Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân tại Việt Nam: Phần 1: Đạo Thiên Chúa và Sự Xâm Lăng Nam Kỳ

Đã đọc: 13651           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Khi quyết định phái quân đội viển chinh đến Nam Kỳ, Napoléon III nhằm mục đích chính yếu có tính cách tôn giáo : cứu giúp đạo Gia Tô bị những “ tên bạo chúa “ ở một nước xa xôi có tên là Cochinchine “ngược đãi “, Vua muốn chứng tỏ trước mắt toàn thế giới và đặc biệt là trước mắt những tín đồ Gia Tô Pháp mà ông nương tựa, ông là người bảo vệ quyền lợi Gia Tô ở Đông Á.

Lúc đầu đoàn quân viển chinh chỉ là một thứ biểu dương lực lượng, dùng để uy hiếp triều đình Huế và buộc phải chấp nhận nguyên tắc tự do truyền đạo, vì tình thế, sẽ tạo nên giai đoạn đầu của việc xâm lăng lâu dài.

Như những Toàn quyền đầu tiên “Đông Pháp “ trong khi theo đuổi mục đích thực dân, vẫn không quên mục tiêu tôn giáo ban đầu : Hòa ước mong biến thuộc địa giàu, đẹp nầy thành đế quốc Gia Tô mạnh mẽ ở Đông Á . Họ xác nhận, chúng ta không thể làm gì tốt đẹp và vững chắc ở Nam kỳ nếu không biến nó thành xứ Gia tô. Bằng cách áp dụng chặc chẻ chính sách đồng hóa .

 

                                          *************                                  

                             

 

 

                                 CHƯƠNG DẪN NHẬP

ĐẠO GIA TÔ TẠI VIỆT NAM & BANG GIAO                    VIỆT PHÁP TRƯỚC 1857

Sự tiếp xúc của Việt nam với phương Tây có từ thế kỷ 16. Những người Âu Châu đầu tiên xuất hiện thời đó từ bờ biển Việt nam để tìm đồ gia vị và tìm người học đạo, họ bị lòng tham tiền và lòng cải đạo thúc giục. Đầu tiên là những người Bồ Đào Nha , từ năm 1557, thưòng hay đến Hội An thuộc phần đất chúa Nguyễn,[1] Phần họ, người Hòa Lan, ở thường trực tại Batavia từ  đầu thế kỷ 17, mở các hang buôn trên phần đất Chúa Nguyễn ở Hội An và phần đất Chúa Trịnh ở Hưng Yên, rồi ở Hà Nội nữa . Năm 1643. họ bị đuổi khỏi Hội An sau một trận thủy chiến chống lại thủy quân Chúa Nguyễn; chắc trận đánh đã do đối thủ Bồ Đào Nha của họ khởi đầu. Lợi lộc mà hai giống người này thu được nhờ buôn bán với người Việt, đã tức khắc lôi kéo một địch thủ thứ ba : người Anh, cũng đổ bộ Việt nam năm 1673, Công ty Đông Ấn của họ lập một hãng buôn gần Hà nội. Còn người Pháp, cố gắng thăm dò đưọc sự buôn bán đầu tiên chỉ thực hiện sau khi lập các Giáo đường Gia Tô .

Các tàu đó cũng đã mang các nhà truyền giáo Châu Âu đến Việt nam . Chiếc đầu tiên là chiếc Ignatio có lẽ cập bến năm 1533 để giảng đạo ở Nam Định, ngoài Bắc. Đầu thế kỷ 17, các phái bộ đầu tiên được dựng ở Việt nam bởi các tu sĩ dòng tên bị đuổi ra khỏi Nhật do lệnh trục xuất  Tokugama ( giữa khoảng 1612 và 1614). Ngày 18-1-1615 một người xứ Gêne tên Buzomi và một người Bồ tên Carvalho đổ bộ lên Đà Nẵng, Họ dựng lện tại Hội An phái bộ nam Kỳ, lúc đầu gồm nhiều nhất là tu sĩ Dòng Tên người Ý và người Bồ . Thành công của phái bộ đã khuyến khich cấp trên của họ mở rộng cố gắng truyền giáo ra Bắc. Năm 1622, họ phái Baldiontti ra đó. Liền sau báo cáo của ông, việc thành lập một phái bộ tại Bắc Kỳ được quyết định. Người ta giao nhiệm vụ nầy cho Alexandre de Rhodes người Avignonais, Ông được xem là nhà truyền giáo tiền phong có tiến nhất ở Việt nam vừa là người Pháp đã dẫn nước Pháp vào đây.

Đến Bắc kỳ năm 1627, Linh mục Rhodes nhận được ân huệ của Chúa Trịnh Tráng  ngoài Bắc, ông dâng cho Chúa một đồng hồ trái quit có bánh xe và một quyển sách toán mạ vàng đẹp đẽ, Trịnh Tráng cho ông nhiều dễ dàng khi mới bắt đầu giãng đạo ở Bắc . Linh mục viết trong các báo cáo gởi về cấp trên như sau :” Vua xứ Bắc khiến chúng ta xây cất gần dinh thự của Ông , nhà cửa và nhà thờ. Tại đó chúng ta được giúp đở nhiều trong khi tiến hành phận sự ”[2] .      Cuối năm 1629, ông rửa tội cho 6.700 người, trong số có một vài công nương của triều đình và ông cũng thiết lập các phái bộ Dòng Tên Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, liền sau đó các linh mục Pháp của hội truyền giáo nước ngoài nối gót theo.

Nhưng ở đây, cũng xảy ra những phản ứng như ở Trung Quốc và Nhật Bản, chính phủ lo lắng khi thấy đạo mới tấn công thẳng vào các nguyên lý đạo đức và chính trị Nho giáo vốn là nền tảng của xã hội cổ truyền Việt nam.

Thật vậy, toàn thể cơ cấu xã hội và chính trị của nước Việt nam xây dựng trên quan niệm đạo đức của Nho Giáo, lòng hiếu thảo, sự thờ cúng Ông bà, lòng trung với Vua, Nhưng đạo mới từ Tây phương đến muốn lật nhào các tín ngưỡng cũ . Không những việc thờ cúng ông bà bị kết án quyết liệt và lòng sung đạo của con chiên phải thắng lòng hiếu thảo và lòng trung với Vua. Chính phủ càng thêm sợ các hoạt động của các nhà truyền giáo khi họ muốn tạo nên tổ chức Gia Tô không thèm biết đến uy quyền nào khác hơn là uy quyền các lãnh tụ tinh thần của họ.

Vì thế, Chúa Trịnh đã đuổi Alexandre de Rhodes vào năm 1630. Triều đình Nguyễn cũng ban bố đạo luật cấm đoán ẩn náo tại Macao. Linh mục Rhodes trở lại Nam Kỳ năm 1640 để rời vĩnh viễn Việt nam năm 1645.

Năm đó cấp trên bảo ông về châu Âu để xin viện trợ vật chất và các người truyền giáo mới. Ông đến La mã 1649, đúng lúc tòa thánh cố tách việc truyền giáo tại Châu Á ra khỏi quyền hành thế tục của Bồ . Ông trình bày trước hiệp hội truyền giáo Congregation Propaganda Fide kế hoạch thiết lập tại Việt nam một giáo đoàn thoát khỏi sự bảo trợ Bồ Đào Nha. Được Giáo hoàng hân hoan tiếp nhận, vị tu sĩ Dòng Tên xứ Avignon được phép lựa chọn trong mục đích đó. Ông bèn quay về Pháp.

Ông viết : “ Tôi tin rằng Pháp, vì là nước ngoan đạo nhất thế giới, sẽ cung cấp cho tôi nhiều binh sĩ để đi chinh phục toàn thể phương Đông, cũng như ở đó, tôi sẽ có cách để có nhiều Giám mục vốn là các Cha và các Thầy của chúng ta ở trong các nhà thờ . Tôi rời La mã ngày 11-9-1952 với ý định đó.

Về Paris, Alexandre de Rhodes gặp một nhóm linh mục trẻ, liền quyết tâm biến việc đào tạo các linh mục nầy vào một công việc của Pháp. Đó là thời kỳ chính trị Pháp bắt đầu chịu ảnh hưởng sự thu hút của biển cả. Được Hoàng Hậu Pháp và một vài nhân vật cao cấp ủng hộ, kế hoạch bị Bồ tấn công mạnh mẽ, họ viện dẫn sự bảo trợ hoàn toàn mà 1493 Giáo hoàng Alexandre Borgia đã giao cho họ. Alexandre de Rhodes chết năm 1660 khi chưa thấy kế hoạch mình thực hiện. Nhưng cố gắng của ông đã tựu, năm 1658 La mã bổ nhiệm hai vị đại diện Tông tòa người Pháp Francois Ballu và Lambert de la Motte đại diện trực tiếp cho Giáo hoàng.

Hội truyền giáo nước ngoài được thành lập, Hội được củng cố nhờ sự tạo dựng một chủng viện, tại đây nhiều người cộng tác các vị đại diện Tông tòa tân phong đến học tập. Lịch sử của hội nầy sẽ gắng liền và chặt chẽ với lịch sữ ảnh hưởng Pháp ở Đông Dương .

Bành trướng hàng hải nối tiếp việc truyền đạo Công ty Thánh thể mạnh mẽ dự định thành lập một  “ Công ty Trung Quốc truyền đạo và xây dựng buôn bán “.Đối với các người truyền giáo Gia Tô thành công của việc truyền Phúc Âm phụ thuộc chặt chẽ vào thành công buôn bán phương Tây, người truyền giáo và người buôn bán nưong dựa vào nhau. Năm 1658 Francois Pallu đề nghị tổ chức một công ty buôn bán Pháp với Đông Á  : “ Dù chuyến đi Trung Quốc có mục đích chính là tôn vinh Thượng Đế và cải đổi linh hồn, người ta lại không kèm theo đó sự lợi ích làm sáng tỏ mối lợi người ta có thể rút tỉa ra từ đó việc biết xử dụng mối lợi là điều cần thiết” [3] Nhằm mục đích trên  Francois Pallu ký năm 1660 với một công ty xứ Rouen muốn trang bị một chiếc tàu để chở ông ta sang Việt nam ; các quy lệ tổ chức cụ thể sự hợp tác giữa giáo sĩ và nhà buôn : “ Vì mục đích các Giám mục , chính của công ty nầy là để dễ dàng chuyên chở và công ty dễ dàng thành lập…Nên quyết định rằng, sẽ tiếp nhận các giám mục và các nhà truyền giáo thống thuộc trên tàu của công ty cùng với tôi tớ và bộ hạ các ngài . Không nhận phí tổn vận chuyển súc vật  các ngài mang theo cũng như tiền lương thực cho chúng và sẽ đưa các ngài đến một hay nhiều cửa biển ở Bắc kỳ hoặc Nam kỳ hay Trung Hoa  (điều XIII ).

Vì các tiện ích đó, các giám mục nói trên được toàn thể công ty yêu cầu lưu tâm đừng bỏ sót điều gì trong xứ và sẽ được các đại diện ghi kỹ các việc mua bán để khi trở về họ tường trình tốt đẹp và trung thực các việc làm của họ …( Điều XIV )[4].

Một trân bão đã hủy diệt chiếc tàu xứ Rouen, kế hoạch đó bị thất bại. Nhưng năm 1664, cũng là năm hội truyền giáo nước ngoài được thành lập tại đường Du Bac ; Colbert lập công ty Đông Ấn : kể từ đó, Pallu chú tâm lôi kéo hoạt động của công ty hướng đến Bắc kỳ . Trong các thư từ liên lạc với Colbert, ông cho Colbert biết những tin tức về thương mại và chính trị ở những xứ ông rao giảng Phúc Âm. Chính lúc bị một cơn bão thổi tạt vào bờ biển Phi Luật Tân, Giám mục Pallu đang mang một “Kế hoạch thành lập công ty Hoàng gia Ấn ở Vương quốc Bắc kỳ “. Nhưng các nhà buôn không bị mắc mưu, họ biết rõ “tham vọng và óc xâm lăng của các nhà truyền giáo muốn bành trướng , xây dựng các hãng buôn khắp nơi, nhất là ở Bắc kỳ để thiết lập các phái bộ truyền giáo của họ “[5]

Thực tế, các việc của công ty Đông Ấn thu gọn trong vài chuyến đi có tính cách buôn bán, còn các dự định kèm theo không bao giờ thực hiện được. Chúng ta có thể nói rằng cho đến cuối thế kỷ 18, thương mại của Pháp không có đại diện nào ở Việt nam ngoài các nhà truyền đạo. Thời gian các nhà truyền giáo Pháp đến ngẫu nhiên trùng hợp với thời gian các Chúa Việt Nam có thái độ cứng rắn. Trước các tiến bộ gia tăng của đạo Gia tô, lệnh trục xuất lỏng lẻo lúc ban đầu trở thành gắt gao hơn .

Trước tiên là Chúa Trịnh, mấy năm sau là Chúa Nguyễn, cấm truyền đạo và dưới các vị truyền giáo. Hoạt động của các vị truyền giáo không vì thế mà giảm bớt, khi thì công khai trong thời kỳ dễ dãi, khi thì bí mật. Những tranh chấp giữa người truyền giáo khác quốc tịch cũng khiến mối nghi ngờ của Vua Chúa vững chắc thêm. Thật vậy, các giáo sĩ  Dòng tên người Bồ, luôn luôn thù ghét các Đại diện Giáo hoàng, họ tố cáo với Vua,quan rằng những người nầy là những tên gian manh và là những kẻ gây rối. Nhưng các Chúa Việt Nam, nhất là Chúa Nguyễn biết chìu lòng các kẻ đi giảng đạo mới, dù họ đã từng ra lệnh trục xuất trong suốt thế kỷ 18, chúng ta đã thấy có các giáo sĩ Dòng Tên, các thầy thuốc, các nhà kỹ hà học hay toán học, giữ các chức vụ quan trọng trong triều đình như các đồng nghiệp của họ bên Trung Hoa.

Năm 1787,  Hiệp ước đầu tiên giữa Pháp và Việt Nam ra đời. Bị Tây Sơn đánh đuổi ra khỏi xứ, Chúa Nguyễn Ánh trốn tránh ở Hà Tiên và tại đó, năm 1784 chúa đã gặp Giám mục Pigneau de Béhaine, nhân viên phái bộ truyền giáo nươc ngoài, Giám mục khuyên Nguyễn Ánh nên cầu viện Louis XVI . Dù chưa chấp nhận đề nghị, nhà truyền giáo nầy vẫn đi Pháp điều đình với thượng thư Bộ ngoại giao Montmorin một hiệp ước Đồng Minh ký ngày 28-11-1787. Vua Pháp cam kết phái quân độì và tàu bè đến giúp Nguyễn Ánh cố gắng khôi phục đất nước , bù lại “Vua nhường cho Pháp các đảo gần Đà nẳng và Côn lôn để Pháp toàn quyền buôn bán, không cho bất cứ nước nào khác thuộc Châu Âu nữa cả “.

Nhưng hiệp ước nầy vô hiệu, chế độ quân chủ Pháp đang nghiêng nghữa và kiệt sức vì cuộc chiến Châu Mỹ. Không đủ sức dự vào cuộc chiến quá xa xôi như thế. Vì thế, khi Bá tước De Conway, tòan quyền vùng Ấn thuộc Pháp không chịu thi hành hiệp ước, Pigneau de Béhaine quyết định hành động một mình. Được các người Pháp ở Ile de France và Pondichéry giúp đở, Y mang đến cho Nguyễn Ánh, lúc đó đã chiếm lại Nam kỳ hai chiếc tàu đầy khí giới và đạn dược cùng nhiều quân chí nguyện, nổi tiếng nhất là Olivier Chaigneau, Vannier Dayot Forsans, nhóm người Pháp nầy sẽ giúp Nguyễn Ánh huấn luyện một phần quân đội theo cách thức Châu Âu, lập một đội Pháo binh cùng thủy quân hiện đại.

Nguyễn Ánh, làm Vua dưới niêm hiệu Gia Long chỉ còn biết mừng vui việc chánh phủ Pháp không thi hành hiệp ước 1787 vì hiệp ước bao gồm việc cắt nhường hai đảo Việt Nam . Ông vẫn giữ gìn không thắt chặt mối liên lạc chính thức cũng như các cam kệt chính trị với chính phủ phương Tây để khỏi sa vào những lỗi lầm dẫn đến số phận của Ấn. Anh là nước đầu tiên muốn lập lại các liên lạc buôn bán với Việt nam, những liên lạc đã bị cắt đứt từ năm 1700. Là chủ biển cả, là kẻ hưởng lợi đầu tiên của cuộc cách mạng kỹ nghệ, phát xuất từ Án Độ, xâm lăng các thị trường Đông Nam Á , vì thế năm 1803, một tàu của công ty Ấn Anh được phái đến Đà Nẳng, sứ giả của Công ty đó, Robert, yêu cầu được mở hãng buôn ở Trà Sơn  (Quảng Nam ), Gia Long không nhận tặng phẩm và không cho phép . Về phần các nhà buôn Pháp ở Bordeaux và các hải cảng khác, bị đuổi ra khỏi Ấn Độ  mà không có hy vọng trở lại, họ đi tìm một vùng hoạt động mới, ở Viển Đông . Năm 1817 phái đoàn De Kergariou đến Đà Nẳng trên tàu La Cybèle không yêu cầu gì khác hơn là áp dụng hiệp uớc 1787, hiệp ước đã chết non khi mới lọt lòng và việc cắt nhưọng Côn Đảo. Gia Long rất cẩn thận không chịu tiếp kiến Viên chỉ huy De Kergariou với cớ y không phải là đại diện cho Vua nước Pháp. Cùng năm ấy, Quận công Richelieu gởi đến cho ông Chaigneau ( một sĩ quan Hải Quân đồng thời cũng là một vị quan trong thời vua Gia Long) một điện văn. Điện văn nầymục đích để hỏi ông Chaigneau tin tức về Việt Nam . Quận công viết rằng : “Ngài có thể được chính phủ ưu ái bằng cách dựa vào các phương tiện mà địa vị hiện giờ của ngài có được, trước hết làm cho việc kinh doanh đầu tiên của các chủ tàu chúng ta được biệt đãi, và các tin tức chính xác hầu tôi có thể biết được phải làm gì để đạt được mục đích đã nhắm, tức là thiết lập một nền thương mại đều đặn và thường trực với xứ mà ngài đang ở “[6]

Điều ước vọng nầy của chính phủ thúc giục  Chaigneau trở về Pháp, sau khi được Louis XVIII tiếp kiến, y trở về Huế năm 1820 với danh nghĩa Lãnh sự và Khâm sai để ký kết hiệp ước thương mại giữa hai nước. Nhưng Gia Long chết khi viên Lãnh sự đầu tiên của Pháp tại Việt nam  đến Huế. Trước khi Gia Long chết, người Anh đã chiếm Singapour, biến cố nầy kích động mối nghi ngờ của Vua, và khi chết, trong di chiếu ông nhắc nhở con là Vua Minh Mạng đối xử tử tế với người Âu, nhất là người Pháp nhưng hết sức cảnh giác trước các tham vọng của các nước Châu Âu.

Tân vương tuân hành các lời nhắn nhủ trên. Chẳng những ngài từ chối không ký hiệp ước thương mại với Chaigneau bằng cách trả lời với Luis XVIii rằng việc buôn bán được tự do cho mọi nước theo quy định luật pháp Việt nam [7], mà Ngài còn không trả lời các đề nghị của Pháp hay Anh muốn nối lại các liên lạc buôn bán và chính trị với Việt nam , Vua sợ rằng các trao đổi với phương Tây, kẻ đang nắm những kỷ thuật tiến bộ sẽ làm nguy hại nền độc lập và trật tự quốc gia.

Thấy sự vô ích của các cố gắng và địa vị hờ của mình ở triều đình, Chaigneau và Vanier xin về Pháp vĩnh viễn. Từ năm 1831 đến 1839 các liên lạc giữa người pháp và Việt nam bị gián đoạn.  Những người Âu còn lại ở Việt nam, chỉ là những người truyền đạo. Nhưng rồi nền quân chủ nhà Nguyễn, hoạt động của họ hình như còn nguy hiểm hơn áp lực về đạo Gia Tô đã đe dọa toàn thể cơ cấu chính trị và xã hội Việt nam . Vụ Lê văn Khôi và nhiều vụ khác đã trình bày rõ rệt  cho vua quan thấy rằng các người truyền giáo, thay vì đứng nguyên trong vai trò thiêng liêng của mình  lại xen vào chính trị, tìm cách thúc đẩy những người đổi đạo chống lại chính quyền hợp pháp để chuẩn bị cho một chính phủ thân Thiên Chúa giáo lên cầm quyền. Khôi là con nuôi của Tổng trấn Lê văn Duyệt. Ông nầy là bạn và chiến hữu của vua Gia Long. Viên Tổng trấn chống đối việc chọn Minh Mang làm Đông cung Thái tử, cho nên khi lên ngôi Vua, Vua đã thi hành những biện pháp cực kỳ nghiêm ngặt đối với Lê Văn Duyệt, người đã sống và chết cùng giòng họ ông ta. Do đó, Khôi nổi dậy chống Minh Mạng từ 1833 đến 1835, chiếm toàn thể Nam kỳ và bổ nhiệm quan lại. Các nhà truyền giáo và các con chiên rất tích cực vào cuộc nổi dậy nầy. Một bức thư bắt được trên chiếc tàu bị chận ngoài khơi Phú Quốc, trong thư Lê văn Khôi yêu cầu Giám mục Tabert, lúc đó đang trốn tránh tại Xiêm la trở lại Saigon, Những người đi Xiêm cầu viện là những tín đồ Gia Tô. Khi chiếm lại Saigon triều đình thấy trong thành có linh mục Marchand, người đã được Linh mục Việt Nam dẫn từ Trà Vinh lên và chắc muốn đóng vai trò của Pigneau de Behaine bên cạnh các người nổi loạn, với hy vọng biến Nam kỳ thành một vương quốc ly khai đặt dưới quyền lãnh đạo của Thiên Chúa giáo. Linh mục Marchand cùng năm người cầm đầu khác bị đưa về Huế và bị xử lăng trì.

Vụ nầy làm cho các biện pháp trục xuất trở nên gắt gao hơn đối với người truyền giáo. Các đạo luật nghiêm ngặt nhất về cấm đạo đã được mang ra áp dụng lại sau năm 1833. Trước kia, năm 1825, khi một người truyền đạo đổ bộ lén lút lên Đà Nẳng - điều nầy hình như thách đố chính quyền nhất là khi các nhà truyền giáo không lúc nào chịu thi hành luật pháp của nước họ đến – trong đạo luật cấm đạo đầu tiên Vua Minh Mạng ra lệnh đóng cửa tất cả nhà thờ và kiểm soát nghiêm ngặt tàu bè, bờ biển và triệu những vị truyền đạo về Huế, để dịch sách vở Âu Châu.

Năm 1839, Anh can thiệp quân sự tại Trung Quốc “ Chiến tranh nha phiến “ bùng nổ . Vua Minh Mạng hiểu ngay đó là mối đe dọa của đế quốc Tây phương sắp đè nặng lên xứ sở mình. Ngài cho rằng nên thăm dò ý đồ các nước Châu Âu hầu đi đến một thỏa hiệp về đạo Thiên Chúa cũng như về buôn bán. Chính nhằm mục đích đó, đầu năm 1840, ông gởi nhiều đoàn sứ giả đi Pénang, Calcutta, Batavia, Paris, Luân Dôn. Tại Ba Lê, đoàn sứ giả không được Louis Philippe yết kiến, các phái bộ truyền giáo nước ngoài, để ngăn chận một hiệp ước mà họ sợ phải gánh chịu sự thua thiệt, đã mưu mô vận động ở triều đình trình báy vua Minh Mạng như một kẻ thù quyết liệt của tôn giáo và giáo hoàng cũng phản đối.

Khi các sứ thần trở về Huế, Minh Mạng vừa mới băng hà. Dưới triều Thiệu trị sự cấm đạo chấm dứt. Theo lời yêu cầu của Thuyền trưởng Evéque tàu Héroine, Tân vương bèn thả năm người truyền đạo đã bị kết án tử hình. Chiếc Alemême thuộc hạm đội của Đô đốc Cécille, năm 1845 cũng xin phóng thích giám mục Lefébvre. Được đưa về Singapour, Giám mục nầy không bao lâu lại trở lại Việt nam, dù ông biết pháp lệnh trói buộc ông, Bị bắt giữ ở cưa sông Saigon, Ông chỉ đưa lại Singapour.

Nhưng áp lực phương Tây gia tăng, và võ lực sẽ tiếp nối sự thuyết phục .

Nhờ Hiệp ước Nam Kinh (1842 ), Anh quốc chiếm được Hồng Kông và mở năm cảng, Pháp cũng nhận được các mối lợi tương tự qua Hiệp ước Hoàng Phố (1844 ) , ngoài ra còn được lời hứa tự do truyền đạo. theo lời  kêu gọi của các nhà truyền giáo nền quân chủ tháng bảy lúc đó nghỉ là cần can thiệp tại Việt nam để có những đặc nhượng tương tự. Trong mục đích đó, Anh đã phái đến hai tàu chiến do Rigault De Genouilly điều khiển, y tống tối hậu thư đòi rút lệnh trục xuất và đạo Thiên Chúa phải được tự do truyền giáo tại Việt nam như tại Trung Quốc, trong cuộc thương thuyết tại Đà Nẳng, Pháp thấy các chiến thuyền Việt nam đến gần, chúng liền tấn công mà không một lời báo trước và đến đánh đắm toàn thể đoàn thuyền  (1847 ) Vua Thiệu Trị  tức khắc ra lệnh xử tử mọi người Âu Châu trong nước. Sau đó, không bao lâu ngài băng hà.

Từ 1825, như thế giữa Pháp và Việt nam không có liên lạc nào khác hơn là các cuộc viếng thăm của các tàu chiến mà mục đích chính là bảo vệ các người truyền đạo. Thực tế thì các can thiệp đó có hại hơn là có lợi. Quả vậy, các biện pháp đe dọa chỉ gia tăng “ Hận thù và khinh bỉ “ của các vua chúa Việt nam đối với đạo mới. Sự báo nguy trận tấn công của Rigault de Genouilly thật trầm trọng cho Việt nam. Vua Tự Đức, người nối ngôi Thiệu Trị, và các quan lại ý thức đúng mức về tai họa dẩn đến .

Nhưng triều đình Huế, để đương đầu với các mối nguy và các tham vọng lớn của phương Tây, không tìm ra cách tự vệ nào khác hơn là chính sách “ Bít ải đóng cảng “ triệt để. Đồng thời chính sách tôn giáo của Huế không thay đổi, vì thái độ và chính sách của các nhà truyền đạo không hề thay đổi. Thật vậy, những người nầy vẫn tiếp tục xúi giục nổi loạn, can thiệp vào các âm mưu trong triều luôn luôn với mục đích lật đổ vua đang trị vì để thay thế bằng một kẻ khác tận tâm với họ. Vụ Hồng Bảo là một ví dụ, Bị gạt ra khỏi ngôi vua, Hồng Bảo là anh ruột của vua Tự Đức, bèn kêu cứu đến các người truyền đạo ở kinh đô, hứa với họ việc được tự do tôn giáo nếu các con chiên tham gia cuộc nổi loạn. Phe cánh Hồng Bảo còn trả tiền trước cho các người truyền đạo để đạt được sự giúp đở của Châu Âu. Âm mưu bị khám phá, Tự Đức ban bố đạo dụ trục xuất thứ nhất (1848 ) chống lại “ những kẻ cả gan đến độ quyến rủ một hoàn thân “ và hơn lúc nào hết bắt đầu giữ chổ trong đời sống chính trị trong nước. Hai dụ khác 1851 và 1855, đuổi các nhà truyền đạo nào vẫn tiếp tục vào Việt nam .

Triều đại Đế chế thứ nhì đánh dấu một bành trướng mớI của Pháp. Năm 1855 Napoléon Iii ra lệnh phái đoàn y tại Trung Quốc tập trung mọi tài liệu các phái bộ truyền giáo Đông Dương mà y muốn che chở và ở đó y tìm ra người để đương đầu với Anh . Phái đơàn Montigny được gởi ra Huế để đòi tự do truyền giáo và buôn bán cùng lập một tòa Lãnh sự ở Kinh Đô và một hãng buôn ở Đà Nẳng. Trước đó đã có một tàu chiến, chiếc Catinat, tấn công biện pháp phòng vệ của các quan chỉ huy thành trì Đà Nẳng, tàu nầy tự cho mình có quyền đánh úp một trận trên cảng nầy ( 1856 ) Đến Huế vào tháng giêng 1857, Montigny không đạt được gì cả mà phải ra về vì không được Tự Đức tiếp

.

Ghi Chú :

 


[1]  Lúc đó Việt Nam bị chia hai ,dưới quyền hai họ thù nghịch, miền Bắc thuộc Trinh, miền Nam thuộc Nguyễn

[2]  Taboulet, Công nghiệp Pháp ở Đông Dương , Paris 1955 Andriou-Maisonnuve tập 1 tr 15

[3]  Contier, Đại cương Lịch sử Trung Quốc , tập III

[4]  Contier, Đại cương Lịch sử Trung Quốc , tập III

[5]  P.Isoart, Hiện tượng quốc gia Việt nam

[6]   Thư khố Bộ ngoại giao, Châu Á tập 27 tr 136-137

[7]   “ Nếu các người trong xứ nào muốn đến nước tôi buôn bán, Minh Mang viết trong thư gởi Louis XVIII, họ phải tuân theo luật lệ, vì đó là điều hợp lý “ ( Silvertre, la Politique Francaise dans L’Indochine) Niên giám của trường Tự Do về khoa học chính trị 1859.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (4 đã gửi)

avatar
Nguyen Dinh Tho 17/05/2011 09:18:14
Tôi thật sự buồn khi thấy bài này được đăng tren trang phatgiaongaynay. Đây là một trang nói về một tôn giáo của Đức Phật, người đã luôn yêu quý những gì là tốt đẹp. Tại sao trang web của một tôn giáo vĩ đại tnhư thế lại có một bài nói về một tôn giáo khác như hành động mà người xưa hay nói "vạch lá tìm sâu".
Reply Tán thành Không tán thành
-4
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Hoàng Châu 17/05/2011 21:22:41
Sao lại "vạch lá tìm sâu'? Bạn thà có con sâu trong tô canh rau, chứ không muốn vạch lá tìm sâu?
Đúng ra là nên nói "có sao nói vậy". Chúng ta là đệ tử Phật, yêu quý những gì là tốt đẹp, thế còn những gì không tốt đẹp thì không được nói đến hay sao, bỏ mặc cho dân ta không biết sử ta?

Lòng bạn trong sáng, luôn tránh nói về những gì không tốt đẹp của người khác. Điều đó cao thượng. Nhưng trên bình diện lịch sử, dân chúng cần biết sự thật, dù là sự thật đau lòng.

Sự thật lịch sử có sao vẫn phải nói đúng như thế. Nói để các thế hệ tiếp theo có thể tránh, không đi vào vết xe đổ của tiền nhân; đó là mặt tích cực của vấn đề nghiên cứu.
avatar
Trọng Việt 17/05/2011 23:34:05
Nguyen Dinh Tho đã thừa nhận thật sự có con sâu nhưng lại phản đối “vạch lá tìm sâu”. Phải chăng NDT muốn bảo vệ con sâu đã và đang huỷ hoại truyền thống văn hóa dân tộc, nối giáo cho giặc cướp nước ; con sâu mải miết “tham ăn” chứ không màng gì đến sự tồn vong của thân cây mẹ Việt Nam.

Những tài liệu như thế này đã vạch trần đích danh từng nhân vật , từng thế lực đã lợi dụng chiêu bài truyền giáo để xâm lăng nước Việt , và như vậy bài này không phải là truyền đơn bài kích tôn giáo nào cả, mặc dù ai đọc qua cũng phải đau lòng , nhất là đối với các Kitô hữu VN.

Tại sao Việt Nam mất nước từ thế kỷ 19 để phải hy sinh hàng triệu tính mạng con dân cho mãi đến cuối thế kỷ 20 mới khôi phục được độc lập thống nhất ? Bài học lịch sử này rất cần phải làm cho mọi người biết rõ rằng : ngoài thế lực “giặc ngoài” còn có bè lũ “giặc trong đội lốp tôn giáo” cũng da vàng mũi tẹt nhưng luôn cổ suý hướng về cái cội nguồn hoang đường của dân Do Thái ; luôn miệng kêu gào hãy hiến dâng tổ quốc VN cho một người đàn bà Do Thái mà chúng xưng tụng là “Nữ vương vô nhiễm nguyên tội” , thực chất là ý đồ bán nước ; luôn bài kích truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên , gọi con Rồng tức là con rắn hiểm ác trong cái gọi là kinh thánh của chúng. Bè lũ này cố gắng tách các Kitô hữu VN rời bỏ và quay lại chống phá chính dân tộc Việt.

Cần , rất cần quảng bá những tài liệu như thế này , xóa bỏ bức màn bưng bít sao cho mọi người con Việt biết rõ sự thật , để cảnh giác đề phòng , để cùng nhau xây dựng và bảo vệ tổ quốc có hiệu quả. Riêng đối với những Kitô hữu VN , tôi nghĩ các bạn còn cần hơn hơn ai khác , nếu các bạn muốn tỉnh thức giữ gìn đạo của mình trong sáng , tránh theo vết xe đã đổ , không a dua , không bị lợi dụng bởi các thế lực đội lốp tôn giáo hoặc đội lốp bảo vệ tôn giáo đang chống phá nước Việt.
avatar
Phuong Nam 19/05/2011 03:21:35
Nếu Nguyen Dinh Tho muốn tìm hiểu Phật pháp hay các mục khác thì wed site này không thiếu.Còn nếu muốn tìm hiểu lịch sử,không sợ lịch sử,muốn mở mang tầm nhìn mà thời nô vong bọn thực dân lẫn đám gia tô hoành hành đất nước này.thì nên đọc bài này và cảm ơn nhựng tác giả đã dày công sưu tầm cho chúng ta thấy sự thật.
tổng số: 4 | đang hiển thị: 1 - 4

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

3.67

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập