Thế gian vô thường

Đã đọc: 4413           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Trích trong chương 1 " Cuộc đời vô thường " - Tác phẩm TÁM ĐIỀU GIÁC NGỘ giảng tại chùa Xá Lợi,ngày 6/6/2000 (Phiên tả: Diệu Duyên Quốc Mỹ)

Điều giác ngộ đầu tiên có chủ đề là "Cuộc đời vô thường",nguyên văn gồm 11 câu,mỗi câu 4 chữ như sau:

"Đệ nhất giác ngộ

Thế gian vô thường

Quốc độ nguy thúy

Tứ đại khổ không

Ngũ ấm vô ngã

Sanh diệt biến dị

Hư ngụy vô chủ

Tâm thị ác nguyên

Hình vi vô tẩu

Như thị quán sát

Tiệm ly sinh tử" 

Hai câu cuối cùng của điều giác ngộ thứ nhất này nói về tính giá trị của việc ứng dụng nó trong đời sống thông qua sự chiêm nghiệm.

Đó là ai quán sát và thực tập thì trước sau gì cũng giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.Điều này rất thống nhất với chủ trương của đoạn kinh đầu tiên.

Người đệ tử Phật,ngày cũng như đêm,phải thực tập quán chiếu,hành trì ứng dụng Tám điều giác ngộ của các bậc đại nhân.Giá trị của Phật pháp nằm ở chỗ ứng dụng.Kiến thức Phật pháp dù cao siêu vi diệu khó nghĩ bàn nhưng nếu biết học đúng phương pháp thì chỉ trong vòng bốn năm,chúng ta đã có thể lĩnh hội đủ.Càng học sâu hơn nữa thì ta càng biết về cái diệu dụng của nó,còn căn bản bốn năm có thể giúp chúng ta trở thành một nhà tâm linh.Giá trị đó dài hay ngắn,nhiều hay ít hoàn toàn lệ thuộc vào khả năng thực tập của chúng ta.

Các nội dung căn bản được đề cập trong điều giác ngộ thứ nhất như sau:

"Thế gian vô thường"

Hiểu nôm na là cuộc đời vô thường."Loka" được định trong chữ Hán là thế gian,có nội hàm rất rộng,từ thế giới vật chất hữu hình nhỏ nhất cho đến cực đại,thế giới vô hình.Những cái mà ta suy nghĩ rồi tư duy,cảm giác,nhận thức đều thuộc về một phần của thế giới.

Cho nên ý niệm về thế giới được hiểu bao gồm là thế giới vật chất,thế giới tâm lý và sự tương quan giữa thế giới và tâm lý thông qua các phương tiện của nhận thức được đức Phật thừa nhận là trôi chảy không dừng trụ.Thông hiểu tuyên ngôn đó,người tu học Phật sẽ tránh được những nỗi khổ niềm đâu do cõi vô thường xuất hiện.

Trong toàn bộ kinh tạng Pali,có thể nói 60% các bài kinh ngắn dạy chúng ta chiêm nghiệm về sự tương quan ba chiều,bắt đầu từ vô thường đến khổ và vô ngã.Nếu ta sắp xếp mối tương quan ba chiều này thành một tam giác thì góc đầu tiên là thái độ vô ngã,đối trị với hai phương tiện của cuộc sống là vô thường và khổ đau.

Có những nỗi khổ,niềm đau bắt đầu từ vô thường,ví dụ,chúng ta chứng kiến thân thể mình ngày càng già nua,người thân của mình vẫy tay chào với cuộc đời,nhà cửa hư hao,tài sản tổn thất,sự nghiệp suy sụp. Tất cả bất hạnh ba chìm bảy nổi xuất hiện hầu như đến mức chóng mặt,có nỗ lực nhiều nhưng thành công cũng chẳng bao nhiêu.Lúc ấy phản ứng khổ đau là hệ quả kéo theo một cách tất yếu từ khi đối diện với sự thật vô thường của cuộc sống.

Điều quan trọng nhất mà người tu học Phật cần thực hiện khi vô thường dẫn đến khổ đau là ta phải quán không có cái tôi,không có sở hữu của tôi và không có tự ngã của tôi.Khác biệt căn bản giữa người tu học Phật và người không tu học Phật nằm ở chỗ này.Vô thường không thể tránh khỏi,khổ đau có nhưng là một phản ứng tất yếu.Khổ trên thân hay khổ với tâm thì cũng đều là khổ hoặc bao gồm cả hai.Khi giác ngộ được triết lý nhà Phật,chúng ta quán chiếu vô ngã dưới ba phương tiện vừa nêu bằng hai góc độ.

Thứ nhất,không thừa nhận hoặc ly tâm hóa nỗi khổ niềm đau và bản thân chúng ta.Do đó ta có thể tách ly khỏi khổ đau một cách dễ dàng,an toàn và không có bất kỳ một phản ứng phụ nào.

Thứ hai,không thừa nhận mình là nạn nhân đang oằn oại cảm thọ những nỗi khổ niềm đau do tác nhân hoặc do xã hội,điều kiện,môi trường,hoàn cảnh gây ra,mặc dù trên thực tế nỗi khổ đang tồn tại.Tuy có tác nhân trực tiếp tạo ra những bất hạnh nhưng người tu học Phật phải quán chiếu không có tác giả hoặc không có thọ giả để nỗi khổ niềm đau có nhưng không báo ứng trên cuộc sống của ta.

Phương pháp vừa nêu trên có thể được sánh ví như một chiếc áo mưa và một chiếc nón lá.Áo mưa được hiểu là quán không có thọ giả và chiếc nón lá là không có tác giả.Người đi trong mưa sẽ không bị ướt,không bị nhiễm lạnh và do vậy ta được sống an toàn trong bão táp phong ba cuộc đời với rất nhiều thách đố.

Vì không thấy được cõi vô thường nên mỗi sự thay đổi nhỏ có thể làm ta chao đảo,vì không thấy được sự biến hoại của cuộc đời nên mỗi bất hạnh nhỏ có thể nhấn chìm chúng ta trong sầu,bi,khổ,ưu,não.

Đức Phật dạy quán chiếu vô thường là nguyên tắc đầu tiên nhằm vượt qua khổ đau.Một ngộ nhận đáng lưu tâm đó là rất nhiều người đã tố cáo Phật giáo quá tô đen về nỗi khổ niềm đau trong cõi vô thường này khiến con người trở nên dè dặt,thận trọng,thậm chí chán nản cuộc đời.

Từ khi hiểu rõ thế gian vô thường thì ta sống năng động,tích cực,và lạc quan hơn.Chìm trong khổ đau không phải là giải pháp,càng chìm vào nỗi đau nhiều chừng nào thì ta càng bế tắc chừng đó.Cho nên,ý thức về cõi vô thường và nhận được sự vô thường trong mọi sự việc hiện tượng sẽ đưa ta thoát khỏi nỗi khổ niềm đau do vô thường tạo ra.

Vô thường trong triết học Phật giáo đôi lúc còn được hiểu bằng một từ tương đương đó là "không",tức là không thực thể.Cái gì không thực thể về phương diện bản chất,cái đó chịu sự chi phối của vô thường.

Ngày hôm qua,ngày hôm nay và ngày mai là một tiến trình thời gian ba thì.Cõi quá khứ,hiện tại, và tương lai cũng là một tiến trình thời gian ba thì liên hệ đến ba kiếp sống.Nếu ta chia nhỏ tiến trình thời gian đó bằng các đơn vị nhỏ nhất mà tâm mình có thể liên tưởng được thì rõ ràng không có lúc nào có một sự dừng trụ.

Đôi lúc do thiếu hiểu biết hay do kiến thức khoa học kém,chúng ta có cảm giác ngộ nhận rằng cuộc sống này bền vững,nó an định với chúng ta nhưng khi sự thật diễn ra làm cho chúng ta thất vọng,từ thất vọng dẫn đến khổ đau.

Do đó quán thế giới vô thường giúp ta vượt qua khổ đau một cách an toàn. 

***

Nguồn: " TÁM ĐIỀU GIÁC NGỘ " Ứng dụng Kinh Bát Đại Nhân Giác trong cuộc sống

Quý vị có thể nghe trọn quyển qua đường link dưới đây:

https://www.youtube.com/watch?v=pP4nnEXzQLo&list=PLXfpVI7YBnIzsYP1KU2ljyz5oeP3DLC6L&index=1

 

 

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập