải để cho vua một quyền phong chức nào đó. Để làm việc nầy, y ra lệnh phái ra Bắc kỳ các viên thông dịch.

Toàn quyền De Lanessan biết rõ Puginier hơn ai hết, năm 1887, y có viết là ảnh hưởng của giám mục Puginier đối với chính sách thực dân Pháp ở Bắc kỳ là “ rất lớn ” từ khi lập nền bảo hộ[13] , lớn đến nổi phần nhiều hành vi của các giới chức Pháp đều khởi hứng trực tiếp từ các ý kiến của Puginier.[14]

Trong các chương sau chúng ta sẽ thấy chính sách thực dân Pháp đã theo đuôi chính sách các kẻ truyền đạo như thế nào.

Ở Nam kỳ, rất trung thành với nước Pháp, và ra lệnh cho viên Kinh lược đặt chúng lên đầu các huyện. “Việc nầy không phải là không khó, nhưng tiền lệ có rồi, và chắc chắn ngày mai, tôi đem đặt lên đầu các phủ, và nếu có cơ hội xảy đến sau các cuộc rối loạn hay vì bất cứ một động cơ nào, tôi lại đem đặt lên đầu các tỉnh.”[15]

Nhưng thế không còn là chính sách tinh vi và xảo quyệt của Paul Bert, Chính sách chủ trương cai trị Bắc kỳ bằng người Bắc kỳ có uy tín nhờ các kỳ thi long trọng và thoát khỏi sự giám hộ của Huế. Là một tên cai trị tầm thường, đương đầu với sự chống đối tích cực hay tiêu cực của Văn Thân và quan lại, Richaux không nghĩ ra được giải pháp nào khác hơn là phái thông ngôn Nam kỳ ra Bắc kỳ !

Y còn nghĩ đến việc đặt tại mỗi phủ, mỗi huyện một công chức Pháp để giám sát và kiểm soát hành vi các giới chức Việt Nam. Nhưng Bộ Thuộc địa chống lại biện pháp này, vì tin rằng một viên Công sứ thông minh, hoạt động có năng lực, biết chỉ huy thực sự các quan chức hàng tỉnh mà không cần đến sự giúp đở của nhiều nhân viên Pháp thuộc cấp.[16]

Thế là chưa đầy 5 năm sau hiệp ước bảo hộ, Bắc kỳ biến thành một thuộc địa đích thực, hoàn toàn tách rời khỏi trung kỳ và đặt dưới quyền kiểm soát chặc chẽ nhất của giới chức thực dân. Sự thô bạo trong khi tiến hành việc sửa đổi này đã gây nên nhiều lời chỉ trích và lo ngại trong những kẻ chống lại phương pháp cai trị trực tiếp, họ sợ, rất có lý, nỗi nguy hiểm mà một phương pháp như thế có thể có. Khâm sứ Rheinart viết như sau :

“Chúng ta đã tách rời Bắc kỳ ra khỏi phần còn lại của đế quốc An Nam, và chổ nào chúng ta cũng thay thế các thế lực và uy quyền của chúng ta cho công chức bản xứ. Chúng ta lấy mọi phương tiện hoạt động của họ, chúng ta đảm đương hoàn toàn tráchnhiệm duy trì trệt tự, cảnh sát [17]. Hiện nay, quan lại được tuyển chọn trong mọi tầng lớp mà chức vụ không tương đương với cấp bậc, mất chức hay được duy trì vì mọi lời tố cáo có thể có, họ thường dặt dưới quyền của các viên chức người Âu, không có uy quyền, không được ủy nhiệm, quan lại cảm thấy ngày nào cũng bị đe dọa và không chịu làm bổn phận vì không muốn gánh lấy trách nhiệm…[18] . Chúng ta đã làm thương tổn triều đình Huế khi cướp mất của họ mọi quyền hoạt động ở Bác kỳ và  khiến họ ủy nhiệm các quyền hành quá to cho một viên Kinh lược mà hoạt động tiêu cực đã cho thấy nỗi tai hại mà một người bạn vụng về có thể gây ra. Chúng ta làm mất uy tín các quan trước ta, bằng cách bãi chức họ vì những lời tố cáo mà thường thường là dối trá và lúc nào cũng ích kỷ, bằng cách giao những chức vụ mà không kể đến cấp bực trong quan chức, và muốn, nhất là các gia nô chứ không phải các nhà chánh trị…”[19]

Kinh nghiệm Bắc kỳ đã biện minh hoàn toàn cho những tiên kiến của dân biểu Geroges Périn, phát ngôn viên của phe đối lập chống lại việc chiếm Bắc kỳ. Thật vậy, ông đã tuyên bố trong cuộc thảo luận tại quốc hội về việc phê chuẩn hiệp ước 1884 :

“ Hiệp ước Huế là hiệp ước bảo hộ, nghĩa là một hiệp ước thôn tính theo thời gian. Lịch sử chính sách thuộc địa cho chúng ta thấy rằng các hiệp ước thuộc loại đó luôn luôn không có mục đích gì khác hơn là dọn đường cho sự thôn tính. Nhưng, chúng tôi, bạn bè tôi, và tôi không muốn thôn tính Trung kỳ cũng như Bắc kỳ.”

Việc cắt Việt Nam ra làm ba khúc, mỗi khúc có một đời sống riêng , cùng các chế định khác nhau, việc cắt giả tạo nầy hết sức trái với sự thống nhất bền vững từ xưa đã đè nặng lên tương lai đất nước này.

 

 


[1] - De Lanessan , việc Pháp chiếm Đông dương làm thuộc địa , Paris 1895.

[2] - như trên

[3] - Lanessan, thư riêng và mật gửi Bộ trưởng Hải quân và Thuộc địa 26-9-1894, thư khố Bộ Pháp quốc hải ngoại  Ả0 (101) hộp 21Theoý chúng tôi, rất có thể rằng phụ chính Nguyễn Văn Tường cố ý giử trung kỳ để sau nầy cố lấy ại Bắc kỳ nhờ vào sự giúp đở của Trung quốc, nhưng có đủ lý lẽ để nghỉ rằng bà mẹ Tự Đức, khi đề nghị như thế với harmand, chỉ nghĩ đến việc bảo vệ an ninh cho nhà Nguyễn  : muốn giữ ngôi vua ở trung kỳ, nền quân chủ nhà Nguyễn đã can tâm bán đứng Bắc kỳ như bán đứng Nam kỳ năm 1862.

[4] - Lanessan , như trên

[5] - “ Tiến bộ quân sự” 19-10 1885 Thư khố Bộ Pháp quốc Hải ngoại , Ằ (6) hộp 27 kép.

[6] - J.Chailley, Paul Bert au Tonkin, tr 75,76

[7] - Thư của một quan cao cấp gửi giám đốc dân sự và chánh trị. J. Chailley, thư khố đông dương , tr 81.

[8] - như trên , tr 293-294

[9] - nư trên , tr 127

[10] - Perot (La société annamite – Comment la France a pris contact avec la coiété annamite. Thèse droit Paris 1902.

[11] - Richax gửi cho Bộ trưởng Thuộc địa 18-10-1888. Thư khố Bộ Pháp quốc hải ngoại  A 30 (84) hộp 19

[12] - như trên

[13] - như trên

[14] -Thứ trưởng Bộ thuộc địa (Eugène Etienne) gửi Richaux 18-4-1889 , cùng chỉ dẫn.

[15] - Rheinart gửi Richaux 24-11-1888 cùng chỉ dẫn

[16] - như trên , 29-12-1888

[17] - như trên

[18] - như trên 9-2-1889

[19] -Công báo, thảo luận quôc hội , 8-5-1885

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập