Một tấm lòng từ bi bên cửa chùa

Đã đọc: 1958           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Ở Huế, nói tới Tuệ Tĩnh Đường - Liễu Quán, ai cũng biết đó là phòng khám chữa bệnh từ thiện chongười nghèo, địa chỉ tại số 3 đường Lê Quý Đôn giữa thành phố Huế.

Đây là con đường mỗi ngày đến cơ quan tôi thường đi qua. Nhìn đồng hồ, chưa tới 7 giờ sáng đã thấy ngoài cổng, trong sân Tuệ Tĩnh Đường - Liễu Quán rấtđông người đến chờ khám, chữa bệnh. Chỉ cần nhìn dáng đi cập rập và quần áo họ mặc đủ thấy ngay họ là những người nghèo. Lương y sư Tuệ Tâm là người đứng đầu quản lý phòng khám và chữa bệnh của Tuệ Tĩnh Đường - Liễu Quán này. Dân kể với nhau rằng sư Tuệ Tâm bắt mạch chẩn đoán bệnh giỏi lắm. Chỉ cần đưa tay cho sư bắt mạch là sư đọc đúng bệnh ngay của bệnh nhân tới khám.

Cũng vì tò mò muốn biếtthực chất Tuệ Tĩnh Đường - Liễu Quán thế nào, nhân bị bệnh mất ngủ, bệnh mất ngủ của tôi rất lạ, đầu hôm ngủ ngon, nhưng chừng 1 hoặc 2 giờ sáng là bừng tỉnh dậy, thấy người nóng bức bối rất khó chịu, sờ trán và cổ thấy nhơm nhớp mồ hôi, từ đó đến sáng không hề chợp  mắt lại. Bệnh tình ấy, tôi đã dùng thuốc Tây nhưng không khỏi, tôi đã đến Tuệ Tĩnh Đường - Liên Hoa. Cùng ngồi xếp hàng đợi đến phiên mình được khám như những bệnh nhân khác, tôi hỏi bà bệnh nhân ngồi bên:

- Chị đã tới Bệnh viện Trung ương Huế khám chưa?   Chị trả lời:

- Nhà chúng tôi nghèo không có tiền nên chỉ đến đây thôi.

- Tuệ Tĩnh Đường - Liên Hoa đối xử với bệnh nhân như thế nào?

- Những gia đình có giấy chứng thực hộ nghèo của xã như chúng tôi được khám, được châm cứu và cấp thuốc không mất tiền. Những gia đình khá giả cũng được khám, được châm cứu như chúng tôi, nhưng mua thuốc thì phải trả tiền. Điều mà chúng tôi thích đến đây nhất là bệnh nhân được chăm sóc tận tình, thươngyêu nhất mực. Chả thế mà ngày nào Tuệ Tĩnh Đường - Liên Hoa cũng có tới 250 người đến khám, chữa bệnh.

 Bệnh nhân đến Tuệ Tĩnh Đường - Liễu Quán ngày càng đông.

Anh bệnh nhân ngồi bên cạnh cũng góp chuyện:

- Chúng tôi đến đây còn một lý do nữa là các lương y ở đây rất giỏi nên các bệnh nhân đều rấttin tưởng. Nghe nói có bệnh nhân từ Hà Nội vào Tuệ Tĩnh Đường

- Liễu Quán chữa bệnh tim đó. Đúng là lòng tốt được vang xa thật.

Đúng lúc ấy, tôi được gọi vào khám. Không ngờ người khám cho tôi lại đúng là sư Tuệ Tâm. Sư cười, mời tôi ngồi vào ghế và bắt mạch. Sư hỏi:

- Anh mất ngủ, tỉnh dậy người thấy nóng, đầu bứt rứt và có mồ hôi phải không? Bệnh anh do gan nóng, đã nóng tới tim. Không chỉ mất ngủ mà còn phát ban nữa đó. Quả là sư đã thấy hết bệnh của tôi. Dùng thuốc hoàn tán của sư một đợt thì tôi khỏi bệnh. Thành thói quen, từ đó, có bệnh là tôi đến Tuệ Tĩnh Đường - Liễu Quán. Từ quen, dần dần thân với sư Tuệ Tâm. Có lần thấy sư vui vẻ, tôi mạnh dạn hỏi chuyện:

- Nhân duyên nào đã đưa sư đến cửa chùa?

Sư đáp:

- Từ nhỏ, tôi đều đi chùa với cha mẹ và bà nội tôi. Cảnh thanh bình, yên ả và tình yêu thương con người nơi cửa chùa đã thấm vào trong tôi lúc nào, đến nỗi tôi thuộc nhiều kinh và cả giáo lý đạo Phật. Đến năm 1974, 16 tuổi, tôi xin ba mẹ cho tôi vào tu ở chùa. Hai lần xin cha tôi đều từ chối. Lần thứ ba xin, cha tôi bảo: “Sở dĩ ba không muốn con đến chùa vì sợ con đi không tới cùng đường. Giờ thấy con đã quyết tâm, lại thuộc cả kinh và giáo lý Phật giáo nữa, ba bằng lòng. Nhưng ba nhắc lại: Con không được bỏ ngang đường đó nghe”.

Mừng quá, ngày hôm sau tôi tới nhà chùa và xuống tóc liền. Tôi đã đi đúng con đường mơ ước của mình.

Tôi hỏi tiếp:

- Duyên cơ nào sư chọn nghề y cho mình?

Sư cười:

- Bà nội tôi, tiếp đến cha tôi là thầy thuốc Đông y. Có lẽ trong máu tôi đã có gen ấy. Những bệnh nhân tới chữa đa số nghèo, bệnh càng làm họ đáng thương lắm. Chính tình cảm ấy đã dẫn tôi đi con đường của bà nội và cha tôi.

Sư tâm sự là rất may khi vào nghề, sư đã gặp được những lương y giỏi như thầy Tôn Thất Tôn và thầy Trần Trí Diệm, sau này thầy Thích Tâm Ấn đã dạy sư châm cứu. “Tự học, tự nghiên cứu quan trọng lắm anh ạ. Có thầy, có sách cộng với sự đam mê, tôi đã trở thành một lương y được tin cậy”.

Năm 1977, sư mở phòng khám chữa bệnh ở Lăng Cô. Đến năm 1978 - 1979, sư Huyền Không từ Lăng Cô lên lập chùa mới ở Hương Hồ, sư Tuệ Tâm lên theo và khám chữa bệnh ngay trong chùa. Mỗi ngày cũng khám, chữa được cho 40 - 50 bệnh nhân, dĩ nhiên là chữa từ thiện. Một dịp, nhạc sĩ Nguyễn Hữu Vấn, Chủ tịch Mặt trận thành phố Huế bị bệnh tim lên nhờ, sư chữa khỏi. Thấy nơi hành nghề của sư chật chội quá và để tạo cơ sở giúp thầy chữa được cho nhiều bệnh nhân, Nguyễn Hữu Vấn lấy tư cách là Mặt trận thành phố mời sư về Huế, sư đã về chùa Diệu Đế vào năm 1980 và lấy phòng học Lâm Tỳ Ni của chùa mở phòng khám chữa bệnh. Năm 1981, sư chính thức thành lập Tuệ Tĩnh Đường và sát nhập cơ sở khám chữa bệnh của mình vào Giáo hội Phật giáo Huế.

Tôi hỏi tiếp:

- Vậy sư ra đời Tuệ Tĩnh Đường - Liên Hoa là thế nào? Thì ra Tuệ Tĩnh Đường sát nhập vào giáo hội ngày một có uy tín chữa bệnh từ thiện cho dân nghèo. Từ đó được nhiều người quan tâm và mong cơ sở khám chữa bệnh mạnh hơn nữa. Đúng lúc đó, Hòa thượng Pháp Nhân và ni cô Trí Hạnh từ tu viện Liên Hoa bên Texas về gặp Tuệ Tĩnh Đường, hai người rất vui, rất mừng nên đã giúp đỡ xây dựng cơ sở này. Hai người đề nghị Tuệ Tĩnh Đường ghép tên với Liên Hoa nữa. Và Tuệ Tĩnh Đường - Liên Hoa đã ra đời năm 2005 trên nền chùa Pháp Luân đã bị đổ nát trong chiến tranh. Cũng năm 2005, chúng tôi đã từ Lâm Tỳ Ni chuyển hẳn qua đây.

Sư Tuệ Tâm tâm sự:

- Tuệ Tĩnh Đường - Liên Hoa hiện có 30 lương y. Là một cơ sở từ thiện của Phật giáo Huế được nhân dân yêu mến. Mỗi ngày 250 bệnh nhân tới khám chữa là bình thường. Tôi lấy 25% tiền bán thuốc để nuôi lương y của mình, đúng nghĩa “lấy dược nuôi y” là vậy. Tuy thế, với những bệnh nhân thật nghèo, thật khó khăn, chúng tôi được tổ chức Cái Bang của Việt kiều ở Úc giúp đỡ nên có tiền giúp các bệnh nhân này. Dẫu vậy giúp kín thôi, không đủ sức giúp rộng rãi nên không dám nói ra cửa miệng. Như mới tuần trước đây, giúp một ca mổ tim mất 50 triệu đồng chứ có ít đâu. Năm 2011 này, Tuệ Tĩnh Đường - Liên Hoa đã 9 lần đưa lương y về địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa để khám, chữa bệnh từ thiện cho dân nghèo. Mỗi chuyến đi như thế cũng tốn tới 50 triệu đồng. Anh em về tự túc hết để không phải làm phiền gì tới địa phương. Tôi thật sự vui lòng đã làm được điều mà trong tâm khảm mình ao ước.

 Châm cứu chữa bệnh ở Tuệ Tĩnh Đường - Liễu Quán.

Có lẽ ngồi trong Tuệ Tĩnh Đường - Liên Hoa không thể không nói điều này, từ năm 2005 về đây, sư Tuệ Tâm đã có khát vọng xây lại chùa Pháp Luân. Cũng trong năm 2005, sư Tuệ Tâm được Hòa thượng Pháp Nhân và ni cô Trí Hạnh mời đi Mỹ, thời gian ở bên đó, sư khám và chữa bệnh cho mọi người. Khi về nước, trong tay sư có 24.000 đô-la, vừa dư tiền xây xong móng chùa.

Ý định cầu mong của sư được các phật tử và doanh nhân ngoài nước giúp đỡ nay đã gần hoàn tất ngôi chùa Pháp Luân. Chỉ còn xây xong Tam quan trước chùa là ổn định.

Sư Tuệ Tâm nói vui:

- Xây chùa hết 3 tỷ rưỡi. Nhiều người giúp đỡ lắm anh ạ. Người nhận giúp bộ cột, người nhận giúp cả bộ mái chùa... Nhưng anh em đều đề nghị giấu tên. Không có những tấm lòng hào hiệp thì không có Tuệ Tĩnh Đường - Liên Hoa và cũng không có chùa Pháp Luân như bây giờ anh ạ. Những tấm lòng đáng quý biết bao nhiêu.

Đưa tôi lên thăm chùa mới, thắp hương trước tượng Phật xong, sư cầm tay tôi:

- Đời người được góp sức giúp dân, giúp nước, thấy lòng thanh thản, bình yên quá anh ạ.   Nhận tấm lòng sư bên cửa Phật, tôi bỗng nhớ 4 câu thơ của một nhà thơ: “Đời là một cuộc phù du Ai lo cho nước, phục thù cho dân Một đời liêm khiết, cách tân Dân thương phong thánh phong thần ngàn năm”.

Sư Tuệ Tâm là một tấm gương lo lắng và chăm sóc cho người nghèo, quả là một tấm lòng từ bi bên cửa chùa.

Nguồn: Sức khỏe và đời sống

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Đăng nhập