Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam - Phần III: Dấu In Mọi Ý Tưởng Của Những Người Truyền Đạo Lên Tổ Chức Bảo Hộ

Đã đọc: 8147           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Chế độ bảo hộ là phương cách mà một quốc gia từ bỏ một phần chủ quyền của mình cho nước ngoài. Về mặt pháp lý, quốc gia được bảo hộ vẫn tốn tại, nó giữ lại cho mình dân chúng, đất đai, luật pháp, và vị Quốc trưởng của mình, nhưng lại lệ thuộc hoặc ít hoặc nhiều chặt chẽ vào quốc gia bảo hộ.

Vào thế kỷ 19, chế độ bảo hộ thoát thai từ một hiệp ước do sức mạnh áp đặt, dưới mắt của phe thực dân Pháp thì đó là hình thức lợi nhất của chế độ thực dân. Nó thích hợp với một dư luận bực mình vì các khó khăn liên tiếp xảy ra do một sự cai trị tại Algérie đem lại, và vào một giai đoạn không thích thú gì các hoạt động ngoài nước, vốn là những nguồn chi phí và rắc rối quốc tế.

Phương pháp của Pháp về chế độ thuộc địa phát sinh do hiệp ước Bardo năm 1881 nhằm chiếm Tunisie. Những tiện lợi về tinh thần của phương pháp nầy, Jule Ferry đã đem trình bày trước quốc hội trong phiên họp 1-4-1884: “Chúng ta bảo vệ cho nước Pháp tại Tunisie tình trạng bảo hộ, tình trạng của nước bảo hộ, nó đem nhiều tiện lợi rất to lớn cho chúng ta, làm cho chúng ta khỏi thiết lập tại xứ đó một nền cai trị Pháp, tức là miển cho ngân sách Pháp các chi phí to lớn, giúp cho chúng ta từ tyrên cao mà kiểm soát, từ trên cao mà cai trị, và khỏi phải miễn cưỡng đảm đương các tráchnhiệm của mọi chi tiết trong nền cai trị, của mọi sự kiện bé nhỏ, của mọi va chạm cỏn con mà sự tiếp xúc của hai nền văn minh khác biệt có thể dẫn đến. Dưới mắt chúng ta, đó là một chuyển tiếp cần thiết, có ích cứu vớt danh dự cho kẻ thua trận, tức là cái không phải vô nghĩa ở xứ Hồi giáo, là cái có một tầm quan trọng lớn lao ở thế giới Ả Rập. Thưa quý vị, đúng thế, cứu vớt danh dự cho kẻ thua trận, là bảo đảm vững vàng quyền sở hửu chúng ta. Chúng ta áp dụng chế độ bảo hộ chỉ vì lý do đó, chỉ vì nó hơn sự sát nhập. Nhưng tôi xin lập lại, rõ ràng chế độ thuộc địa ít tốn kém hơn nhiều xứ Tunisie… ngoài số tiền cần thiết để duy trì đạo quân chiếm đóng mà ngày hôm nayvẫn có thể quản trị được, mà không tốn một xu nhỏ nào của kho bạc nước Pháp, trái lạinếu quí vị đem biến nó thành hạt, Algérie, quí vị sẽ thấy là phải tốn kém đến đâu.”[1]

Nếu chúng ta tin một trong các chuyên viên về định thức của nó, là thống chế Lyautey, thì chế độ bảo hộ là “chế độ trong đó một xứ vẫn giữ các định chế của mình, tự lãnh đạo và cai trị lấy, bằng các cơ quan riêng của mình dưới sự kiểm soát của một cường quốc Châu âu” và quyền ngoại giao cho nước nầy.

Đó là chế độ thuộc địa mà tổng ủy dân sự Harmand chiếu theo chỉ thị phảiáp đặt lên việt nam .

Bị chế ngự bởi ý kiến tuyên truyền của các người truyền đạo cho rằng Bắc kỳ là một xứ khác biệt với An nam, vì thế, để tách rời khỏi An nam, Harmand đã thiết lập cho mỗi vùng một chế độ khác nhau . Patenotre cũng làm như thế năm 1884. Tinh thần chế độ bảo hộ như Ferry và Lyautey định nghĩa trong các bài diễn văn , đã bị xâm phạm ngay từ đầu trong các bản hiệp ước.

Sau Harmand chưa tới 15 năm, có đến hàng 15 khâm sứ, rồi toàn quyền, chính thức hay xử lý, nối tiếp nhau nhanh chóng đến độ chóng mặt. Họ cai trị từng ngày, không nghỉ gì cho ngày mai, không kế hoạch tổng quát, không chính sách rõ rệt, phần đông trong bọn họ, bị mắc trong các khó khăn ngân sách gia tăng và một cuộc kháng chiến không ngừng đang tiếp diển, họ buông lung theo chính sách của các kẻ truyền đạo, chủ trương cai trị thẳng, chà đạp các hiệp ước và các nguyên lý bảo hộ. Thế là, do cuộc kháng chiến không mệt mõi của dân tộc Việt nam, người Pháp càng ngày càng đi sâu vào việc chia cắt Bắc kỳ ra khỏi Trung kỳ, thu hẹp quyền hành của triều đình Huế và ngày càng kiểm soát chặc chẽ  và sau rốt là tiêu diệt có hệ thống lực lượng tinh thần của xứ sở, hiện thân ở các nhà Nho.

Một viên toàn quyền Đông dương , De Lanossan, đã viết như sau về vấn đề đó : “…Các đại diện chúng ta tự buôn theo, hoặc ít hoặc nhiều có ý thức, chính sách của các kẻ truyền đạo, nền tảng của chính sách nầy là tiêu diệt quan lại và Nho sĩ, hậu quà là chinh phục xứ An nam và xứ Bắc kỳ với những chi phí to lớn về người, về tiền bạc mà sự việc đòi hỏi.”[2]

Hệ thống cai trị chuyên chế nầy do sức ép của hoàn cảnh bắt buộc, xa vời với việc “bình định” mà lại còn tăng cường cuộc kháng chiến. “Không còn phải là tộm cướp nữa, mà là cuộc nổi loạn.” một toàn quyền đã nói thế năm 1891. Đã có những thay đổi gì cho hệ thống đó ? Chính đây là điểm xẩy ra cho cuộc thảo luận nổi tiếng giữa “hợp tác” và “đồng hóa” , giữa chính sách duy trì và phục hồi các thể chế Việt nam, Giữ lại cho Việt nam bộ mặt riêng của nó và chính sách ghép cho nó các thể chế ngày càng xích lại  các thể chế của Pháp

Hai chính sách nầy làm đầu đề cho hàng trăm, hàng ngàn tác phẩm, bài viết và diễn văn. Nhưng thực tế, chúng không gây đưọc hứng thú cho bao nhiêu hành động . Vì các tên cai trị thực dân không thể dấn mình đến cùng chính sách nầy hay chính sáchnọ, cả hai đều nguy hiểm cho tương lai của chính chế độ thống trị thực dân.

Dù sao, chính sách áp dụng cho Viêt nam trong khoảng 20 năm sau hiệp ước 1884 là chính sách đè nén và đồng hoa mà các kẻ truyền đạo, đặc biệt là Puginier, tên giám mục có thế lực nhất, rất ưa chuộng . Hệ thống nầy đã áp dụng mạnh mẽ đến độ De Lanessan phải thét lên : “Chúng ta tuân theo chính sách cổ truyền của các nhà truyền giáo>”  

 


[1] - Do R.Delavignette và Ch. André Julien dẫn  (Ios Constructours de la France d’Outrmer) Paris, Correa 1946 , tr 271 ,272

[2] - De Lanossan , Đông Pháp, Paris 1889, tr 171.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

1.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập