Chuyện… công đức!

Đã đọc: 2057           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Trước tấm lòng của các quan và cũng để làm oai cho bản tự , không ít nơi đã khắc tên, ghi danh người cung tiến và kèm theo cả số tiền. Và sự thực là đã có không ít quan chức cung tiến tiền tỉ.

Có lẽ chưa bao giờ dân ta lại chịu khó đi lễ bái, cầu đảo và tin vào những chuyện của cõi âm như bây giờ.

Ai không tin hãy cứ thử đến các đền chùa miếu mạo vào các dịp ngày Rằm mùng Một thì khắc thấy.

Mà đâu phải chỉ có dân đi lễ, mà cả nhiều quan chức cũng rất chịu khó đi lễ và làm công  đức.

Không ít nơi thờ tự đã được các vị quan chức cao cấp có, trung cấp có, cung tiến từ tiền sửa sang tới hoành phi, câu đối, rồi tượng, rồi chậu hoa cây cảnh, rồi rồng đá, ngựa đá, v.v…  

Trước tấm lòng của các quan và cũng để làm oai cho bản tự , không ít nơi đã khắc tên, ghi danh người cung tiến và kèm theo cả số tiền. Và sự thực là đã có không ít quan chức cung tiến tiền tỉ.

Ôi, tiền đâu ra mà lắm thế nhỉ? Ai cũng biết lương, phụ cấp trách nhiệm và thu nhập chính đáng của vị cán bộ ấy có lẽ không quá hai chục triệu…

Vậy thì đào đâu ra số tiền khổng lồ ấy?

Chả lẽ đó là tiền do… tham nhũng mà có? Nói thế thì có mà chết, bởi đó là vị lãnh đạo có tiếng là liêm khiết.

Thật ra, việc công quả đó, cũng là “của người phúc ta” mà thôi

Sẽ sẵn sàng có những doanh nghiệp, những đại gia bỏ tiền ra đưa cho sếp đi công quả.

Sẽ sẵn sàng có những người mang tiền, mang đồ tới “cung tiến” sếp và sếp lại mang đi “công đức”.

Sẽ sẵn sàng có những người bỏ tiền đóng góp rồi ghi danh cho sếp.

Về lý thuyết, chắc chắn chẳng có quan chức nào, nếu sống nghiêm ngắn bằng chính đồng lương của mình lại có thể cung tiến tiền tỉ như vậy. Chả thế mà người dân khi đọc tên những quan chức đã cung tiến tiền, hiện vật đã bĩu môi: “Dấu tích của tham nhũng rành rành ra đây chứ còn đâu nữa?”.

Ai cũng biết bố thí (Ba la mật đa) là hành động hiến tặng vật chất, năng lực, trí huệ cho người khác. Bố thí là một trong sáu hạnh và là một hạnh quan trọng để nuôi dưỡng lòng từ bi và cũng được xem là để nuôi dưỡng lòng phúc đức.

Nhưng điều quan trọng là của bố thí phải do tự mình có làm ra. Có dư thừa, đem bố thí, công đức là tốt. Nhưng trong khi còn khó khăn, chẳng dư dả gì, phải tằn tiện, dành dụm để bố thí, đó mới là ý nghĩa cao cả của việc làm này.

Còn như bố thí, công quả bằng tiền tham nhũng, làm ăn bất chính hoặc mượn người khác bố thí hộ để mình có danh thì có khi còn mang họa vào thân!

 

Theo Báo Petrotimes

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập