Đức Phật đối thoại với gã chăn cừu... và với chúng ta (Phần 2)

Đã đọc: 8535           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Đối thoại giữa Đức Phật và gã chăn cừu khái quát một số quan điểm Phật học tân tiến, từ đó chứng minh đạo Phật có thể thích nghi với thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá, có thể trở thành con đường tu dưỡng giúp con người trở nên từ bi, trí tuệ hơn.

 Đức Phật đối thoại với gã chăn cừu ... và với chúng ta (Phần 1)

Phần Đức tin trong đạo Phật nhấn mạnh đạo Phật ban đầu vốn là một triết lý nhưng trong quá trình phát triển đã nhuốm màu sắc tôn giáo. Lịch sử Phật Giáo cho thấy Đức Thích Ca là một con người bằng xương bằng thịt, một thái tử có vợ con nhưng từ bỏ tất cả để đi tìm triết lý giải thoát nhân loại ra khỏi khổ đau. Ngài không phải là thần linh hoặc giáo chủ mà chỉ là bậc thầy dẫn đường. Sau khi Ngài mất, giới tăng sĩ mới tôn thờ Ngài như một thần linh tối cao.

Quá trình thần thánh hoá ấy kéo dài 2500 năm khiến cho hầu hết Phật tử ngày nay coi trọng phần đức tin tôn giáo mà coi nhẹ phần lý trí (triết lý) của đạo Phật.

Xưa nay lý trí và đức tin luôn chống đối nhau, và đức tin lùi dần trước khoa học; tuy vậy một con người có thể có cả hai thứ đó, mỗi thứ ở một bán cầu não. Đức tin thuộc phạm trù tình cảm, nó có thể lung lay thậm chí mất đi. Để giữ đức tin, tôn giáo phải dùng các nghi thức cầu nguyện, tụng niệm hàng ngày, thực chất là một kiểu tự kỷ ám thị. Các vị chân tu, các cư sĩ-trí thức đều coi trọng phần lý trí hơn đức tin.

Giờ đây khoa học phát triển như vũ bão, đức tin ngày càng lùi bước, cho nên đạo Phật nếu muốn tồn tại thì phải từng bước đề cao phần lý trí của mình, đặc biệt là đạo lý mỗi người phải tự giác ngộ và tự giải thoát mình, đừng trông mong vào ai khác, kể cả đức Phật. Mới đây khi ở thăm Hà Nội, Pháp Vương Gyalwang Drukpa nhắc lại: Đức Phật chưa từng nói rằng các con hãy nương tựa vào ta, ta sẽ bảo vệ và đưa các con đến nơi giải thoát an toàn. Ngài cũng chưa bao giờ nói các con hãy cúng dường ta. Ngài chỉ nói: ta là người hướng đạo, các con phải đi trên đôi chân của mình.

Đức Phật

Nhà khoa học nổi tiếng người Mỹ gốc Việt cư sĩ-giáo sư Trịnh Xuân Thuận nhận định: Phật Giáo không phải là một đức tin thần khải, đó là một hệ thống tư tưởng rất duy lý. Ðức Phật không phải là Thượng Đế, mà là hướng dẫn viên cho cuộc hành trình. Ngài đã tìm ra chủ đích, đó là sự giác ngộ, và mỗi người chúng ta phải tự thể nghiệm lấy. Ngài nói: "Ðừng bao giờ tin lời Ta; các con phải thực chứng cho riêng mình".

Nếu đã hiểu Phật tại tâm thì niềm tin ở Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) cũng chính là tin vào mình. Sống và hành động theo lời Phật dạy, chứ không phải thờ tượng Phật, mới là thờ kính Phật. Vô minh là nguồn gốc của mê tín, cuồng tín; đạo Phật phá bỏ vô minh, vì thế mê tín và cuồng tín cũng như chiến tranh tôn giáo đều không có chỗ trong đạo Phật.

Đối thoại giữa Đức Phật và gã chăn cừu khái quát một số quan điểm Phật học tân tiến, từ đó chứng minh đạo Phật có thể thích nghi với thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá, có thể trở thành con đường tu dưỡng giúp con người trở nên từ bi, trí tuệ hơn và có cuộc sống tâm linh yên lành; cuốn sách nhấn mạnh cần gạt bỏ dần phần tôn giáo và chú trọng phần triết lý cao cả của đạo Phật, khuyến khích phát triển quần thể cư sĩ (những người chủ yếu tin vào triết lý của đạo Phật), qua đó đưa tôn giáo này đi vào cuộc sống, đạt tới mục đích Phật Giáo nhập thế, phục vụ sự phát triển của xã hội.

Đọc cuốn sách nói trên ta không khỏi nghĩ tới tình hình Phật Giáo nước nhà hiện nay: nhìn bề ngoài có vẻ đang thịnh, song thực ra có lẽ ngược lại. Phần tinh hoa của đạo Phật bị lấn át bởi sự phô trương hình thức (một bệnh phổ biến của cả xã hội, kéo theo bệnh giả dối). Tính chất tôn nghiêm, thiêng liêng vốn có của tôn giáo và hình ảnh thanh cao đáng kính của tăng sĩ nhạt nhoà dần.

Xây chùa to, dựng tượng lớn kiểu Trung Quốc, xa lạ với truyền thống kiến trúc giản dị, nhỏ mà đẹp của tổ tiên ta. Lễ hội linh đình, hoành tráng, màu mè loè loẹt, thu hút hàng nghìn người tham gia, tốn kém tiền của và thời gian của dân [5]. Xu hướng thị trường hoá, thương mại hoá hoạt động tôn giáo len lỏi vào đền chùa. Nhiều người đến đây chỉ để cầu phúc xin lộc, "giải sao" (dĩ nhiên phải chi tiền cho nhà chùa) chứ không phải để tu học hoặc để tìm sự tĩnh lặng.

Tâm lý ấy khuyến khích sự phát triển các hình thức mê tín dị đoan, là điều pháp luật nhà nước ta cấm và các tăng sĩ chân chính phản đối. Thế nhưng có nơi vẫn lợi dụng tâm lý đó để thu tiền, thậm chí tái hiện hủ tục mê tín dị đoan có từ thế kỷ trước [6]. Trong các dịp lễ tết, cảnh hàng ngàn dân tụ tập quanh đền chùa, ngồi cả ra đường phố đã trở thành một hiện tượng quen thuộc đáng quan tâm [7].

Thực ra, với giáo lý cao cả của mình, đạo Phật hoàn toàn có thể giúp xã hội thêm văn minh, trí tuệ, trật tự ổn định. Điều này thấy rất rõ ngay tại nước bạn Lào, nơi hầu hết dân theo Phật Giáo. Người dân hiền lành, lương thiện, thể hiện rõ Phật tính trong lòng họ; xã hội yên bình, trật tự, không có tệ nạn, dù đời sống còn thấp hơn Việt Nam.

Đền chùa thật sự là nơi tôn nghiêm, thanh tịnh, không có tệ thu tiền để làm các nghi lễ. Tăng sĩ thanh cao giản dị, được mọi người thực lòng kính trọng.

Xã hội tiến lên thì tôn giáo cũng phải tiến theo cho thích hợp với thời đại. Phật Giáo thế kỷ XXI phải tiến bộ hơn thế kỷ XX. Thiển nghĩ hơn bao giờ hết Phật Giáo nước ta hiện nay cần đề cao giáo lý Phật tại tâm, giáo dục mọi Phật tử tự giác sống theo lời Phật dạy, từ bi hỷ xả, chống tham sân si, chống hình thức phô trương xa hoa lãng phí cùng các tệ nạn mê tín dị đoan xa rời bản chất trí tuệ của đạo Phật.

Chỉ có phát huy được phần tinh tuý ấy thì Phật Giáo Việt Nam mới tồn tại lâu dài, trở thành một triết lý sống góp phần tô đẹp bộ mặt tinh thần của xã hội và do đó làm nên một nét đặc sắc trong văn hoá truyền thống Việt.

-------------------

Ghi chú:

[1] Sinh 1946, tốt nghiệp ĐH Y khoa Cochin Port-Royal (Pháp), giảng viên ĐH Saint-Antoine Paris, Phó Chủ nhiệm Khoa Nội Tiêu hoá Bệnh viện Orlean, đã nghỉ hưu, hiện ở Olivet (Pháp).

[2] Xem http://www.tuanvietnam.net/2010-03-18-phat-xa-loi-va-nhung-chiec-xe-doi-moi-dat-tien; http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=111602&ChannelID=2 và các tin, bài liên quan.

[3] Nhà văn Hy Lạp (1885-1959), suýt là chủ nhân giải Nobel Văn 1957 (thiếu 1 phiếu); sách xuất bản 1946.

[4] http://cusi.free.fr/pgtd/chp0077.htm. Giới Phật tử phương Tây phổ biến cho rằng Phật Giáo sẽ dần thoát khỏi hình thức tôn giáo và tồn tại lâu dài dưới hình thức một con đường tâm linh thế tục thích hợp cho nhiều nền văn hóa.

[5] Đại sứ Nhật ở Việt Nam Mitsuo Sakaba nhận xét: Chùa Việt Nam nhiều màu sắc, tượng Phật cũng sáng lấp lánh đầy màu sắc thần thánh. Ở Nhật, chùa chiền phải là nơi thanh tịnh, tượng Phật chỉ nên có hai màu đen trắng. (http://vanvn.net/News.Asp?Cat=13&SCat=&Id=1690)

[6] Cách đây 80 năm cư sĩ Thiều Chửu từng nhận xét: sự tổ chức ở nhà chùa không đúng chút nào với lời Phật dạy; bỏ mất hẳn cái tinh thần trọng lao động, không theo quy chế "một ngày không làm một ngày nhịn ăn" của Tổ Bách Trượng. Lại còn dùng thuật mê tín vẽ ra đàn tràng cúng bái, đục khoét nhân dân để sống một đời nhàn rỗi.

[7] Ở Trung Quốc (TQ) từng có một số hiện tượng tụ tập tương tự, được giải thích là do dân chúng mất niềm tin sau khi chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Liên Xô, cần tìm một niềm tin tôn giáo để thay thế. Hiện nay TQ chú trọng phát triển Phật Giáo nhập thế, cụ thể là tăng số lượng cư sĩ Phật giáo, xây dựng nhiều "Làng Cư sĩ (Cư sĩ lâm)", một loại khu chung cư dành cho các cư sĩ và gia đình. Website Cư sĩ lâm là trang mạng Phật Giáo lớn nhất TQ. Mới đây Diễn đàn Phật Giáo Cư sĩ thế giới lần thứ ba đã họp tại Malaysia (18-21/12/2009); Việt Nam có cử phái đoàn tham dự.

Theo:tuanvietnam.net

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (6 đã gửi)

avatar
KIM SINH 21/04/2010 03:18:42
Tôi nhất trí với tác giả về nhận định các ưu việt của triết lý, tư tưởng đạo Phật. Về phần nhận định Phật giáo (tôn giáo) của tác giả, thì tôi rất phân vân.

Đối với một số Phật tử (theo nghĩa học trò của Phật) như tiến sĩ,bác sĩ,kỹ sư,sinh viên…việc từ bỏ chùa chiền, ảnh tượng,huơng đăng, lễ nghi…thì không thành vấn đề. Họ chỉ cần thầy và sách, có thể cần thêm hội đoàn, đã đủ cho họ tự lực đồng học,đồng tu hoặc tự học tự tu theo lời dạy của Phật. Họ theo Đạo Phật Không Tín Ngưỡng.

Đối với số đông Phật tử (theo nghĩa con của Phật) thì chưa làm như thế được , vì họ theo đạo trước hết vì tín ngưỡng, vì tâm linh của họ hiện tại còn cần nương tựa tha lực, một nhu cầu có thực và chánh đáng. Vậy có nên chận họ trước cửa chùa để bảo rằng về nhà tham thiền mới tốt hơn ? Có nên giãng lý duyên khởi cho họ bằng thuyết big bang, lý vô ngã bằng vật lý hạ nguyên tử …?

Đối với lễ nghi, thì không lễ lấy đâu mà giáo, không nghi lấy đâu được nghiêm. Không chờ duyên mà chủ động tạo duyên để hoằng dương Phật pháp . Vậy nên, chớ vội phê phán là hình thức là phô trương.Hãy nhìn vào hiệu quả.

Tôi biết rất nhiều tăng ni phải chịu khổ,bất đắc dĩ làm lể cầu an, cúng sao giải hạn theo yêu cầu của Phật tử. Đạo Phật đâu có nghi thức này. Họ đành tụng một thời kinh Dược sư…Các tăng ni giải thích rằng họ không dối trá, chỉ vì để Phật tử được yên tâm(bớt nỗi lo sợ như họ đang muốn) bằng vài thời kinh còn tốt hơn để mặc Phật tử đi lạc đến với thầy pháp,xin xăm,bói quẻ. Vấn đề là theo thời gian, số Phật tử cầu an cúng sao giải hạn tại từng chùa có giãm dần hay không , đó là thước đo đạo hạnh của quý thầy cô trụ trì. Vậy thì trước mắt nên cảm thông hơn là trách móc họ. Dục tốc bất đạt mà.

Đối với việc thờ lạy Phật, ai nói là vô bổ vì Phật không yêu cầu như vậy, họ đúng thôi.Nhưng đối với tôi, qua thực nghiệm, mỗi khi cúng lạy trước ảnh tượng Phật thì thấy tâm tư an tịnh thanh thản hơn một chút, thấy mình xuống thấp đi một chút, như một lần được Phật nghiêm khắc nhắc nhở phẫm hạnh trí tuệ của mình còn quá thấp hèn. Ai bác ý kiến của tôi thì cũng đúng. Còn tượng Phật phải đen trắng mới thanh tịnh thì tôi chưa thông nổi. Chùa chiền trang nghiêm đến độ dể sợ thì Phật tử đến làm chi.

Đạo Phật không dành riêng cho giai cấp, tầng lớp nào. Đừng vội chê cười một Phật tử đang nặng tín nhiều hơn lý, cầu tha lực nhiều hơn tự lực, vì thực sự họ đang hưởng thụ một loại thực phẫm tâm linh phù hợp với tỳ vị của họ, họ tiêu hóa hấp thu được chất bổ dưởng đó. Biết đâu chừng họ đang được an lạc nhiều hơn những người thuần lý.
avatar
K.Thanh 21/04/2010 07:40:51
Vâng ! Bạn kim Sinh rất chí lý .

Tôi không hiểu sao khi Phật pháp ở những thời kỳ hanh thông (tạm cho như thế) thì lại thường thấy xuất hiện một vài tư tưởng cứ như là "một phát hiện mới" hoặc làm như thế này sai ,như thế kia đúng.v..v..;mà quên rằng Phật giáo là tất cả ,dù xét ở góc nhìn nào Tôn Giáo-Tín Ngưỡng-Triết Lý-Học Thuyết...

Điều đó không có nghĩa là "hổn tạp",mà là sự dung chứa tuyệt vời các sắc thái văn hóa đa cấp .Vậy đấy ,thế mà hơn hai ngàn năm trăm qua , Phật giáo chưa bao giờ phải "xét lại " hay sửa sai bất cứ một tín lý nào như chúng ta đã thấy các tôn giáo bên cạnh ,phải khốn đốn,điều chỉnh ,thậm chí "ăn cắp" của Phật giáo chúng ta không ít .

Vì vậy ,tác giả Hồ Anh Hải viết bài giới thiệu quyển sách này như nắm bắt được vàng ,tìm cơ hội thọc sâu vào Phật giáo ,với những lý giải sở kiến cá nhân sặc nặng mùi của biên kiến ; khi chuyện "hoành tráng ";"Chuyên Cơ".v..v..vẫn còn đang âm ỉ chưa nguôi .Và dĩ nhiên bài này phải "được đăng trên tuanvietnam.net mà thôi !
avatar
abc 21/04/2010 23:15:12
Bạn K. Thanh ơi, bạn không hiểu sao? Đó là ma thuyết pháp đấy!

Dựa vào một tác phẩm để đưa ra những ý kiến chống phá Phật giáo, người vô tâm mới đọc sẽ thấy có lý lắm, nhưng đọc kỹ xem sẽ thấy vô vàn điều nghịch lý.

Biển nhận nước của trăm sông ngàn suối; và không có ai dạy biển phải nhận nước như thế nào.
Phật giáo nhận tín đồ đủ các căn cơ, từ các bậc Thượng thiện nhân cho tới người cùng tử; tất cả đều được tôn quý như nhau vì Phật tính có sẳn trong mỗi người.

Tám vạn bốn nghìn Pháp môn là để thích hợp cho mọi căn cơ chúng sinh, trong đó có cả những người nhờ thờ kính tượng Phật mà lần lần thâm nhập Phật pháp. Đừng có lý luận kiểu Jéhovah: "... chứ không phải thờ tượng Phật, mới là thờ kính Phật." Thế tác giả muốn thế nào? Dẹp hết các tượng Phật cho giống Tin lành chăng?

Nhận xét của ông Đại sứ Nhật được ghi trong phần ghi chú: "Chùa Việt Nam nhiều màu sắc, tượng Phật cũng sáng lấp lánh đầy màu sắc thần thánh. Ở Nhật, chùa chiền phải là nơi thanh tịnh, tượng Phật chỉ nên có hai màu đen trắng."
Thật đáng thương cho ông ta vì ông ta không hiểu rằng chính hai màu đen trắng mới làm cho khung cảnh trở thành huyền bí, ghê rợn, thần thánh và nhuốm màu tang tóc. Cứ tưởng tượng xem khi bước vào một không gian chỉ có toàn hai màu đen trắng, ai cũng phải nổi da gà. Theo tác giả, hể ông Nhật nói là phải đúng chăng?
Ở Việt Nam chúng tôi chùa chiền cũng thanh tịnh đấy chứ, đâu phải vì tượng Phật có màu sắc mà không thanh tịnh đâu.

Căn cơ chúng sinh có nhiều bậc. Người mạnh khỏe tự đứng, tự đi, tự chạy. Người yếu hơn cần người dìu đở, đâu có sao? Chẳng lẽ phải loại bỏ những người không tự đi đứng được? Một kiểu Đức quốc xã mới trong tôn giáo chăng?

Lý luận hàm hồ mà cũng in lên báo. Chùa Phật từ dân mà ra. Nếu "Xây chùa to, dựng tượng lớn kiểu Trung Quốc xa lạ với truyền thống kiến trúc giản dị, nhỏ mà đẹp của tổ tiên ta" thì đã không ai làm. Đạo Phật luôn song hành cùng dân tộc, trải qua bao thế kỷ, điều này đã được chứng minh.

Bất cứ ai là Phật tử cũng đều chấp nhận lý Nhân Quả. Chỉ cần hành trang ban đầu này là Phật tử chắc chắn sẽ đi tới mục tiêu hoàn thiện bản thân.
Dù chỉ đến chùa để cầu phúc lộc, bất cứ người Phật tử nào cũng đều biết rằng mình phải ăn hiền ở lành thì lời cầu mới mong được ứng nghiệm. Vậy không phải là đã biết sống theo lời Phật dạy rồi sao? Và một xã hội tốt đẹp chắc cũng chỉ cần người dân của mình biết sống như thế thôi.
avatar
saobangroi85 15/06/2010 03:53:57
đúng như lời nhận định trên của tác giả , tết vừa rồi tôi có về quê ăn tết .vì tôi là người đã được học giáo lý của phật lên tôi muốn khuyên mẹ tôi quy y nhưng mẹ tôi không chịu .khi tôi hỏi tại sao mẹ không quy y thì mẹ tôi nói la
bây giờ chùa ơ nhà khác lắm nếu quy y sau này chết con cái muốn đưa sang chùa làm lễ 49 ngày rất tốn kém .vì mẹ tôi được nhìn thấy sự tốn kém của bà hàng xóm chết mà bà ý không có con được họ hàng đưa sang chùa theo ý nguyện của bà ý ,khi chết bà ý có để lại ít tiền xong người nhà họ đi chùa về người ta nói từ nay không đưa người chết vào chùa nũa vì nhà chùa đòi mấy triệu mới làm lế cầu siêu cho .thế là số tiền bà để lại hết sạch mọi đồng.có khi còn thiếu.tôi là người chưa quy y nhưng tôi rất đau lòng khi thấy những vấn lạn ở chùa khi có một số người xuất gia nhưng vẫn tham .họ làm cho đạo phật bị suy đồi trong tuơng lai. tôi cũng biết tội lỗi của vọng ngữ,nếu có vào địa ngục mà đạo pháp được trường tồn tôi cũng cam chịu .tôi thiết nghĩ giáo hội lên có sự quản lý các chùa từ trung ương đến địa phương, va cũng lên có những giới luật thật nghiêm đối với ni ,sư chưa đủ đức độ. có như thế thì đạo phật mới trường tồn va phát sáng .
avatar
trinhhoaianhtu 08/10/2010 20:31:21
phât giaaos hay công giáo gì không quan trọng tôn giao không phải là một công cụ để mà bôi bác nhju thứ đẫ bị bôi bác nhju rồi!!!thiên chúa giáo giảm ở Anh nhưng mình đoc trong báo từ năm 2008>>>2009 ở bên Châu phí đa có gần một nửa số dân ở đó đã đi theo
thiên chúa giáo còn đông hơn thiên chúa giáo đang giảm ở anh nữa mình tin chắc rằng thế giới này là thế giới do Thượng Đế ở bên Cao Đài họ tin rằng thượng đế cung tạo ra thế giới này và tôn giáo của họ với quan điểm rất giống với Thiên chúa giáo hai đạo này không có khác điểm anof cả các bạn không bik gì về đạo người ta thì đừng bôi bác
Reply Tán thành Không tán thành
-2
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
08/10/2010 22:27:34
Ban Tu oi ,hinh nhu binh luan cua ban nham bai roi!
tổng số: 6 | đang hiển thị: 1 - 6

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập